Bitcoin là một loại tiền mã hóa sử dụng kết hợp công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán, các khuyến khích tài chính và kỹ thuật mật mã để tạo ra một hệ sinh thái có thể hoạt động mà không cần các lãnh đạo hoặc quản trị viên.
Cấu trúc dữ liệu mạng Bitcoin sử dụng đã tạo ra sức thu hút lớn trong hơn 10 năm kể từ khi được tạo ra. Giờ đây, công nghệ blockchain đang được thử nghiệm trong các lĩnh vực từ tài chính và chuỗi cung ứng cho đến các hệ thống pháp lý và chính phủ.
Trong bài viết này The Block 101 sẽ đưa ra ba loại blockchain – private (riêng tư), public (công khai) và consortium (kết hợp giữa hai loại trên). Và xem xét một số đặc điểm chung cũng như điểm khác biệt giữa ba loại Blockchain này.
1. Public Blockchain (blockchain công khai)
Phần lớn các sổ cái phân tán ngày nay là các public blockchain. Sở dĩ chúng là công khai vì bất kỳ ai cũng có thể xem các giao dịch diễn ra, và bạn chỉ cần tải xuống phần mềm cần thiết là có thể tham gia blockchain này.
Thuật ngữ permissionless (không cần được cấp quyền) thường là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các blockchain công khai. Bởi bất kỳ ai cũng được tự do tham gia và được nhận tiền thưởng khi đóng góp vào quá trình đạt được sự đồng thuận, hy vọng có thể thấy một cấu trúc liên kết phi tập trung cao trên một mạng được thiết lập xung quanh chuỗi công khai.
Theo đó, chúng ta mong đợi blockchain công khai có khả năng chống lại sự kiểm duyệt cao hơn so với blockchain riêng tư (hoặc bán riêng tư). Vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, nên giao thức phải kết hợp một số cơ chế nhất định để ngăn chặn các tác nhân độc hại tấn công ẩn danh.
Tuy nhiên, cách tiếp cận theo định hướng bảo mật trên các chuỗi công khai thường phải đi kèm với sự đánh đổi về hiệu suất vận hành. Nhiều blockchain gặp phải trở ngại về mở rộng và hiệu suất vận hành tương đối thấp. Hơn nữa, việc đưa ra các thay đổi trên một mạng mà không phân tách nó có thể là một thách thức bởi hiếm khi tất cả những người tham gia đồng ý về các thay đổi được đề xuất.
2. Private Blockchain (blockchain riêng tư)
Trái ngược hoàn toàn với tính chất không cần được cấp quyền (permissionless) của các blockchain công khai, các blockchain riêng tư đặt ra các quy tắc về việc ai có thể tham gia và ghi dữ liệu vào chuỗi. Chúng không phải là hệ thống phi tập trung, vì có một hệ thống phân cấp rõ ràng xét về mặt kiểm soát. Tuy nhiên, chúng là các mạng phân tán, trong đó nhiều nút vẫn duy trì một bản sao của chuỗi trên máy tính của họ.
3. Consortium Blockchain (kết hợp giữa hai loại blockchain công khai và riêng tư)
Consortium blockchain là sự kết hợp giữa các chuỗi công khai và riêng tư và kết hợp các yếu tố từ cả hai. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các loại blockchain này có thể được quan sát ở cấp độ đồng thuận. Thay vì một hệ thống mở trong đó bất kỳ ai cũng có thể xác nhận các khối hoặc một hệ thống đóng trong đó chỉ một tổ chức duy nhất chỉ định những người tạo ra các khối, thì chuỗi consortium bao gồm một số các bên có quyền lực ngang nhau hoạt động như các trình xác nhận.
Từ đó, các quy tắc của hệ thống rất linh hoạt: khả năng hiển thị của chuỗi có thể giới hạn ở các trình xác nhận, có thể được xem bởi những cá nhân được ủy quyền hoặc bởi tất cả. Đối với chức năng của blockchain, nếu một số lượng nhất định các bên hoạt động trung thực, hệ thống sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.
4. So sánh Public Blockchain và Private Blockchain
Giống nhau
- Đều là mạng ngang hàng P2P (peer-to-peer), trong đó mỗi người tham gia có một bản sao của sổ ghi chép chi tiết gắn liền với các giao dịch số đã được ký số.
- Cả hai đều duy trì các bản sao đồng bộ thông qua giao thức đồng thuận – consensus.
- Public và Private Blockchain đều đảm bảo không thể thay đổi sổ cái, ngay cả khi một số người tham gia bị lỗi.
Khác nhau
Đặc điểm của Public Blockchain:
- Public Blockchain như Ethereum và Bitcoin, đặc tính của các Blockchain này như sau:
- Blockchain riêng tư có tổ chức điều hành và quản lý.
- Chỉ những cá nhân được phân quyền mới có thể truy cập và sử dụng Blockchain.
- Người tham gia sử dụng private sẽ tự chọn cơ chế bảo mật riêng cho mình dựa trên nguyên tắc Pre-approved participants.
- Tốc độ giao dịch trong Private Blockchain nhanh hơn hơn và dễ dàng hơn.
- Chi phí giao dịch rẻ hơn so với Public Blockchain.
- Mất private key tài khoản sẽ thất lạc vĩnh viễn.
- Hyperledger Fabric là một về nền tảng phân quyền cho private Blockchain.
Đặc điểm của Private Blockchain:
- Blockchain riêng tư có tổ chức điều hành và quản lý.
- Chỉ có cá nhân sử dụng Blockchain đó mới có thể truy cập và sửa đổi.
- Người tham gia sử dụng private sẽ tự chọn cơ chế bảo mật riêng cho mình dựa trên nguyên tắc Pre-approved participants.
- Tốc độ giao dịch trong Private Blockchain nhanh hơn hơn và dễ dàng hơn.
- Chi phí giao dịch rẻ hơn so với Pulic Blockchain.
- Mất private key tài khoản sẽ thất lạc vĩnh viễn.
- Hyperledger Fabric là một về nền tảng phân quyền cho private Blockchain.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Private và Public Blockchain là:
Nếu private phải mất chi phí đầu tư để thiết kế, khởi tạo và quản lý thì public Blockchain bạn sẽ không phải chi thêm khoản phí khởi tạo và thiết kế. Chỉ cần tham gia vào hệ thống pulic, mọi dữ liệu về Blockchain của bạn sẽ được công khai với cộng đồng.
5. Public Blockchain (blockchain công khai)
Nếu bạn đã sử dụng một loại tiền mã hóa nào đó, rất có thể bạn đã tương tác với một public blockchain. Phần lớn các sổ cái phân tán ngày nay là các public blockchain. Chúng tôi gọi chúng là công khai vì bất kỳ ai cũng có thể xem các giao dịch diễn ra, và bạn chỉ cần tải xuống phần mềm cần thiết là có thể tham gia blockchain này.
Chúng tôi cũng thường sử dụng thuật ngữ permissionless (không cần được cấp quyền) để mô tả các blockchain công khai. Không người gác cổng nào có thể cản trở bạn tham gia và bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cơ chế đồng thuận (ví dụ, bằng cách khai thác hoặc góp cổ phần). Vì bất kỳ ai cũng được tự do tham gia và được nhận tiền thưởng khi đóng góp vào quá trình đạt được sự đồng thuận, chúng ta hy vọng sẽ thấy một cấu trúc liên kết phi tập trung cao trên một mạng được thiết lập xung quanh chuỗi công khai.
Theo đó, chúng ta mong đợi blockchain công khai có khả năng chống lại sự kiểm duyệt cao hơn so với blockchain riêng tư (hoặc bán riêng tư). Vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, nên giao thức phải kết hợp một số cơ chế nhất định để ngăn chặn các tác nhân độc hại tấn công ẩn danh.
Tuy nhiên, cách tiếp cận theo định hướng bảo mật trên các chuỗi công khai thường phải đi kèm với sự đánh đổi về hiệu suất vận hành. Nhiều chuỗi khối gặp phải trở ngại về mở rộng và hiệu suất vận hành tương đối thấp. Hơn nữa, việc đưa ra các thay đổi trên một mạng mà không phân tách nó có thể là một thách thức, vì hiếm khi tất cả những người tham gia đồng ý về các thay đổi được đề xuất.
6. Loại nào tốt nhất?
Về cơ bản, các public, private, và consortium blockchain không mâu thuẫn và ndash chúng là những công nghệ khác nhau:
Các chuỗi công khai được thiết kế để có khả năng chống kiểm duyệt vượt trội tuy nhiên điều đó ảnh hưởng đến tốc độ và thông lượng. Loại blockchain này phù hợp nhất để đảm bảo bảo mật cho việc thực hiện các giao dịch (hoặc hợp đồng thông minh).
Chuỗi riêng tư có thể ưu tiên tốc độ của hệ thống vì nó không cần phải lo lắng về các điểm thất bại duy nhất gặp phải ở các chuỗi khối công khai. Chúng là lựa chọn lý tưởng trong các tình huống mà một cá nhân hoặc tổ chức phải kiểm soát và thông tin được giữ kín.
Chuỗi consortium giảm thiểu một số rủi ro từ phía đối tác mà chuỗi riêng tư gặp phải (bằng cách loại bỏ kiểm soát tập trung) và số lượng nút nhỏ hơn thường cho phép họ thực hiện điều đó hiệu quả hơn chuỗi công khai. Các consortium có khả năng thu hút các tổ chức muốn hợp lý các hình thức liên lạc với nhau.
7. Kết luận
Có nhiều lựa chọn blockchain cho các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các phân loại public, private và consortium blockchain cũng có những sự khác biệt dẫn đến trải nghiệm người dùng khác nhau. Tùy thuộc vào trường hợp sử dụng, người dùng sẽ cần phải chọn loại blockchain phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của riêng họ.
Đọc thêm: