NFTfi là gì?
NFTfi là một thị trường cho các khoản vay DeFi được thế chấp bằng NFT. Thông qua giao thức NFTfi này người dùng có thể cho vay hoặc đi vay NFT. NFTfi cho phép người dùng nạp/gửi NFT của họ làm tài sản thế chấp để vay một khoản ETH tương ứng. Sau khi người dùng hoàn trả khoản vay, tài sản sẽ được chuyển trở lại. Nếu người dùng không trả lại tổng số tiền trả nợ trước hạn, tài sản sẽ được chuyển lại cho người cho vay. NFTfi đã giải quyết vấn đề xử lý được các khoản vay đối với loại tài sản thế chấp chỉ có duy nhất và không thể thay thế của thị trường DeFi.
Trong series phân tích về NFT trên The Block 101 đã có một ví dụ về khoản vay 100$ của bạn thì bạn hoàn toàn có thể trả lại 100$ hoặc trả 2 đồng 50$ cũng được miễn là có thể đảm bảo tổng là 100$. Tuy nhiên đối với loại tài sản như một mảnh đất, một tác phẩm nghệ thuật độc quyền thì bạn phải hoàn lại nguyên vẹn chứ không thể chia nửa hay thay thế bằng một thứ khác được. Vì thế, ứng dụng NFT đã ra đời trong không gian nền tảng của Defi. Đã có những dự án NFT hoạt động dựa trên sự kết hợp và khai thác các tính năng của DeFi như tính thanh khoản hay staking để xây dựng mạng lưới ban đầu, ví dụ dự án: Axie Infinity, Rarible và MEME. Ngày nay, các tính năng đã được mở rộng hơn với việc cho vay và đi vay trên NFTfi (Non-fungible loan platform – nền tảng cho vay không thể thay thế), người dùng có thể vay mượn các loại tài sản NFT. Người dùng có thể lựa chọn các điều khoản theo mong muốn cho khoản vay của họ (Ví dụ: lãi suất và số lượng ETH) hoặc đợi những đề nghị tốt hơn từ những người cho vay tiềm năng khác.
Cơ chế hoạt động của NFTfi
Theo quy định, NFTfi sẽ thu phí 5% trên phần lãi mà người cho vay nhận được khi hoàn thành xong mỗi đơn hàng.
Người cho vay cho vay thành công 1ETH. Sau 1 tháng được hoàn trả lại 1.05 ETH. Trong đó 1 ETH gốc và 0.05 ETH là khoản lãi thu được. Như vậy NFTfi sẽ tính phí là 0.05 ETH * 5%
Hạn chế của NFTfi là gì?
Tương lai phát triển của NFTfi
Trong thế giới thực, các khoản cho vay bằng tài sản thế chấp (vay thế chấp) rất phổ biến và đôi khi có lãi suất tốt hơn các khoản vay bằng tiền mặt (vay tín chấp). Còn trong mạng lưới của tiền kỹ thuật số và thế giới ảo, các khoản vay tương tự không phổ biến vì rào cản về mức phí, thời gian cho vay. Không chỉ vậy, việc định giá NFT hoặc một số loại tài sản khác không được chắc chắn vì thế giá trị thực hoặc đến lúc trả lại khoản đã vay của người dùng sẽ có thể thay đổi.
Lĩnh vực có thể ứng dụng NFT bắt đầu từ lĩnh vực nghệ thuật, hệ sinh thái NFT là một giải pháp mang tính cách mạng dành cho những người quan tâm đến lĩnh vực Trò chơi, Tác phẩm nghệ thuật và Sưu tầm. Các tác phẩm nghệ thuật trở thành NFT hiện có thể giao dịch được với doanh số hàng triệu đô la vì thế đang thu hút rất nhiều nhà giao dịch vào hoạt động. Ứng dụng trò chơi là một trong những mảng ứng dụng NFTs nhiều nhất, Gaming có lẽ là chỗ mà NFT tỏa sáng. Trước giờ, khi chơi game, cho dù bạn nạp tiền vào game bao nhiêu thì nhân vật và vật phẩm trong game của bạn thực sự vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành. Với NFT người dùng thật sự có thể sở hữu nó và thực hiện các hoạt động có thể như cho vay hoặc đi vay và áp dụng trong NFTfi. Ngoài ra, còn một số lĩnh vực khác có thể áp dụng như bất động sản, bảo hiểm, giấy tờ tuỳ thân,... Một trong những đợt bán token thành công nhất gần đây là bảo hiểm giao thức Yinsure NTF, chuyên cung cấp bảo hiểm chống rủi ro cho hợp đồng thông minh (smart contract). Việc đầu cơ vào nghệ thuật tiền điện tử, bảo hiểm NFT hoặc các loại tài sản khác trong trò chơi như Axies, Decentraland hay đỉnh cao một thời của NFT có CrytoKitties có thể mang lại cho người tham gia lợi nhuận đáng kể nhờ tiện ích tương ứng của chúng mang lại (Ví dụ: Các cửa hàng được xây dựng trên nền tảng Decentraland).
Với việc thiết lập một thị trường lành mạnh trong lĩnh vực cho vay và đi vay giúp nâng cao hơn giá trị và chỗ đứng của NTF trong thị trường khi người vay không có khả năng hoàn trả thì tài sản thế chấp sẽ thuộc về quyền sở hữu của người cho vay. Mặc dù thứ người chơi quan tâm hàng đầu là giá cả nhưng việc tồn tại wash trade (tạo lệnh tự động để tạo ra xu hướng giá giả mạo) khiến cho việc định giá trở nên khó khăn hơn. Dựa vào nghiên cứu giá cả của tiền điện tử, cho thấy một xu hướng phát triển ngày một rõ ràng hơn của tài sản không thể thay thế NFT, mức độ rủi ro cho các khoản vay bằng NTF sẽ giảm dần, từ đó số lượng khoản vay sẽ ngày càng gia tăng.
Khi toàn bộ thị trường có đủ khả năng đáp ứng cho sự phát triển của NFTs thì cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dùng phổ thông với các khoản vay nợ được bảo hiểm bằng các NFT. Giống như việc sử dụng BAT và MANA làm tài sản thế chấp để vay qua MakerDAO, người dùng sẽ ngày càng tin tưởng và sẵn sàng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay mượn.
Kết luận
Sau bong bóng Crypto Kitties vào năm 2018, vốn hóa thị trường NFT tăng trưởng đều đặn. Thị trường đang được một nhóm cốt lõi nhà đầu tư tích cực hoạt động. Vào năm 2009, khi Bitcoin mới ra đời giá của nó chỉ khoảng 0,00076 USD. Năm 2017 đạt đỉnh gần 20.000 USD, hiện tại tuy đã giảm nhiệt nhưng vẫn giữa được mức 10.000USD. Đến năm 2021, cơ hội một lần nữa có thể sẽ mở ra cho những nhà đầu tư trong thị trường NFT. Có thể thấy, thị trường NFT đầy tiềm năng này vẫn còn đang phát triển và chưa được nhiều người biết đến và nó là một công cụ điện tử nhưng NFT hoàn toàn có thể tác động lên các tài sản vật chất truyền thống.
Có thể thấy NFTfi là ứng dụng có thể giúp cho mục đích “đầu cơ” của cộng đồng thay vì việc phát triển về mặt công nghệ hay ứng dụng. Các khoản vay thế chấp sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn nhờ thị trường DeFi rộng lớn và sức nóng dần đến từ NFT. Vì thế NFTfi là sự kết hợp kịp thời và bắt kịp xu hướng, trong tương lai kỳ vọng phát triển của nó có thể nhanh hơn các ứng dụng thuần công nghệ hoặc trong lĩnh vực khác.
Tìm hiểu về nền tảng NFTfi tại: https://nftfi.com/app/borrow/assets
Tham khảo chi tiết tại:
Email: contact@theblock101.com
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/groups/bigcoinvietnam
Telegram: https://t.me/BigcoinVietnam
Youtube channel: https://www.youtube.com/channel/UCSqu48gRo3ClM71WAUgFgxQ