theblock101

    Sàn Bittrex của nước nào? Sự sụp đổ của Bittrex và vấn đề pháp lý tại Mỹ

    ByDuyên Trần18/11/2024
    Bittrex - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất từng đặt trụ sở tại Mỹ, đã chính thức khép lại hành trình hơn một thập kỷ của mình trong sự tiếc nuối. Hãy cùng khám phá nguyên nhân khiến Bittrex tan rã và bài học lớn cho tương lai crypto.  
    Sàn Bittrex của nước nào?
    Sàn Bittrex của nước nào? 

    1. Sàn Bittrex của nước nào?

    Bittrex là một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ. Được sáng lập bởi Bill Shihara, Richie Lai và Rami Kawach, ba người đều có nền tảng vững vàng trong lĩnh vực bảo mật và công nghệ, sàn Bittrex nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng nhờ vào khả năng bảo mật cao và sự hỗ trợ đối với hàng trăm loại tiền điện tử. 

    Mặc dù có trụ sở tại Mỹ, Bittrex đã mở rộng hoạt động toàn cầu với việc thành lập Bittrex Global tại Liechtenstein vào năm 2019, nhằm tiếp cận các thị trường quốc tế và tránh các rào cản pháp lý nghiêm ngặt tại Mỹ.

    2. Sự sụp đổ của sàn Bittrex

    Sự sụp đổ của sàn Bittrex
    Sự sụp đổ của sàn Bittrex

    Ngày 17/4 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự sụp đổ của Bittrex khi SEC chính thức cáo buộc sàn giao dịch này vi phạm luật chứng khoán. Cụ thể, Bittrex bị cho là đã niêm yết nhiều token không đáp ứng các tiêu chuẩn hợp pháp và hoạt động trái phép dưới hình thức một sàn giao dịch chưa đăng ký. Đây là đỉnh điểm của những áp lực pháp lý mà Bittrex phải đối mặt, dù trước đó sàn đã nỗ lực đàm phán với SEC từ cuối năm 2022 để tìm kiếm giải pháp đăng ký tại Mỹ.

    Tuy nhiên, tương tự như trường hợp của Coinbase, các cuộc đàm phán giữa Bittrex và SEC không mang lại kết quả. Theo luật sư Maria, đại diện của Bittrex, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong các quy định của SEC đối với ngành crypto. Sự mơ hồ trong khung pháp lý đã tạo ra hàng loạt chi phí phát sinh và gây khó khăn trong việc xác định dịch vụ nào được phép kinh doanh. Đây chính là yếu tố buộc Bittrex phải rút lui khỏi thị trường Mỹ.

    Ngày 9/5, Bittrex cùng hai công ty con là Bittrex Malta Ltd và Bittrex Malta Holdings Ltd đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản Quận Delaware theo Chương 11. Theo hồ sơ phá sản, sàn giao dịch này có từ 500 triệu đến 1 tỷ USD tài sản và nợ phải trả, cùng hơn 100,000 chủ nợ. Dù vậy, Bittrex Global – chi nhánh quốc tế của sàn – khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng bởi sự phá sản tại Mỹ.

    Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự sụp đổ của Bittrex là do thiếu các quy định cụ thể từ phía SEC. Dù nhiều doanh nghiệp crypto tại Mỹ đã lên tiếng kêu gọi khung pháp lý rõ ràng hơn, nhưng sự hợp tác của họ dường như không nhận được sự hồi đáp từ cơ quan quản lý này.

    3. Môi trường pháp lý khắc nghiệt tại Mỹ và ảnh hưởng đến ngành Crypto

    Môi trường pháp lý khắc nghiệt tại Mỹ và ảnh hưởng đến ngành Crypto
    Môi trường pháp lý khắc nghiệt tại Mỹ và ảnh hưởng đến ngành Crypto

    Việc Bittrex buộc phải đóng cửa là một dấu hiệu cảnh báo cho các công ty trong ngành tiền điện tử về mức độ khắc nghiệt của môi trường pháp lý tại Mỹ. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý như SEC và Bộ Tài chính đã liên tục tăng cường giám sát, áp đặt nhiều quy định chặt chẽ lên các sàn giao dịch tiền điện tử và tổ chức liên quan. Kết quả là nhiều sàn giao dịch gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và buộc phải đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản.

    Bittrex không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều sàn giao dịch khác cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự nếu không thể cải thiện nguồn thu, nhất là khi ngày càng nhiều sàn chọn cách niêm yết các token thiếu kiểm duyệt nhằm tranh thủ làn sóng meme coin và BRC-20 để thu hút người dùng. 

    Trong khi đó, Coinbase cũng đối mặt với cáo buộc và từ chối thủ tục đăng ký, nhưng đã cam kết sẽ ở lại Mỹ và đứng lên bảo vệ quyền lợi của cộng đồng crypto. CEO Coinbase đã từng chia sẻ rằng ông nhận thấy Quốc hội Mỹ đang có xu hướng hỗ trợ việc tạo ra khung pháp lý rõ ràng cho ngành. Tuy vậy, ông cũng lo ngại về các hành động khó lường từ phía SEC, đặc biệt là sau khi SEC gửi thông báo Well vào tháng 3, dẫn đến kiện tụng giữa Coinbase và cơ quan này. Tòa án đã yêu cầu SEC trả lời các câu hỏi từ phía Coinbase trong vòng 10 ngày và gửi phản hồi trong tuần kế tiếp, tạo ra một cuộc đối đầu pháp lý đáng chú ý.

    Nhìn chung, Bittrex và Coinbase đều cho thấy rằng môi trường pháp lý thiếu minh bạch và phức tạp đang tạo ra thách thức lớn cho các sàn giao dịch tiền điện tử tại Mỹ, và tương lai của ngành phụ thuộc nhiều vào việc liệu các quy định có thể được làm rõ và điều chỉnh phù hợp hay không.

    4. Kết luận

    Có thể thấy, mặc dù sàn Bittrex từng là một tên tuổi lớn trong ngành, nhưng các vấn đề pháp lý tại Mỹ đã khiến Bittrex không thể tiếp tục hoạt động. Sự kiện này không chỉ là cú sốc đối với người dùng Bittrex mà còn là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ ngành tiền điện tử về những thách thức mà họ phải đối mặt trong môi trường pháp lý hiện tại.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Duyên Trần

    Duyên Trần

    Content Writter of Bigcoin Vietnam - The most reliable gateway to Vietnamese market

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan