1. Các gia đình giàu có cũng đang đầu tư vào tiền điện tử
Theo một cuộc khảo sát của Goldman Sachs, có gần một nửa số văn phòng gia đình (family offices) muốn thêm tiền kỹ thuật số vào khoản đầu tư ổn định của họ. Các công ty quản lý tài sản và các vấn đề cá nhân của người giàu đang tìm cách đặt cược vào tiền điện tử.
Ngân hàng báo cáo rằng 15% số người được khảo sát gần đây đã đầu tư vào tiền điện tử, bao gồm các câu trả lời từ hơn 150 văn phòng gia đình trên toàn thế giới. 45% khác trong số họ sẽ quan tâm đến việc đi sâu vào tìm hiểu tại sao lạm phát lại cao hơn, tỷ lệ kéo dài và tình hình phát triển kinh tế vĩ mô khác sau một năm kích thích tài chính và tiền tệ toàn cầu.
Sự quan tâm từ các văn phòng gia đình cho thấy những công ty quản lý công việc của người giàu đang trở thành một thế lực trên nhiều thị trường. Trong số các công ty tham gia cuộc khảo sát, 22% có tài sản được quản lý từ 5 tỷ đô la trở lên và 45% có tài sản được quản lí từ 1 tỷ đô la đến 4,9 tỷ đô la.
Một số văn phòng gia đình từ lâu đã trở thành các nhà đầu tư vào cổ phần tư nhân và bất động sản, nhưng gần đây đã trở thành một trong những động lực lớn nhất dẫn đến sự bùng nổ của các công ty mua lại có mục đích đặc biệt, hay còn gọi là SPAC. Cũng giống như hiện tượng đó, sức “nóng” của thị trường tiền điện tử năm qua đã thu hút các tổ chức tài chính hợp pháp, các vận động viên và những người nổi tiếng. Khi các văn phòng gia đình phát triển về quy mô và tầm ảnh hưởng, các nhà phê bình cũng thúc đẩy nhiều quy định hơn, đặc biệt là sau khi vốn quản lí Bill Hwang’s Archegos bị phá sản khiến các ngân hàng thiệt hại hàng tỷ đô la.
2. Quan điểm về giá trị dài hạn của tiền điện tử
Những người trả lời trong cuộc khảo sát cũng cho thấy sự quan tâm đầu tư vào hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số. Theo Meena Flynn, người giúp các nhà lãnh đạo quản lý tài sản tư nhân cho Godman cho biết, đa số các gia đình muốn nói chuyện với chúng tôi về công nghệ blockchain và nền tảng kỹ thuật số. Có rất nhiều người nghĩ rằng công nghệ này sẽ có tác động mạnh mẽ như Internet từ góc độ hiệu quả và năng suất.
Tuy nhiên, những người trả lời khảo sát khác cho biết họ vẫn có những quan ngại cơ bản về giá trị lâu dài của các loại tiền kỹ thuật số, mặc dù ngành tài chính gần đây đã nắm bắt nhiều tiền điện tử và các công nghệ blockchain mới mẻ. Bitcoin - tiền điện tử lớn nhất, có giá hiện thấp hơn 50% so với mức cao kỷ lục gần 65.000 USD vào giữa tháng 4 năm nay. Giá của đồng tiền điện tử này vào thứ Ba vừa qua đã giảm xuống dưới 30.000 đô la lần đầu tiên trong một tháng và vẫn tăng hơn 230% so với một năm trước đó.
Theo EY, các văn phòng gia đình đã phát triển mạnh trong thế kỷ này, một phần là do sự bùng nổ của các tỷ phú công nghệ. Hơn 10.000 văn phòng gia đình trên toàn cầu quản lý tài sản của một gia đình duy nhất, với ít nhất một nửa đã bắt đầu từ thế kỷ này. Một ước tính năm 2019 của nhà nghiên cứu Campden Wealth định giá tài sản văn phòng gia đình ở mức gần 6 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu, lớn hơn toàn bộ ngành quỹ đầu cơ.
Các công ty khác nhau rõ rệt về quy mô. Một số quản lý hàng trăm triệu đô la, trong khi đó những công ty khác giám sát tài sản của nhiều tỷ phú như Sergey Brin và Jeff Bezos. Nhiều người chọn những cái tên khó hiểu để hoạt động ngoài mắt công chúng. Alphabet Inc đã sáng lập ra công ty quản lí tài sản của Brin, có tên là Bayshore Global Management. Cái tên đó được lấy theo vị trí của trụ sở chính của công ty. Sau đó, Charles và David Koch đã đặt tên công ty theo năm mà ông của họ di cư đến Mỹ: 1888.
Phong trào này cũng đã lan rộng trên khắp châu Á sau vận may của những người cực kì giàu có trong khu vực, tiêu biểu là Jack Ma của Trung Quốc và tỷ phú bất động sản Wu Yajun đều thành lập văn phòng gia đình của riêng họ trong thập kỷ qua. Trong khi đó, các thành viên của giới siêu giàu có trụ sở bên ngoài châu Á, bao gồm cả người sáng lập Bridgewater Associates, Ray Dalio, đang ngày càng mở rộng các chi nhánh của văn phòng gia đình họ trong khu vực.
Đọc thêm: