1. Ether.fi là gì?
1.1 Ether.fi là gì?

Ether.fi là liquid staking protocol, trong đó các stakers (người đem token đi stake) giữ quyền kiểm soát keys trong khi delegate (uỷ quyền) staking cho các nhà khai thác node và kiếm phần thưởng.
Tìm hiểu thêm: Liquid Staking là gì? Tổng quan về cơ chế hoạt động của LSDs
1.2. Sự khác biệt của Ether.fi
Điểm khác biệt của Ether.fi với các giao thức staking khác đó là:
- Hoàn toàn phi tập trung vì các staker sẽ kiểm soát các keys trong khi uỷ quyền staking cho node operator (nhà điều hành node). Điều này có nghĩa, khi protocol bị tấn công hay nếu node operator gặp vấn đề, staker vẫn có thể lấy lại được ETH của họ.
- NFT được mint cho mọi validator được khởi chạy thông qua Ether.fi: token Liquid Staking Derivative eETH được mint ra từ pool thanh khoản có chứa các NFT này. Các NFT này kiểm soát 32 ETH được stake và lưu trữ siêu dữ liệu liên quan đến validator – ứng dụng khách mà nó chạy, vị trí địa lý, node operator và bất kỳ dịch vụ node nào mà nó đang chạy. Những NFT này có thể được sử dụng để tạo một lớp có thể lập trình trên cơ sở hạ tầng staking (cuối cùng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi tích hợp với EigenLayer.)
2. Sản phẩm của dự án

Trên đây là các đối tượng người dùng trên Ether.fi:
- Stakers - những người là bond-holders/ LSD holder
- Node operators - những nhà vận hành node
Các đối tượng này có thể trải nghiệm 2 sản phẩm chính: giao thức staking; dịch vụ chạy node.
2.1. Giao thức staking
Ether.fi cho phép người dùng stake các tài sản để cung cấp thanh khoản được xây dựng trên Ethereum và các blockchain khác.
Cơ chế hoạt động của Ether.fi thông qua:
2.1.1. Delegated staking - Giai đoạn 1
Trong trường hợp người dùng muốn stake theo bội số của 32 ETH, quy trình sẽ được thực hiện như sau:
- Nhà điều hành node gửi giá thầu để có thể được chỉ định node validator để chạy. Các nhà khai thác node đáng tin cậy có thể gửi giá thầu danh nghĩa để được đánh dấu là có sẵn. Người vận hành node không đáng tin cậy tham gia vào cơ chế đấu giá và được chỉ định validator dựa trên giá thầu chiến thắng của họ.
- Staker nạp 32 ETH của họ vào hợp đồng gửi tiền Ether.fi. Điều này kích hoạt cơ chế đấu giá và chỉ định một node operator chạy trình xác thực. Điều này cũng tạo ra một két an toàn rút tiền và hai NFT (T-NFT, B-NFT) trao quyền sở hữu két an toàn rút tiền. T-NFT đại diện cho 30 ETH và có thể chuyển nhượng được. B-NFT đại diện cho 2 ETH và là soundbound. Cách duy nhất để khôi phục 2 ETH là thoát hoặc rút hoàn toàn khỏi validator.
- Staker mã hóa validator key bằng cách sử dụng public key của node operator chiến thắng và gửi nó dưới dạng giao dịch on-chain. Giao dịch phát ra một sự kiện mà node operator đang lắng nghe. Trong các phiên bản sau này, bước này sẽ được thay thế bằng giải pháp dựa trên DVT khóa được phân chia.
- Node operator khởi chạy validator bằng cách sử dụng validator key (khóa trình xác thực) đã được giải mã.
- Staker (hoặc node operator) có thể gửi lệnh thoát để thoát khỏi trvalidator và khôi phục staked ETH vào két rút tiền. Sau đó, staker có thể burn NFT để thu hồi phí ETH của họ. B-NFT được sử dụng để cung cấp khoản khấu trừ cho slashing insurance (trong trường hợp xảy ra slashing event) và thể hiện trách nhiệm giám sát hiệu suất của node validator. Nó mang lại lợi suất cao hơn (cao hơn khoảng 50%) so với T-NFT do rủi ro và trách nhiệm gia tăng. Ether.fi giúp dễ dàng theo dõi hiệu suất của validator thông qua các thông báo và cảnh báo.
2.1.2. Liquidity Pool và eETH - Giai đoạn 2
Những người dùng stake lượng ETH ít hơn số lượng cụ thể của giao thức định sẵn hoặc những staker không muốn chịu trách nhiệm giám sát các node của validator, có thể tham gia stake trên Etherfi bằng cách mint eETH trong pool thanh khoản NFT.
Những người tham gia staking ít hơn 32 ETH hoặc không muốn chịu trách nhiệm giám sát node validator có thể tham gia vào staking của Ether.fi bằng cách mint eETH trong pool thanh khoản NFT.
Hợp đồng pool thanh khoản chứa một tổ hợp tài sản gồm ETH và T-NFTs (đã mô tả ở trên). Vào bất kỳ thời điểm nào, ETH đại diện cho một phần nhỏ của tài sản trong pool.
Mint và burn eETH
Khi một người tham gia staking gửi ETH vào pool, pool tạo ra các token eETH và chuyển chúng đến người gửi. Người tham gia staking nắm giữ T-NFT có thể gửi chúng vào pool thanh khoản và mint ra eETH tương đương với giá trị của T-NFT (được xác định thông qua một oracle).
Người tham gia staking nắm giữ eETH có thể swap thành ETH trong pool thanh khoản với tỷ lệ 1:1, miễn là có đủ thanh khoản. Nếu thanh khoản không đủ, việc swap sẽ kích hoạt việc rút khỏi node validator.
Bond-holders và việc tạo ra T-NFTs và B-NFTs mới
Những người tham gia staking muốn stake với B-NFTs (vì lợi suất cao hơn) gửi ETH của họ vào pool và tham gia xếp hàng để được cấp phát một B-NFT. Những người tham gia staking này là người nắm giữ hợp đồng và thực hiện một vai trò tương tự như người tham gia staking toàn node đã bán T-NFT của họ.
Khi số lượng ETH trong pool thanh khoản vượt qua một ngưỡng nào đó, thì người tham gia staking nắm giữ hợp đồng tiếp theo trong hàng đợi sẽ được tới lượt. Họ tạo ra private keys và bắt đầu quá trình staking, trong đó có 32 ETH được stake, và hai NFT được tạo ra: T-NFT vào pool, và B-NFT cho người nắm giữ hợp đồng.
Rút khỏi node validator
Khi số lượng ETH trong pool thanh khoản xuống dưới một ngưỡng nào đó, yêu cầu rút khỏi node được kích hoạt trên T-NFT gần nhất.
Yêu cầu thoát này ghi lại dấu thời gian và bắt đầu tính giờ. Nếu bộ đếm thời gian hết hạn và validator vẫn chưa được thoát thì giá trị giữ B-NFT sẽ bị cắt giảm dần. Người vận hành node nhận được phần thưởng khi thoát khỏi validator đã hết hạn (để khuyến khích họ thoát khỏi validator trong trường hợp bond-holder không muốn hoặc không thể làm như vậy.)
Sau khi rút khỏi node validator, T-NFT và B-NFT sẽ bị burn và ETH (sau khi trừ các khoản phí) được gửi vào pool thanh khoản.
2.2. Dịch vụ chạy node - Giai đoạn 3
Ngoài là một nền tảng mà người dùng có thể tham gia staking, dự án còn cung cấp các dịch vụ liên quan tới chạy node. Các stakers có thể đăng ký chạy node để nhận thêm phần thưởng.
Các NFT đại diện cho giá trị kinh tế của ETH được stake, cho phép tạo ra một lớp có thể lập trình trên cơ sở hạ tầng stake bằng cách tạo ra phần thưởng cho các node operator và staker.
Đây là giai đoạn khi vẫn nhiều quyết định kỹ thuật chưa được đưa ra. Dự án sẽ sớm cập nhật tới cộng đồng.
Các NFT, đại diện cho staked ETH, cho phép tạo ra một lớp có thể lập trình trên cơ sở hạ tầng staking bằng cách tạo ra các khuyến khích kinh tế cho các node operator và stakers.
Dự án dự định kết hợp EigenLayer khi có thể làm cơ chế hỗ trợ lớp dịch vụ node của mình.
Đăng ký các node vào dịch vụ
NFT có thể được đăng ký để cung cấp dịch vụ node bằng cách đặt các tham số siêu dữ liệu là một phần của hợp đồng NFT.
Trong quá trình triển khai ban đầu, node operator phải chạy gói máy khách (client bundle) Ether.fi và được đăng ký để cung cấp dịch vụ node.
Tất cả 3 bên phải đồng ý đăng ký một cách hiệu quả bất kỳ node cụ thể nào để cung cấp các dịch vụ bổ sung – node operator, B-NFT holder và Ether.fi.
Ứng dụng node khách (node client) Ether.fi
Gói ứng dụng khách nút là một CLI dễ sử dụng cho phép khởi chạy, giám sát và đăng ký ứng dụng khách trên Ether.fi.
Thanh toán dịch vụ
Việc thanh toán cho các dịch vụ node được thực hiện thông qua hợp đồng thanh toán. Việc theo dõi và phân bổ dịch vụ được thực hiện thông qua dịch vụ tập trung do Ether.fi điều hành. Điều này sẽ thay đổi theo thời gian.
3. Giới thiệu về Ether.fan
3.1. Ether.fan là gì?
Ether.fan là chương trình dành cho thành viên của Ether.fi, được xây dựng dựa trên eETH nhằm giúp người dùng có thể gia tăng thêm phần thưởng khi stake.
3.2. Thành phần của Ether.fan
Ether.fan là fan NFT bao gồm 3 thành phần: trait (đặc điểm), flair và membership tier.

-
Traits (đặc điểm): mang lại cá tính riêng qua những đặc điểm mắt, tóc, da,…
-
Flair: phản ánh số lượng ETH mà người dùng stake.
-
Membership tier: chương trình membership là hệ thống phần thưởng tích điểm trung thành của người dùng. Họ càng tham gia lâu, membership tier của họ càng cao. Từ đó, có thể kiếm được nhiều phần thưởng staking hơn tuỳ thuộc vào tier của NFT.
APR theo từng tier NFT trên Ether.fan
Có thể thấy NFT nào có tier càng cao thì nhận được APR càng lớn. Vậy mỗi tier yêu cầu bao nhiêu điểm? Dưới đây là số điểm yêu cầu cho từng tier:

3.3 Utility của NFT
- Sử dụng như 1 PFP NFT trên các social
- Là tấm vé tham gia các event độc quyền tại các hội nghị Ethereum lớn
- Tham gia quản trị tại Ether.fi - có thể đưa ra đề xuất hay bỏ phiếu theo tỷ lệ stake
- Nếu nâng cấp membership theo thời gian, từ Đồng hướng tới Bạch Kim để mở khoá thêm phần thưởng staking
3.4. Tham gia Ether.fan như thế nào?
Với Ether.fan, người dùng có thể stake ETH và mint NFT. Thông qua việc stake ETH qua Ether.fan, người dùng sẽ kiếm được phần thưởng staking và cũng góp phần vào việc làm cho Ethereum thêm decentralized.
Tất cả ETH được stake thông qua Ether.fan được phân bổ cho các node operator solo thông qua Operation Solo Saker của Ether.fi, đảm bảo sự đa dạng cho mạng lưới các node và hỗ trợ hệ sinh thái Ethereum thêm phần phi tập trung.

Người dùng có thể nâng cấp NFT bằng cách gửi thêm ETH. Ngoài ra cũng có thể rút ETH bất cứ lúc nào, tuy nhiên điều này sẽ khiến người dùng bị hạ ít nhất 1 tier. Nếu muốn rút hơn 50% số ETH mà fan NFT từng chứa, cần burn NFT để nhận lại tất cả số ETH.
3.5. NFT lending
Dự án đang hợp tác với Arcade để đưa NFT đến thị trường cho vay NFT. Bất kỳ ai tham gia Ether.fan sẽ có thể nhận thêm thanh khoản từ những người cho vay trên Arcade.
Người cho vay có xu hướng khá yêu thích sản phẩm này vì có hai thứ mà NFT truyền thống không có là giá trị sàn và lợi nhuận có thể dự đoán được.
4. Tokenomics và airdrop
Hiện dự án chưa có kế hoạch nào cho token quản trị hay airdrop.
5. Team

- Mike Silagadze: Founder kiêm CEO
- Rok Kopp: CCO
- Chuck Morris: Vice President, Engineering
- Jozef Vogel: Vice President, Finance and Operations
- Seongyun Ko: Nhà phát triển phần mềm cao cấp
Cùng với các thành viên khác.
6. Nhà đầu tư, đối tác
6.1. Nhà đầu tư

Dự án đã huy động thành công $5,3M do North Island Ventures và Chapter One dẫn đầu.
Các nhà đầu tư khác bao gồm Node Capital, Arrington Capital, Maelstrom, Version One Ventures và Purpose Investments.
6.2. Đối tác

7. Roadmap

Giai đoạn 1. Delegated Staking
- Phát hành ứng dụng Ether.fi Desktop
- Ủy quyền staking thông qua cơ chế đấu giá
- Rút phần thưởng staking và ETH chưa stake
- Ether.fi NFT có thể chuyển nhượng (T-NFT) và NFT trái phiếu (B-NFT)
- Hợp đồng kho bạc giao thức Ether.fi
Giai đoạn 2: Liquidity Pool and eETH
- Tích hợp Oracle
- Phát hành token LSD, eETH
- Tạo pool thanh khoản Ether.fi cho việc giao dịch (ETH, eETH, T-NFT)
- Hợp đồng quản lý quỹ giao thức Ether.fi
Giai đoạn 3: Node Services
- Phát hành ứng dụng node khách Ether.fi
- Tích hợp công nghệ Trình xác thực phân tán
- Dịch vụ cơ sở hạ tầng Ether.fi
- Hợp đồng thanh toán dịch vụ cơ sở hạ tầng Ether.fi
8. Dự án tương tự, đối thủ của Ether.fi
8.1. Dự án tương tự: RocketPool, StakeWise, Diva và Lido
8.2. Đối thủ: Obol
9. Kết luận
Tóm lại, Ether.fi là dự án làm về mảng staking trên Ethereum; trong đó có bổ sung thêm 2 điểm mới lạ về bảo mật (người dùng có thể giữ keys khi stake) và đưa NFT vào nền tảng để bổ sung thêm tính năng cho người dùng thông qua Ether.fan.
Hi vọng bài viết đã cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy cùng thảo luận tại nhóm BigcoinVietnam và đừng quên theo dõi những kênh socials của dự án để cập nhật thông tin nhanh nhất tại:
- Website: https://ether.fi/
- Twitter: https://twitter.com/ether_fi
Đọc thêm:
Liquid Staking Token là gì? Dòng chảy xuyên suốt trong các dự án LSDFi
Lido Finance là gì? Giải pháp Liquid Staking Derivatives (LSD) cho Ethereum 2.0
LSDx Finance (LSD) là gì? Tìm hiểu về giao thức Liquidity Hub của LSDFi