Video hướng dẫn chi tiết tham khảo tại video:
1. Bạn hiểu như thế nào về Validator?
Validator phải duy trì một lượng Stake tối thiểu để duy trì việc xác thực của họ. Những người nắm giữ token có thể đặt stake với một Validator mà họ tin rằng đang hoạt động tốt cho mạng lưới và cũng kiếm được một phần của phần thưởng token do mạng lưới tạo ra. Validator thì chìa khóa của mô hình Proof of Stake (PoS) là các Validator được cộng đồng hỗ trợ thông qua Staking.
2. Chọn Validator như thế nào?
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn lựa chọn Validator để tham gia thực hiện staking token
- Phí Validator:
Đây là khoản phí trả cho Validator để stake. Phí này chỉ được tính trên phần thưởng bạn kiếm được chứ không phải tổng số dư token của bạn đã stake cho Validator. Mỗi Validator có thể đặt phí của riêng họ, vì vậy hãy cân nhắc điều này khi quyết định stake.
- APR/APY:
APR – Annual Percentage Rate là tỉ suất lợi nhuận tính theo năm, mình lấy ví dụ nếu như bạn có 1000 token tham gia stake vs APR là 100% tức là đến cuối năm bạn sẽ nhận về được 2000 bao gồm 1000 vốn và 1000 là lãi thu được từ staking nếu như tỉ lệ APR 100% không thay đổi.
APY – Annual Percentage Yield là tỷ suất lợi nhuận thực tế hằng năm theo cách cộng dồn (compound). Nếu như tỷ suất APR ở trên anh em sẽ nhận được 100%/năm, thì với APY tỷ suất 100% sẽ chia lại cho 365 ngày (mỗi một ngày là 0.27%). Giả sử với các ứng dụng DeFi cho phép anh em rút lãi bất kỳ, chúng ta sẽ rút ra 0.27% gộp vào phần vốn gốc của mình. Lặp lại thao tác này hằng ngày hoặc hằng tháng trong chu kỳ thì mình sẽ có tỷ số APY tổng cuối cùng.
Hiện tại các khoản APY trên các Validator khá ổn định và không có sự chênh lệch nhiều. Ví dụ như trên Near bạn có thể nhận thấy APY sẽ dao động trong khoảng trên 11,3%. Tuy nhiên có một số loại hình staking ví dụ như stake POND trên Marlin.pro với APY vô cùng biến động thì bạn cũng cần phải lưu ý.
- Ủy quyền cho Validator có tham gia vào phát triển mạng lưới dự án
Khi nói đến chi phí hoa hồng cho Validator, những người tham gia stake thường muốn càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, một số Validator đang rất tích cực và phát triển vào mạng lưới và điều này sẽ tốn kém tiền bạc nhưng lại tốt cho dự án và về lâu dài có thể mang lại lợi ích cho token bạn đang nắm giữ. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn một Validator, sẽ tốt hơn nếu bạn ủy thác một số cho những trình xác thực đóng góp tích cực vào mạng và giúp nó phát triển mặc dù hoa hồng trong một số trường hợp cao hơn một chút.
- Thông thường, bạn nên chia nhỏ quỹ của mình và ủy quyền cho nhiều hơn một Validator.
- Lựa chọn Validator uy tín ví dụ như
Bạn có thể truy cập vào website để theo dõi danh sách các Validator uy tín.
- Lưu ý về thời gian unstake
Trong suốt thời gian Staking, lượng coin tham gia stake bị khoá lại. Bạn sẽ không thể thực hiện bất kỳ việc mua/bán hay trading nào với lượng coin này. Theo quy định của một số nền tảng hoặc stake trên sàn, nếu bạn un-stake trước thời gian quy định thì việc un-stake sẽ khiến bạn không đạt được phần thưởng như mong muốn ban đầu.
Đặc biệt, thường thì để un-stake cũng sẽ phải mất 1 khoảng thời gian để lấy lại số coin đã mang đi stake. Nếu như tại thời điểm đó đồng coin tăng mạnh và bạn không có token trong tay thì đến lúc nhận được thì cơ hội đã qua rồi. Ví dụ như token PonD quy định thời gian unstake là 30 ngày thì từ lúc bạn hủy không muốn stake nữa cho đến lúc bạn nhận được token sẽ tốn 1 khoảng thời gian là 30 ngày.
Không phải lúc nào Staking cũng có lời. Rủi ro lớn nhất bạn có thể gặp phải là giá coin down. Ví dụ: bạn stake 1,000 coin X (giá $0.1/X) với lãi suất là 30%/năm. Tới khi nhận lãi, thì tổng số coin nhận được sẽ là 1,300 coin X. Nhưng nếu giá chỉ còn $0.07/X thì tổng giá trị lúc này còn $91 đô la (thấp hơn $100 đô la đầu tư ban đầu).
Đọc thêm: