1. Tại sao MimbleWimble ra đời?
1.1. Đảm bảo tính riêng tư
MimbleWimble là blockchain protocol riêng tư đầu tiên. Với mạng sử dụng Mimblewimble protocol, người dùng sẽ không thể nhìn thấy giao dịch trên mạng cũng như tìm ngược ví của người gửi.
Ví dụ: A gửi cho B 5 BTC thì B là người duy nhất nhìn thấy giao dịch này. Ngoài ra, B không thể nhìn thấy A có bao nhiêu tài sản cũng như các giao dịch mà A đã thực hiện.
1.2. Giảm lượng lưu trữ trên Blockchain
Kích thước blockchain là một trong những rào cản lớn cho những người muốn chạy full node. Khi mạng được mở rộng thì lượng dữ liệu mà 1 node phải tải cũng sẽ lớn lên.
Nhận ra vấn đề này, người xây dựng Mimblewimble đã cố gắng thu gọn các blockchain Mimblewimble hết mức có thể. Whitepaper có khẳng định rằng công nghệ này có thể giảm kích thước của mạng Bitcoin từ 80GB xuống còn 30GB.
2. Công nghệ MimbleWimble hoạt động như thế nào?
Để hiểu rõ về Mimblewimble, trước tiên mọi người cần hiểu 1 chút về UTXO (đầu ra của các giao dịch chưa được thực hiện)
Ví dụ có 1 người là Alice và Bob thực hiện giao dịch bằng tiền pháp định với nhau
Alice đưa cho Bob 1$ thì tài khoản của 2 bên sẽ như sau:
- Alice -1 USD
- Bob +1 USD
Tuy nhiên, các giao dịch mạng Bigcoin không hoạt động theo cách này. Các giao dịch BTC được tạo ra từ nhiều đầu ra và đầu vào đi từ người gửi tới người nhận. Nếu bạn kiểm tra giao dịch BTC gần đây của mình, bạn có thể thấy cả đầu ra và đầu vào trên lịch sử giao dịch.
Cụ thể như sau:
Alice gửi Bob 1 BTC, thì mạng sẽ thu gom các giao dịch đã được gửi tới Alice sao cho tổng giá trị bằng 1 BTC. Như vậy, giao dịch giữa 2 người trên mạng Bitcoin sẽ diễn ra như sau:
- Alice: – (0.1+0.25+0.35+0.3) BTC
- Bob: +1 BTC
Trên đây là một ví dụ đơn giản mô phỏng giao dịch trên mạng BTC. Trên thực tế, một giao dịch có thể tạo ra hàng trăm đầu ra và điều này là 1 trong các yếu tố khiến mạng trở nên rất cồng kềnh.
3. Giao dịch bảo mật
Mimblewimble xử lý vấn đề đã nhắc đến ở trên bằng cách thay thế cơ chế UTXO bằng đa chữ ký cho toàn bộ các giao dịch đầu ra và đầu vào gọi là giao dịch bảo mật.
Nếu Alice muốn gửi cho Bob 1 đồng, Alice và Bob sẽ tạo ra một khóa đa chữ ký để xác minh giao dịch.
Giao dịch bảo mật sử dụng Pedersen Commitment (cơ chế giúp người gửi có thể thực hiện một cam kết mà không cần phải để lộ thông tin cũng như không thể thay sửa đổi được); không có bất kỳ 1 địa chỉ ví nào ở trên mạng. Thay vào đó, các bên sẽ chia sẻ một “yếu tố ẩn” (blinding factor). Blinding factor mã hóa đầu ra và đầu vào của các giao dịch cùng với khóa công khai và khóa riêng tư của cả 2 bên. Blinding factor thay thế địa chỉ của các bên, người nhận và người gửi chỉ biết rằng họ đang tham gia vào 1 giao dịch tại thời điểm đó. Điều này tạo nên bảo mật mạng lưới ở mức cao.
4. Cut-through
Đây là một tính năng quan trọng của Mimblewimble liên quan đến khả năng mở rộng.
Tính năng này cho phép nén các giao dịch, thông tin trên mạng lưới và loại bỏ các thông tin không cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến tính bảo mật của Blockchain
Ví dụ:
1. Alice gửi 1 BTC cho Bob.
2. Bob gửi 1 BTC cho Charles.
Đối với blockchain bình thường, 1 block sẽ có 2 UTXOs
1. UTXO1
- Đầu vào: thể hiện làm sao Alice lại có 1 BTC
- Đầu ra: thể hiện BTC đã được sở hữu bởi Bob
2. UTXO2 thể hiện BTC đó chuyển cho Charles
- Đầu vào: là đầu ra của UTXO1
- Đầu ra thể hiện BTC đã được sở hữu bởi Charles
Mimblewimble sẽ loại bỏ đầu ra của UTXO1 và đầu vào của UTXO2, vì vậy trên mạng chỉ còn 1 đầu ra và 1 đầu vào thể hiện Alice làm cách nào Alice có 1 BTC và làm cách nào Charles có 1 BTC. Điều này giảm thiểu đáng kể kích thướng của Blockchain.
5. Ưu điểm và hạn chế của Mimblewimble
5.1. Ưu điểm:
- Kích thước blockchain nhỏ gọn: Các node có thể tải dữ liệu xuống dẽ dàng và xác minh giao dịch nhanh hơn
- Tính bảo mật: Đây là điểm nổi bật nhất mà mọi người hay nó tới khi nhắc đến các giao dịch Mimblewimble. Mimblewimble sẽ xóa ẩn đi chi tiết giao dịch nên mọi người không thể nhìn thấy được giao dịch cũng như tài sản của người khác.
5.2. Hạn chế:
Do dịch sử giao dịch trên Mimblewimble bị xóa nên mọi hoạt động kiểm toán từ bên ngoài sẽ bị không thể thực hiện được
6. Kết luận
Trên đây là những điều cơ bản cần biết về Mimblewimble. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có một cái nhìn sâu hơn về thuật ngữ này. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết tới bạn bè và người thân để mọi người cùng nắm rõ nhé.
Đọc thêm: