
1. Slippage (Trượt giá) là gì?
Slippage (trượt giá) là hiện tượng trong giao dịch tài chính trong đó giá thực hiện giao dịch khác với giá dự kiến ban đầu. Thông thường, slippage xảy ra khi một giao dịch được thực hiện với khối lượng lớn hoặc trong điều kiện thị trường không ổn định. Khi slippage xảy ra, giá cuối cùng mà bạn được thực hiện giao dịch có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá bạn mong đợi.
Trong giao dịch crypto, trượt giá xảy ra thường xuyên hơn khi giao dịch trên các sàn AMM. Để làm rõ hơn, hãy xem ví dụ về slippage trong giao dịch trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap trên mạng Ethereum.
Giả sử bạn muốn mua 100 đồng ETH bằng cách giao dịch trên Uniswap. Giá ETH tại thời điểm đó trên thị trường là 3.000 USD/ETH. Bạn đặt một lệnh mua với giá 3.000 USD/ETH trên Uniswap.
Tuy nhiên, trước khi lệnh của bạn được thực hiện, có một số sự thay đổi xảy ra trong sàn Uniswap. Có thể là do một giao dịch lớn khác đang xảy ra hoặc sự biến động giá khác trên thị trường. Khi đó, giá ETH trên Uniswap có thể tăng lên thành 3.050 USD/ETH.
Khi lệnh mua của bạn được thực hiện, bạn sẽ phải mua ETH với giá mới là 3.050 USD/ETH, chứ không phải giá 3.000 USD/ETH như bạn dự định ban đầu. Điều này tạo ra slippage với khoản chênh lệch giữa giá dự kiến ban đầu và giá thực hiện.
2. Phân loại Slippage
Slippage có thể được phân loại thành hai loại chính:
- Trượt giá tích cực (Positive Slippage): Đây là trường hợp khi giá thực hiện giao dịch tốt hơn so với giá dự kiến ban đầu. Điều này có thể xảy ra khi thị trường di chuyển nhanh chóng và giá tăng cao hơn cho một lệnh mua hoặc giảm sâu hơn cho một lệnh bán.
Ví dụ: Bạn muốn mua token $STG với giá 1$, nhưng thị trường bị biến động khiến giá mua giảm xuống còn 0,95$ thấp hơn 0.05$ so với dự định mua ban đầu của bạn. Đó được gọi là trượt giá dương hay còn được gọi là trượt giá tích cực
- Trượt giá tiêu cực (Negative Slippage): Đây là trường hợp khi giá thực hiện giao dịch xấu hơn so với giá dự kiến ban đầu. Điều này thường xảy ra khi thị trường không ổn định, có biên độ giá lớn và đặc biệt trong các giao dịch lớn với khối lượng lớn.
Ví dụ: Bạn muốn mua token $STG với giá 1$, nhưng thị trường bị biến động khiến giá mua đẩy lên 1,1$ cao hơn 1$ so với dự định mua ban đầu của bạn. Đó được gọi là trượt giá âm hay còn được gọi là trượt giá tiêu cực.
3. Nguyên nhân dẫn đến Slippager
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến slippage trong giao dịch tài chính. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Thiếu thanh khoản: Khi thị trường thiếu thanh khoản, tức là không có đủ người mua hoặc người bán để đáp ứng lệnh giao dịch, slippage có thể xảy ra. Việc thiếu thanh khoản thường xảy ra trong các thị trường nhỏ, các cặp tiền tệ ít phổ biến hoặc trong các thời điểm thị trường bất ổn.

- Biên độ giá lớn: Nếu thị trường có biên độ giá lớn, tức là giá dao động mạnh, slippage có thể xảy ra khi giá thực hiện giao dịch khác với giá dự kiến.
- Tin tức ảnh hưởng biến động giá: Trong thời gian giao dịch, xuất hiện các thông tin kinh tế quan trọng hoặc tin tức không lường trước như chiến tranh, dịch bệnh…. slippage có thể xảy ra khi giá thay đổi nhanh chóng và lệnh giao dịch không thể được thực hiện với giá mong đợi ban đầu.
- Front Running Bot (Bot chạy trước): Đây là một chương trình Bot được lập trình để có khả năng dự đoán trước một giao dịch trong tương lai. Bot này có khả năng tác động lên giá cả và đặt lệnh giao dịch ngay trước khi giao dịch đó xảy ra, nhằm thu được lợi nhuận cho chủ sở hữu của Bot. Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách đặt một lệnh mua với kích thước và số lượng hợp lý trước lệnh của người dùng, sau đó bán ngay sau khi lệnh của người dùng được thực hiện. Lợi nhuận của Bot chủ yếu đến từ khía cạnh trượt giá do giao dịch của người dùng, cho phép Bot mua với giá thấp và bán với giá cao.
4. Cách phòng tránh Slippage trong thị trường Crypto
Để phòng tránh slippage trong thị trường Crypto, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn sàn giao dịch có thanh khoản tốt: Lựa chọn sàn giao dịch phổ biến, có khối lượng giao dịch lớn và thanh khoản cao có thể giúp giảm thiểu slippage. Bạn có thể kiểm tra trên trang coinmarketcap hoặc coingecko để xem token bạn muốn giao dịch đang có volume tốt nhất trên sàn nào.
- Sử dụng lệnh giới hạn (limit orders): Đặt lệnh giới hạn cho giao dịch của bạn có thể giúp duy trì giá dự kiến ban đầu. Lệnh giới hạn chỉ được thực hiện với giá hoặc tốt hơn, và không bị thực hiện với giá xấu hơn. Nhược điểm của phương pháp này là giá không được giao dịch tức thì, cần phải đợi giá khớp lệnh.
- Theo dõi thị trường và thời gian: Theo dõi thị trường và tránh giao dịch trong các thời điểm không ổn định, đặc biệt là trong các sự kiện quan trọng hoặc biến động lớn. Điều này giúp bạn tránh slippage do thay đổi giá nhanh chóng.
- Điều chỉnh kích thước lệnh: Khi giao dịch với khối lượng lớn, việc chia nhỏ lệnh thành các lệnh nhỏ hơn có thể giúp giảm slippage. Điều này cho phép bạn lấy một phần lệnh được thực hiện với giá dự kiến ban đầu trước khi thị trường di chuyển.
- Tăng phí gas cho giao dịch: Khi bạn sử dụng nhiều phí gas giao dịch của bạn có thể sẽ được thực hiện sớm hơn và diễn ra nhanh hơn
- Giao dịch OTC (Over The Counter): Đây là phương pháp giao dịch riêng tư giữa các cá nhân hay tổ chức với nhau mà không thực hiện giao dịch trên sàn mà thông qua thỏa thuận về giá cả và số lượng. Các cá mập trong thị trường thường ưa chuộng phương pháp này, vì họ mua số lượng lớn sẽ ảnh hưởng biến động giá ngay lập tức và trượt giá cao.
- Sử dụng DEX Aggregator: Với mô hình hoạt động của DEX Aggregator, các nền tảng này sẽ so sánh và đánh giá nhiều sàn DEX khác nhau để tìm ra các Liquidity Pool (hồ chứa thanh khoản) có mức thanh khoản cao nhất. Từ đó, thông qua tính toán và phân tích, DEX Aggregator sẽ đưa ra tuyến đường (route) tối ưu nhất để giảm thiểu sự trượt giá trong quá trình thực hiện giao dịch. Một số DEX Aggregator phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm 1Inch, DODO, OpenOcean,..
5. Kết luận
Slippage hoàn toàn có thể xảy ra trong giao dịch Crypto và không thể hoàn toàn loại bỏ nó. Việc hiểu và quản lý rủi ro slippage sẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn trong thị trường Crypto.
Trên đây là toàn bộ thông tin về slippage mà Theblock101 muốn cung cấp cho bạn, hi vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu về slippage và cách giảm thiểu rủi ro khi giao dịch trượt giá.
Đọc thêm: