1. Arbitrage là gì?
Arbitrage là một chiến lược giao dịch trong thị trường tài chính, nơi người mua và người bán tận dụng sự khác biệt trong giá hoặc giá trị của tài sản tại các sàn giao dịch hoặc thị trường khác nhau để tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu của arbitrage là mua tài sản ở một nơi nào đó với giá thấp hơn và bán nó ở một nơi khác với giá cao hơn, tạo ra sự lợi nhuận từ sự không cân bằng này.
Arbitrage thường xuất hiện trong nhiều lĩnh vực tài chính, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường tiền điện tử, thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa.
Có thể bạn chưa biết:
- 10 thuật ngữ trong giao dịch mà mọi trader cần phải biết (Phần I)
- 5 thuật ngữ trong giao dịch mà mọi trader cần phải biết (Phần III)
Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá thường được giới trader gọi bằng 1 cái tên vô cùng ngắn gọn là ác-bít (hay đảo hối). Về cơ bản giao dịch Arbitrage chính là hình thức kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch. Cách này được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch Bitcoin, nhờ sự ảo diệu từ chênh lệch giá mang lại, nên nhiều người cực kỳ hứng thú với việc “buôn lậu” từ sàn này qua sàn khác để kiếm lời.
2. Có mấy loại kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)?
Các loại arbitrage phổ biến bao gồm:
-
Arbitrage giữa các sàn giao dịch: Người thực hiện arbitrage sẽ mua một tài sản trên một sàn giao dịch với giá thấp hơn và bán nó trên một sàn khác với giá cao hơn. Điều này thường xảy ra trong thị trường tiền điện tử, khi giá của một loại tiền điện tử có thể có sự khác biệt lớn giữa các sàn giao dịch khác nhau.
-
Arbitrage thời gian: Người thực hiện arbitrage sẽ tận dụng sự khác biệt trong thời gian giữa mua và bán một tài sản. Ví dụ, họ có thể mua một hợp đồng tương lai (futures contract) với giá thấp hơn và bán nó sau khi hợp đồng trở nên đắt đỏ hơn.
-
Arbitrage đối với sản phẩm tài chính liên quan: Trong trường hợp này, người thực hiện arbitrage sẽ mua và bán các sản phẩm tài chính có liên quan như cổ phiếu và tùy chọn cổ phiếu của cùng một công ty để tạo ra lợi nhuận từ sự không cân bằng giá trị của các sản phẩm này.
3. Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) có rủi ro không?
Thực tế, kinh doanh chênh lệch giá không phải là điều dễ dàng gì. Để kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) bạn cần phải có số vốn lớn, vì lãi thường rất ít nên phải có nhiều vốn mới thu lại được lợi nhuận, sau khi đã trừ toàn bộ chi phí giao dịch. Thêm vào đó, hoạt động này phải được diễn ra đồng thời giữa 2 sàn nên nhà đầu tư cần tính toán và giao dịch theo hướng tự động, để chúng có thể thực hiện ngay lập tức, thì mới kiếm được lời, nếu chậm trễ khi giá 2 sàn đã bằng nhau thì bạn sẽ bị lỗ phần phí giao dịch cùng nhiều loại phí khác.
Ngoài ra còn có 1 số rủi ro khác như:
- Rủi ro cạnh tranh
- Rủi ro trượt giá
- Rủi ro biến động
- Rủi ro thanh khoản
4. Arbitrage trong các thị trường tài chính truyền thống
Nghiệp vụ Arbitrage ở thị trường này là việc tận dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối (forex) khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán.
Arbitrage trên thị trường forex được chia làm 2 loại:
- Arbitrage hai điểm: thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của hai đồng tiền giữa hai thị trường khách nhau
- Arbitrage ba điểm/ tam giác: trường hợp này nhìn bề ngoài chưa thấy sự khác nhau trong tỷ giá giữa các thị trường. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.
Ngoài ra, Arbitrage còn có thể thực hiện ở thị trường truyền thống, thông qua phương pháp mua lại và sáp nhập. Tuy nhiên, với cách mua lại cổ phần công ty có rất nhiều rủi ro.
5. Arbitrage trong thị trường cryptocurrency
Cùng với sự ra đời của Bitcoin, thị trường cryptocurrency ngày càng trở nên sôi động. Nhiều trader, nhà đầu tư cũng chuyển từ các thị trường tài chính truyền thống để bước sang thị trường tiền điện tử. Cùng với đó là các chiến lược giao dịch phong phú và Arbitrage cũng không phải ngoại lệ. Trong thị trường cryptocurrency, cách tốt nhất để thu lợi nhuận từ cơ hội Arbitrage là để tránh phụ thuộc vào các giao dịch blockchain. Chẳng hạn, nếu trader muốn thực hiện giao dịch với Bitcoin ở hai sàn giao dịch khác nhau, thì trader nên có tài khoản ở cả 2 sàn giao dịch. Ngoài ra, cả hai tài khoản nên có đủ tiền để đảm bảo trader có thể mua và bán ngay lập tức mà không cần phải dựa chờ thời gian nạp/rút tiền. Bởi chiến lược này dựa vào việc phát hiện ra sự thiếu hiệu quả của thị trường và chênh lệch giá, chứ không phải là đầu cơ cho nên nó thường được coi là một cách tiếp cận rủi ro thấp.
6. Kết luận
Trên đây là những điều cần biết về Arbitrage cho người mới bắt đầu quan tâm về lĩnh vực crypto. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn nắm rõ hơn về định nghĩa cũng như các đặc điểm qua từng thời kỳ. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ bài viết tới bạn bè và người thân để mọi người cùng nắm rõ nhé.
Đọc thêm: