TPO về cơ bản vẫn là cách thức gọi vốn thông qua một sàn giao dịch nhưng quy trình chọn lựa dự án dựa vào yếu tố quyết định là dự án đã có sản phẩm thực tế và token đã sử dụng được trong hệ sinh thái sản phẩm, đo lường bằng số người dùng thực tế.
Với IEO thì dự án chỉ cần trả tiền cho sàn giao dịch hoặc có quan hệ mật thiết với các sàn là có thể được chào bán IEO trên sàn, dựa trên sự nổi tiếng và uy tín của sàn. Thực chất đây chỉ là một cách thức marketing thông qua sàn mà nếu tính toán chi phí bỏ ra, thì có lẽ không đạt được đúng mục tiêu gọi vốn của dự án và cũng không đem lại cho dự án những nhà đầu tư thực sự quan tâm đến giá trị sử dụng của token. Đối với TPO, nhà đầu tư cần phải trở thành người dùng sử dụng sản phẩm, đánh giá và tham gia voting thì dự án mới được chính thức listing.
TPO khác gì với IEO?
Sự khác nhau lớn nhất giữa TPO và IEO là tiêu chuẩn chọn dự án hướng đến những sản phẩm thực tế đã được áp dụng, những nhà đầu tư thực sự. Sau thất bại của IEO chúng ta đều thấy rằng đó là cuộc chơi tài chính của sàn giao dịch chứ không phải là nơi gọi vốn cho dự án hay là nơi tìm kiếm được dự án có tính thực tiễn và giá trị thực tế.
Sàn Exchange theo chuẩn TPO yêu cầu nhà đầu tư dự án phải tham gia làm các nhiệm vụ để đảm bảo rằng khi người dùng sẵn sàng muốn trải nghiệm sản phẩm sắp TPO nghĩa là họ thực sự quan tâm và nghiêm túc muốn đầu tư vào dự án theo đúng nghĩa (đầu tư chứ không phải là đầu cơ). Qua đó, nhà đầu tư mới hiểu rõ bản chất giá trị của token trong hệ sinh thái.
Nhằm đo lường mức độ ứng dụng và chấp nhận của sản phẩm, đội ngũ phát triển cũng được yêu cầu phải cung cấp API/Data về những tiêu chí sau:
- Dữ liệu về số lượng người dùng thực tế hàng ngày, hàng tháng và từ khi phát triển, được cập nhập 24h/lần
- Dữ liệu về lượng Token được sử dụng hàng ngày trong sản phẩm/hệ sinh thái từ khi phát triển và cập nhập 24h/lần
- Các giai đoạn trong 4 tháng tiếp theo về mức độ tăng trưởng người dùng, tăng trưởng lượng token được sử dụng hàng ngày, tương ứng với 4 giai đoạn là Giai đoạn hoàn thiện, giai đoạn triển khai, giai đoạn triển khai, giai đoạn bứt phá, gia đoạn mở rộng.
Tiêu chuẩn của các nền tảng áp dụng mô hình gọi vốn TPO cần hiển thị trên hệ thống những thông tin sau:
- Trình bày thông tin đầy đủ về dự án
- Khu vực nhiệm vụ phải làm để chứng minh nhà đầu tư đã nắm đầy đủ thông tin về giá trị cốt lõi của sản phẩm và token trong sản phẩm/hệ sinh thái
- Khu vực hiển thị dữ liệu về các chỉ số người dùng, lượng token của sản phẩm để chứng minh tính thực tiễn cũng như giá trị của sản phẩm.
- Hệ thống KYC / AML đối với nhà đầu tư
- Hệ thống hiển thị các milestone tiếp theo mà dự án bắt buộc phải thực hiện
- Hệ thống tự động Refund tiền cho nhà đầu tư khi đội ngũ phát triển không đạt được các Milestone đã thoả thuận
- Hiển thị số lượng tối thiểu Token cần mua và số lượng tối đa, cùng với giá của mỗi Token.
Các bước tham gia mua TPO:
- Xem xét và đánh giá sản phẩm
- Đăng ký tài khoản tại sàn và KYC
- Nạp BTC, ETH, Token để chuẩn bị mua Token của sản phẩm
- Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm sản phẩm và hiểu vai trò/giá trị của token đối với sản phẩm
- Thực hiện mua Token theo năng lực tài chính và mong muốn đầu tư của bạn
Cơ chế giải ngân tiền cho đội ngũ phát triển sản phẩm và unlock token cho nhà đầu tư/người dùng:
- Giai đoạn hoàn thiện: Giải ngân 20% tổng lượng vốn đã gọi được. Unlock 20% lượng token đã mua.
- Giai đoạn triển khai: Giải ngân 30% tổng lượng vốn đã gọi được. Unlock 30% lượng token đã mua
- Giai đoạn bứt phá: Giải ngân 30% tổng lượng vốn đã gọi được. Unlock 30% lượng token đã mua
- Giai đoạn mở rộng: Giải ngân 20% tổng lượng vốn đã gọi được. Unlock 20% lượng token đã mua
Cơ chế hoàn tiền đầu tư khi dự án không thực hiện được Milestone đề ra: Khi các dự án đăng ký TPO trên sàn cần phải đăng ký mục tiêu của mỗi giai đoạn với sàn giao dịch, nhằm mục đích thiết lập cơ chế hoàn tiền đầu tư lại cho những người đầu tư.
Sau một khoảng thời gian nhất định (có thể là 30 ngày) kể từ khi kết thúc vòng gọi vốn, sàn giao dịch sẽ tự động dựa vào dữ liệu từ API về các thông số lượng người dùng, lượng token sử dụng hàng ngày để đưa ra việc dự án đã đạt đủ mục tiêu của giai đoạn hay chưa, trong trường hợp đạt được thì sẽ giải ngân cho sản phẩm, trong trường hợp chưa đạt được thì hoặc đợi đến khi dự án đạt được mục tiêu hoặc lập tức hoàn tiền cho nhà đầu tư, số tiền phụ thuộc vào dự án đang ở giai đoạn nào.
Cách để đảm bảo số lượng người dùng hiển thị dữ liệu người dùng là dữ liệu thực tế sẽ bằng cách đưa ra cung cấp
Cơ chế điều phối lượng token phát hành:
Tổng lượng phát hành Token = Tổng số lượng token đã bán được * 1.5
Niêm yết lên sàn:
Ngay sau khi dự án kết thúc quá trình gọi vốn dự án sẽ được đưa lên sàn, nhà đầu tư, người dùng sẽ được tự do mua bán Token. TPO là cơ chế sẽ liên kết các sàn giao dịch cùng dùng chung chuẩn TPO để khi 1 dự án đủ tiêu chuẩn để niêm yết lên 1 sàn thì sẽ đồng bộ quá trình niêm yết lên tất cả các sàn chung chuẩn.
Lợi ích cho nhà đầu tư:
- Lựa chọn được dự án đang có sản phẩm thật, hạn chế SCAM ở mức tối đa
- Tổng lượng cung Token và giá Token được kiểm soát triệt để với mục tiêu nhu cầu luôn cao hơn lượng cung Token. Làm tiền đề tăng giá Token trong trung và dài hạn
- Lựa chọn được dự án phù hợp với mong muốn đầu tư từ mức độ tài chính, lĩnh vực yêu thích, kiến thức về ngành dự án theo đuổi.
- Tăng tính minh bạch về các thông tin cốt lõi của sản phẩm như lượng người sử dụng và lượng token dùng hàng ngày của sản phẩm
- Bảo toàn vốn đầu tư trong trường hợp dự án không đạt được những mục tiêu đề ra.
- Luôn hiểu rõ dự án mình đầu tư và nắm được tiến độ của dự án hàng ngày
Theo Nami Today
Bigcoinvietnam tổng hợp