theblock101

    Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là gì?

    ByLengkeng15/04/2020
    Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là các công cụ đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của các nền kinh tế hoặc thị trường tài chính. Hoặc có thể hiểu theo cách khác, các chỉ số báo trước thể hiện những thay đổi sắp diễn ra đối với một chu kỳ kinh tế hoặc xu hướng thị trường. Các chỉ số báo sau thì ngược lại được dựa trên các sự kiện đã xảy ra và cung cấp thông tin chuyên sâu về dữ liệu lịch sử của một thị trường hoặc nền kinh tế cụ thể.

    1. Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là gì?

    Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là gì?
    Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là gì?

    Chỉ số báo trước sẽ cung cấp các tín hiệu dự đoán và các chỉ số báo sau đưa ra các tín hiệu dựa trên một xu hướng đã và đang diễn ra. Hai loại chỉ số này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư và các nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật (TA), bởi vậy các chỉ số này khá hữu ích để giao dịch chứng khoán, Forex, và tiền điện tử. Ngoài ra, các chỉ số này còn được sử dụng để vẽ sơ đồ về mức độ hiệu quả về mặt kinh tế. 

    2. Cách thức hoạt động của chỉ số báo trước và chỉ số báo sau

    2.1. Chỉ số báo trước

    Như đã đề cập, các chỉ số báo trước có thể cung cấp thông tin về các xu hướng chưa xuất hiện. Do đó, có thể sử dụng các chỉ số này để dự đoán các đợt suy thoái hoặc phục hồi kinh tế có thể xảy ra. Ví dụ, có thể sử dụng chỉ số này để dự đoán hoạt động của thị trường chứng khoán, bán lẻ hoặc giấy phép xây dựng. Bởi vậy, các chỉ số báo trước có xu hướng đi trước các chu kỳ kinh tế và phù hợp cho các phân tích ngắn và trung hạn.

    2.2. Chỉ số báo sau

    Trái ngược với các chỉ số báo trước, các chỉ số báo sau được sử dụng để xác định các xu hướng đã đang xảy ra nhưng bản thân chúng không biểu hiện rõ rệt. Do đó, loại chỉ số này xuất hiện sau các chu kỳ kinh tế. Các chỉ số báo sau thường được sử dụng cho các phân tích dài hạn, dựa trên các dữ liệu lịch sử về kinh tế hoặc dữ liệu về giá trước đó. Hay cũng có thể hiểu là các chỉ số báo sau đưa ra các tín hiệu dựa trên xu hướng thị trường hoặc sự kiện tài chính đã xảy ra hoặc thiết lập trước đó.

    2.3. Chỉ số trùng hợp

    Đây là loại chỉ số thứ ba đáng được đề cập mặc dù chúng ít phổ biến hơn trong lĩnh vực tiền điện tử hay còn được gọi là các chỉ số trùng hợp. Các chỉ số này nằm giữa hai loại trên và được đưa ra gần như tức thời, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế hiện tại.

    Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các định nghĩa về các chỉ số báo trước, báo sau và trùng hợp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số chỉ số có thể thuộc các loại khác nhau tùy thuộc vào phương pháp tính chỉ số và bối cảnh. Điều này đặc biệt phổ biến với các chỉ số kinh tế như GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Đây vẫn được coi là một chỉ số báo sau vì nó được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể phản ánh những thay đổi kinh tế gần như ngay lập tức, khiến nó trở thành chỉ số trùng hợp.

    3. Sử dụng trong phân tích kỹ thuật

    Về cơ bản, các chỉ số TA báo trước cung cấp các thông tin có tính chất dự đoán. Các chỉ số này thường dựa trên giá thị trường và khối lượng giao dịch. Nghĩa là chúng có thể chỉ ra những biến động thị trường có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số cũng chính xác. Một số chỉ số báo trước được sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Stochastic RSI. Theo một nghĩa nào đó, ngay cả biểu đồ hình nến cũng có thể được coi là một loại chỉ số báo trước nhờ vào các xu hướng mà chúng đưa ra. Trong thực tế, các xu hướng này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các sự kiện sẽ xảy ra trên thị trường.

    Mặt khác, các chỉ số TA báo sau được dựa trên các dữ liệu đã xảy ra và giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về các sự kiện đã xảy ra. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn có thể có ích để phát hiện thời điểm khi một xu hướng mới trên thị trường sẽ bắt đầu. Ví dụ, khi giá ngừng tăng và giảm xuống dưới mức trung bình động, điều này có thể chỉ ra sự bắt đầu của một xu hướng giảm.

    4. Sử dụng trong kinh tế vĩ mô

    Ngoài tác dụng của chúng trong việc đánh giá xu hướng thị trường giá cả, các chỉ số này cũng được sử dụng để phân tích các xu hướng kinh tế vĩ mô. Chỉ số kinh tế khác với các chỉ số được sử dụng để phân tích kỹ thuật, nhưng vẫn có thể được phân loại chung thành hai loại, chỉ số báo trước và chỉ số báo sau.

    Ngoài các ví dụ ở trên, các chỉ số kinh tế báo trước còn có thể là doanh thu bán lẻ, giá nhà đất và mức độ của hoạt động sản xuất. Hai chỉ số kinh tế vĩ mô báo sau kinh điển là tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Cùng với GDP và CPI, các chỉ số này thường được sử dụng để so sánh mức độ phát triển của các quốc gia khác nhau hoặc để đánh giá sự tăng trưởng của một quốc gia giữa các năm và thập kỷ.

    5. Kết luận

    Như vậy, cho dù được sử dụng trong phân tích kỹ thuật hay kinh tế vĩ mô, các chỉ số báo trước và báo sau đều đóng vai trò quan trọng trong nhiều loại nghiên cứu tài chính. Các chỉ số này giúp giải thích các loại dữ liệu khác nhau, và có khả năng kết hợp nhiều khái niệm trong một công cụ. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các chỉ số! Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè và người thân nhé! 

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan