1. Mẫu hình nến là gì? Cách đọc nến như thế nào?
Mẫu hình nến là một công cụ được sử dụng từ xa xưa do một thương buôn người Nhật dùng để giao dịch gạo. Ông Steve Nison đã phát hiện ra bí quyết này khi làm việc chung với những cty môi giới ở Nhật. Ông đã nghiên cứu thêm và sau đó viết sách về kỹ thuật này, từ đó nó đã phổ biến ở phương Tây. Kỹ thuật này trở nên đại chúng vào khoảng những năm 90 thế kỉ 20.
Biểu đồ nến được hình thành từ các loại giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của giai đoạn thời gian được chọn. Nếu giá đóng cửa nằm trên giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến tăng. Nếu giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến giảm.
Tùy theo cách giao dịch mà mỗi nhà giao dịch sẽ lựa chọn vài khung thời gian chính để phân tích.
Biểu đồ nến có thể dùng trên mọi khung thời gian, có thể là 1 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 1 tuần….Đây là 4 khung thời gian phổ biến mà mình thường sử dụng để áp dụng các chiến lược giao dịch của mình. Nhưng tùy thuộc theo phong cách giao dịch mà mỗi nhà giao dịch có thể chọn những khung thời gian hợp lí. Chẳng hạn như phong cách giao dịch dài hạn thì ngoài việc phân tích cơ bản. Các nhà đầu tư cần phân tích biểu đồ nến rất nhiều, họ xem xét các khung giờ lớn như nến 1 tháng, 2 tháng cho đến nến tuần , nến ngày, và nến 4 giờ
Còn những nhà giao dịch trong ngày thì họ vẫn xem xét nến trên các khung giờ lớn nhưng chủ yếu họ sẽ soi thật kỹ vào các khung giờ nhỏ để tìm kiếm cơ hội, ví dụ như khung 5 phút, 15 phút, 1 giờ, thậm chí là 1 phút.
Ngoài việc mỗi mẫu hình nến nói lên 1 câu chuyện riêng thì khi chúng đi theo 1 mô hình, chúng ta hay gọi nó là mô hình giá. Thì nó sẽ có những tác dụng khác nữa, giúp chúng ta xây dựng được các chiến lược giao dịch và tìm kiếm các điểm mua bán hợp lý.
2. Các loại mẫu nến
Thế giới muôn màu vạn trạng, người thì có người ốm, người gầy, người cao, người thấp. Mẫu hình nến cũng thế.
Tùy theo mức gia giao dịch trong phiên như thế nào mà nến sẽ có nhiều hình dạng khác nhau. Như ở nến số 2, thân nến lớn cho thấy lực mua trong phiên rất mạnh, tương tự với nến đỏ thì chứng tỏ lực bán mạnh. Còn nến số 1 thì thân nến và cả râu nến đều ngắn, chứng tỏ trong phiên giao dịch đó volume giao dịch thấp, tâm lí nhà đầu tư đang lưỡng lự nên chưa muốn mua hoặc bán. Còn ở mẫu hình nến số 3 này râu nến thì rất dài còn thân nến thì rất ngắn, điều này chứng tỏ trong phiên giao dịch này thì 2 phe mua – bán choảng nhau rất căng đưa mức giá cao nhất và thấp nhất đi rất xa. Nhưng về cuối phiên 2 phe không thể phân thắng bại nên đã đưa mức giá đóng cửa về gần mức giá mở cửa.
Trong bài viết này mình chỉ muốn giới thiệu đến các bạn về những yếu tố căn bản nhất của mẫu hình nến. Các bạn có thể thực hành trên biểu đồ và làm quen với mẫu hình nến và sau đó cùng đến với bài kế tiếp để đào sâu hơn về mẫu hình nến và ứng dụng mẫu hình nến như thế nào trong giao dịch.
Đọc thêm: