theblock101

    Near Protocol (NEAR) là gì? 6 điều cần biết về dự án Near Protocol

    ByLengkeng12/08/2021
    Near là gì?
    Near là gì?

    1. Near là gì?

    1.1. Khái niệm về dự án

    Near là cơ sở hạ tầng lớp 1 hỗ trợ xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Các công nghệ trên mạng lưới của Near sẽ kết hợp với nhau để mở rộng mạng lưới và giảm thiểu tắc nghẽn trên toàn hệ thống với chi phí thấp, giải quyết những vấn đề mà mạng lưới Ethereum đang gặp phải. 

    Near cũng đã được thiết kế để trở nên thân thiện với nhà phát triển và người dùng nhờ một số cải tiến quan trọng đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng cũng như người dùng. Nền tảng của Near an toàn và có hiệu suất cao trong việc quản lý các tài sản có giá trị cao như tiền bạc hoặc danh tính, đưa sức mạnh của Open Web đến  tay người dùng.

    Blockchain Near được tạo ra và phát triển bởi NEAR Foundation. Mainnet của Near hoạt động vào tháng 4 năm 2020 và các validators đã bỏ phiếu để mở khóa việc chuyển token vào tháng 10 năm 2020. Cầu nối của NEAR với Ethereum (hay còn được gọi là Rainbow Bridge - Cầu nối Cầu vồng) đã được ra mắt vào tháng 3 năm 2021.

    Near không phải là token ERC20 hay blockchain chuyên biệt mà là giao thức 1 lớp được tạo ra để độc lập hỗ trợ cho nền tảng open web.

    1.2. Các dự án đang xây dựng trên Near

    Có hàng trăm cộng tác viên từ khắp nơi trên thế giới đang xây dựng công nghệ và triển khai trên hệ sinh thái của Near

    Hệ sinh Near
    Hệ sinh Near

    Và dưới đây là một vài dự án nổi bật ở các hạng mục chính như:

    Wallet

    Đã có rất nhiều nền tảng ví đã tích hợp trên Near mà chúng ta có thể kể đến như Ledger, Trust Wallet, Coin98 Wallet,...

    Oracle

    Band Protocol và Chainlink đã đồng ý hợp tác với NEAR Protocol từ khá lâu. Tuy nhiên, nhìn chung mảng Oracle trên NEAR Protocol vẫn chưa có nhiều tiến triển.

    DeFi

    Mố số dự án nổi bật nhất đã được tích hợp trên Near trong hạng mục Defi đó là: Aave, 1Inch, Balancer, Injective Protocol,...

    NFT & Gaming

    Hai cái tên nổi bật với mảng NFT và Gaming là Paras và Mintbase.

    Ngoài những dự án qua các hạng mục trên, chúng ta có thể kể đến dự án Ref Finance - hoạt động như một AMM DEX đầu tiên trên Near Protocol. Thêm vào đó là hạng mục IDO Platform; trên Near hiện nay đã có 3 dự án xác nhận sẽ phát triển nền tảng IDO, bao gồm NearPAD, Heo Finance và Skyward Finance.

    2. Đặc điểm nổi bật với công nghệ của Near

    Blockchain của NEAR sử dụng thuật toán đồng thuận mới và kiến ​​trúc sharding để đạt được mức hiệu suất tương đối cao trong việc xây dựng các hệ sinh thái phức tạp như tài chính phi tập trung và web mở. Công nghệ cốt lõi của Near Protocol có những đặc điểm chính sau:

    • Sharding: hệ thống được thiết kế để phân bổ dữ liệu trên nhiều phân đoạn song song.
    • Sự đồng thuận: thông qua việc sử dụng thuật toán mới là Nightshade, Near có thể đạt được sự đồng thuận trên tất cả các node.
    • Các sự lựa chọn staking và lý thuyết trò chơi: Để tham gia vào quá trình xác thực, những người tham gia stake token sẽ được lựa chọn bằng cách sử dụng một quy trình ngẫu nhiên và an toàn; hỗ trợ phân phối tối ưu không gian giữa các bên và cung cấp các động lực để hoạt động một cách tích cực.
    • Đối với những người dùng trong hệ sinh thái của Near, họ có thể stake token để nhận được phần thưởng là token Reef.
    • Tính ngẫu nhiên: Không thể đoán trước được các cách tiếp cận ngẫu nhiên của Near Protocol.

    2.1. Xây dựng smart contract trên Near như thế nào?

    Có 2 cách để xây dựng smart contract trên nền tảng của Near:

    • Sử dụng ngôn ngữ RUST với giao thức near - sdk - rs, tương thích hoàn toàn với hệ sinh thái hỗ trợ toàn bộ hệ sinh thái và đặc biệt là khả năng sửa lỗi
    • Sử dụng ngôn ngữ Assembly Script với giao thức near - sdk - as. Ngôn ngữ này khá tương đồng với ngôn ngữ lập trình Javascript hay typescript.

    2.2. Sản phẩm của Near

    • NEAR SDK: Một SDK đầy đủ bao gồm cấu trúc dữ liệu tiêu chuẩn, ví dụ có thể kể đến ở đây đó là công cụ kiểm tra cho Rust và AssemblyScript.
    • Gitpod cho NEAR: Gitpod được Near sử dụng để tạo trải nghiệm tích hợp, tiết kiệm thời gian cho các nhà phát triển.
    • NEAR Wallet: với mô hình bảo mật tiến bộ, Near cho phép các nhà phát triển ứng dụng thiết kế trải nghiệm người dùng hiệu quả hơn.
    • NEAR Explorer: Hỗ trợ khắc phục vấn đề của các hợp đồng và hiểu rõ về hiệu suất của mạng lưới.
    • NEAR Command Line Tools: đây là tập hợp các công cụ command line đơn giản cho phép các developer dễ dàng tạo, test và triển khai các ứng dụng từ môi trường cục bộ của họ.

    3. Thông tin về token dự án

    3.1. Thông tin cơ bản về NEAR

    • Ticker: NEAR
    • Loại token: Utility + Governance
    • Tổng cung: 1,000,000,000 NEAR

    (Thông tin được tổng hợp tại thời điểm viết bài)

    Nguồn cung token sẽ tăng tối đa 5% mỗi năm và phí giao dịch NEAR cũng sẽ bị đốt đi. Do đó khi giao dịch càng nhiều, token sẽ bị đốt đi càng nhiều. Chính vì vậy sẽ tránh được tình trạng lạm phát và hỗ trợ tăng tính giảm phát cho NEAR.

    NEAR là token gốc của Near Protocol. Nó đại diện cho phương tiện trao đổi cốt lõi và đơn vị tài khoản cho các giao dịch gốc trên nền tảng. 

    3.2. Trường hợp sử dụng của token NEAR

    NEAR chủ yếu phục vụ các mục đích sau:

    • Bảo mật: Các nhà phân phối nhận được giải thưởng trong NEAR bằng cách staking token và làm tăng tính bảo mật cho mạng lưới. 
    • Trả phí giao dịch cho mạng lưới: Tiện ích của mạng lưới được cung cấp bằng cách lưu trữ dữ liệu ứng dụng và cung cấp cách thay đổi bằng cách phát hành các giao dịch. Mạng tính phí giao dịch để xử lý các thay đổi đối với dữ liệu được lưu trữ này. Mạng NEAR sẽ tiến hành thu thập và tự động đốt các khoản phí này, do đó việc sử dụng cao hơn sẽ dẫn đến việc đốt nhiều token NEAR hơn giúp tăng tính giảm phát cho token. 

    3.3. Các vòng kêu gọi vốn

    Near Protocol đã tạo ra 1 tỷ token NEAR sau đó phân bổ liên tục cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình triển khai mainnet vào ngày 22 tháng 4 năm 2020. Cho đến ngày 13 tháng 10 năm 2020, khi mainnet đã được hoàn thiện, dự án mới bắt đầu triển khai các hoạt động về tính chuyển đổi và trả token theo như lịch trình cụ thể.

    Các vòng gọi vốn của Near
    Các vòng gọi vốn của Near

    3.4. Lịch trình phân bổ token

    Lịch phân bổ token Near
    Lịch phân bổ token Near

    4. Đội ngũ của Near

    Phải nói rằng để xây dựng được nên một hệ sinh thái khủng như Near thì chắc hẳn đội ngũ phát triển dự án đều là những người “đầu có sỏi".  Near sở hữu 200 người đóng góp, 53 người trong hàng ngũ nòng cốt có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường và đã từng là thành viên của các tập đoàn hay tổ chức lớn như Facebook, Google, Consensys, Microsoft,...

    Để tìm hiểu chi tiết về đội ngũ của team Near, các bạn có thể truy cập vào đường link sau: https://near.org/team/

    5. Nhà đầu tư

    Nhà đầu tư của Near
    Nhà đầu tư của Near

    6. Lộ trình phát triển

    Hình thành giao thức - Tháng 8 năm 2018 

    Illia Polosukhin và Alexander Skidanov đã cùng đồng đội tạo ra một blockchain có thể mở rộng, ưu tiên cho thiết bị di động, được phân đoạn hoàn toàn và không cần sự cho phép. 

    Mainnet Giai đoạn 0: PoA Genesis - Tháng 4 năm 2020

    Giai đoạn đầu tiên của việc triển khai mainnet nhiều giai đoạn của Near bắt đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 2020. Mạng lưới có hệ thống đồng thuận Proof of Authority (PoA) trong đó NEAR Foundation, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ phát triển giao thức và vận hành các nút duy nhất.

    Mainnet Giai đoạn 1: Tháng 9 năm 2020

    Giai đoạn 1 là giai đoạn thứ hai trong quá trình triển khai mạng chính của Near. Trái ngược với giai đoạn đầu tiên tập trung, giai đoạn này đánh dấu khi Near bắt đầu giới thiệu validator của bên thứ ba. Trong giai đoạn mainnet đầu tiên, trình xác thực chỉ được quản lý bởi tổ chức Near.

    Mainnet Giai đoạn 2: Do cộng đồng quản lý - Tháng 10 năm 2020

    Giai đoạn 2 là giai đoạn được lên kế hoạch cuối cùng trong quá trình triển khai dần dần mainnet của Near. Trong giai đoạn thứ hai này, trách nhiệm quản trị giao thức Near đã được chuyển giao cho cộng đồng theo quyết định của một cuộc bỏ phiếu quản trị trên chuỗi. Giai đoạn này cũng sẽ kích hoạt việc mở khóa chuyển giao token và phần thưởng giao thức.

    Rainbow Bridge - Tháng 4 năm 2021

    Rainbow Bridge là một cầu nối được phát triển bởi Near Foundation để kết nối  blockchain Ethereum và Near lại với nhau. Rainbow Bridge đã ra mắt vào ngày 8 tháng 4 năm 2021.

    7. Kết luận

    Trên đây là những điều cần biết về dự án Near Protocol. Với hệ sinh thái đa dạng như hiện tại, Near được đánh giá là một dự án có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới. Để tìm hiểu thêm về Near Protocol, hãy cùng tham khảo qua các trang dưới đây:

    8. Tài nguyên dự án

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan