Top 10 dự án Layer 2 đáng chú ý trong mùa bullrun tới

ByDamianz10/08/2023
Có thể thấy Layer 2 đang là tâm điểm được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt là từ khi các dự án mới và các dự án L1 cũ đều công bố sẽ chuyển dịch lên trở thành Layer 2. Điều này sẽ càng cũng cố thêm về việc xu hướng sắp tới khả năng rất cao sẽ liên quan đến Layer 2. Dưới đây là tổng hợp các thông tin mới nhất về thị trường tiềm năng này.

Có thể thấy Layer 2 đang là tâm điểm được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt là từ khi các dự án mới và các dự án L1 cũ đều công bố sẽ chuyển dịch lên trở thành Layer 2. Điều này sẽ càng cũng cố thêm về việc xu hướng sắp tới khả năng rất cao sẽ liên quan đến Layer 2. Dưới đây mình sẽ tổng hợp các thông tin mới nhất về thị trường tiềm năng này.

1. Các Layer 1 chuyển dịch mô hình

Trong những năm 2021 đến năm 2022 thì Layer 1 được xem là miếng bánh béo bở cho các dự án khi Ethereum đang trở lên quá cồng kềnh cùng với sự hạn chế cho khả năng mở rộng cùng với chi phí cao. Điều này xuất phát từ cơ chế PoW của ETH khi làm tăng giao dịch, tình trạng ngẽn mạng cùng sự hạn chế về tốc độ giao dịch.

Nắm bắt các yếu điểm này thì các dự án mới layer 1 mới ra đời nhằm khắc phục các yếu điểm này trên Ethereum. Tuy nhiên, khi Ethereum cập nhật ETH 2.0 chuyển đổi từ PoW sang PoS thì ta có thể thấy được gần như không có layer 1 nào có tiềm năng cạnh tranh cùng Ethereum.

Điều này có thể thấy rõ nhất trong năm 2023 khi các dự án bắt đầu chuyển dịch mình và trở thành Layer 2. Tiêu điểm là các dự án như: Celo hay gần đây nhất là Espresso.

 
 
 

Với việc chuyển dịch này thì tính tới thời điểm hiện tại trên thị trường Layer 1 thì chúng ta đang có các dự án như:

  • Ethereum: 24,854b$ TVL
  • Tron: 5,622b$ TVL
  • BSC: 3,282b$ TVL
  • Avalanche: 642,6m$ TVL
  • Solana: 304,85m$ TVL
  • Kava: 215,81m$ TVL
  • Fantom: 61,73m$ TVL

Nhìn vào bức tranh này ta có thể thấy thì gần như Ethereum chiếm phần lớn thị phần của thị trường đến thời điểm hiện tại. Điều này cũng cho ta thấy được việc chuyển dịch trở thành Layer 2 của Ethereum sẽ là lựa chọn tốt hơn khi đối đầu với chính hệ sinh thái này.

2. Top 10 dự án Layer 2 nổi bật trên thị trường

Ngoài các dự án đã quá nổi bật trên thị trường như Arbitrum, Optimistic, Zksync thì chúng ta đang nhìn thấy cuộc chiến tranh giành thị trường layer 2 đang ngày càng nóng hơn khi nhiều cái tên mới được ra mắt. Dưới đây sẽ là các dự án nổi bật.

2.1. Base

Base là dự án Layer 2 mới do chính Coinbase phát triển và cho ra mắt, điểm đặc biệt là dự án layer 2 này xây dựng dựa trên công nghệ OP Stack của Optimistic. Với việc tích hợp công nghệ từ OP Stack thì Base vẫn thừa hưởng tính bảo mật cao từ Etherum, ngoài ra khả năng tương thích EVM cũng cho phép các Dev dễ dàng xây dựng dự án trên Base.

Base được hậu thuẫn bởi Coinbase đây là một trong những sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới với 108 triệu người dùng và hơn 100 tỷ USD tài sản nằm trong hệ sinh thái.

Ngoài ra, hệ sinh thái Coinbase còn có các công cụ, ứng dụng phi tập trung. Với sự “chống lưng” từ Coinbase, Base sẽ có nhiều tiềm năng và nguồn lực để trở thành một trong những Layer 2 hàng đầu trên Ethereum.

Hiện tại, Base đang trong giai đoạn testnet. Trong năm 2023, dự án sẽ nỗ lực để phát triển Base và Optimism Mainnet từ Giai đoạn 0 đến Giai đoạn 1. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Base đang hướng tới hợp tác với OP Labs và Optimism Collective để có thể:

  • Khởi chạy ít nhất một fault prover (bộ kiểm tra lỗi) cho OP Stack giúp bảo mật cả Base và Optimism Mainnet bằng cách tận dụng một bộ trình xác thực.
  • Phân quyền khả năng nâng cấp các smart contract của Base và Optimism Mainnet.
  • Khởi chạy phiên bản ban đầu của Superchain có thể sắp xếp các giao dịch của Base, Optimism Mainnet và bất kỳ OP Stack rollup nào khác, đảm bảo quyền tham gia của bất kỳ ai vào hệ sinh thái.

Vào năm 2024, Base sẽ hướng tới việc phát triển Giai đoạn 2 của Base và Optimism Mainnet, với khả năng mở rộng về tính phi tập trung và bảo mật tương đương với Ethereum.

2.2. OpBNB

opBNB là một giải pháp Layer 2 trong hệ sinh thái BNB, được xây dựng bằng OP Stack. Đây là giải pháp Layer 2 của Binance nhằm hướng đến việc tối ưu hoá các dự án Web3 đặc biệt các Dapp liên quan đến người dùng như Game, Social Network, Metaverse.

OpBNB hoạt động bằng cách giảm tải quá trình xử lý giao dịch và sử dụng tài nguyên từ BNB, trong khi vẫn đăng dữ liệu lên mạng chính bên dưới. Người dùng tương tác với mạng opBNB bằng cách gửi tiền từ BSC và sử dụng các ứng dụng và hợp đồng trên opBNB.

Về cốt lõi, opBNB cho phép người dùng gửi và rút tiền, sử dụng smart contracts và xem dữ liệu mạng với tốc độ cao và phí thấp. Bằng cách tận dụng Layer 2, opBNB có thể mở rộng quy mô vượt ra ngoài các giới hạn của BNBchain và cung cấp trải nghiệm được cải thiện cho người dùng.

Cơ chế hoạt động Layer 2 của OpBNB
Cơ chế hoạt động của OpBNB

OpBNB là dự án Layer 2 đặc biệt khi dự án sử dụng công nghệ của OP Stack nhưng các tài nguyên mà OpBNB sử dụng là của BNBchain. Vậy nên các tính năng về bảo mật của OpBNB sẽ được thừa hưởng từ chính BNB Chain.

2.3. Public Goods Network

Public Goods Network là dự án layer 2 được build bởi Gitcoin, Public Goods Network (PGN) là dự án tài trợ nguồn vốn cho các dự án xây dựng các tiện ích cộng đồng.

Trước đây, khi một dự án muốn kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng thông qua Gitcoin sử dụng Ethereum làm mạng lưới chính. Mặc dù đã thu hút được lượng lớn người tham gia, tuy nhiên Gitcoin gặp phải một bất cập đó chính là việc phí giao dịch quá cao trên mạng lưới ETH.

Vì điều đó mà PNG ra đời nhằm giải quyết vấn đề về chi phí. Cụ thể, với sự hỗ trợ từ Conduit và OP Stack, dự án đã triển khai thành công mạng lưới của riêng mình lên mainnet.

 
 

2.4. Worldcoin

Worldcoin là dự án định danh sử dụng cơ chế Proof of Personhood để xác minh danh tính của người dùng thông qua việc quét võng mạc. Worldcoin phát triển một thiết bị sinh trắc học có tên là Orb (nhãn cầu) dùng để định danh người dùng bằng cách “quét võng mạc” của người dùng.

Sau khi quét võng mạc thì người dùng sẽ nhận được WorldID, WorldID có thể được xem là passport kỹ thuật số toàn cầu do Worldcoin cung cấp.

Dự án đã vừa công bố mainet vào thời gian gần đây và đã được niềm yết trên hầu hết các sàn lớn trên thị trường như: Binance, Houbi, Okex, Bybit,…

 
 

2.5. ZORA

Zora là giao thức phi tập trung cho phép bất kỳ ai đều có thể mua bán và tạo ra các tài sản NFT trên nền tảng nghe qua thì có vẻ khác giống với Opensea. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của Zora so với các nền tảng marketplace khác đó là cung cấp hàng loạt công cụ giúp bất cứ ai cũng có thể bắt đầu xây dựng những tác phẩm độc đáo của mình trên nền tảng.

Tại Zora V3, “Finders Fee” đây là định nghĩa lần đầu tiên được giới thiệu với tính năng trả hoa hồng cho các môi giới NFT. Có thể hiểu nôm na như là tiền hoa hồng từ việc mời ref vậy, người dùng sẽ được thưởng nếu thành công mời ai đó mua NFT thông qua đường link mà họ đã đưa.

Tính năng Finders Fee trên Layer 2 của Zora
Tính năng Finders Fee trên Layer 2 của Zora

 

Vì vậy nên các nhà sáng tạo nội dung và nghệ sỹ sẽ là nhóm người dùng trọng tâm của Zora, với mong muốn thay đổi cách thức thanh toán cho những tác phẩm của họ.

Để giảm thiếu tối đa chi phí cùng việc tăng trải nghiệm người dùng thì Zora cũng Build L2 của mình mang tên Zora Network tích hợp OP Stack.

2.6. Scroll

Scroll là layer 2 blockchain xây dựng dựa trên công nghệ zkEVM Equivalence, một công nghệ ZK-Rollup mới nổi, tương thích hoàn toàn với EVM, được phát triển vào đầu năm 2021.

Như nhiều thông tin đã đề cập trước đây thì Zk-rollup được biết đến như là giải pháp công nghệ đem lại sự cải tiến lớn so với optimism rollup, tuy nhiên zk-Rollup khó sử dụng cho nhà phát triển và có sự giới hạn về mặt chức năng và khó có thể tích hợp Dapp từ L1 lên L2.

Scroll blockchain tích hợp công nghệ zkEVM
Scroll blockchain tích hợp công nghệ zkEVM

Scroll đã áp dụng zkEVM, một giải pháp Zk-Rollup tương thích hoàn toàn với EVM, nhằm cung cấp một trải nghiệm phát triển sản phẩm tốt hơn cho các lập trình viên. Đồng thời với zkEVM, khả năng kết hợp (composability) trong layer 2 sẽ mạnh hơn nhờ vào việc thống nhất hóa phương thức lập trình, giúp các DApp trên Ethereum có thể đơn giản di chuyển sang zk-Rollup mà không cần sửa đổi nhiều source code.

2.7. Fuel Network

Fuel Network là một Modular Execution Layer cho Ethereum, trong phiên bản V1 của mình thì Fuel sử dụng mô hình Optimistic Rollup với mục đích là thanh toán. Fuel v1 hoạt động dựa trên mô hình UTXO cho phép xử lý giao dịch nhanh hơn do các giao dịch được xác thực song song trên phần cứng của người dùng.

Fuel Network điều chỉnh trở thành Modular Execution trên Ethereum
Fuel Network điều chỉnh trở thành Modular Execution trên Ethereum

Hiện tại, Fuel Network được điều chỉnh lại để trở thành một Modular Execution Layer trên Ethereum nhằm phát triển tính khả dụng và đồng thuận của dữ liệu trên Ethereum Mainnet. Dự án vẫn đang trong giai đoạn testnet.

2.8. Fraxchain

Fraxchain là blockchain layer 2 do chính Frax Finance phát triển (đứng sau xây dựng FXS), dự án công bộ sẽ ra mắt Fraxchain vào Q4 năm 2023.

Theo chia sẻ của Sam Kazemian - nhà sáng lập Frax Finance, Fraxchain sẽ là một hybrid rollup kết hợp những điểm mạnh của Optimistic Rollup, Zk Rollup cùng thiết kế Sequencer hoạt động luân phiên.

Fraxchain là layer 2 được build bởi Frax Finance (FRAX)
Fraxchain được build bởi Frax Finance (FRAX)

Fraxchain cũng có khả năng tương thích với EVM, giúp các nhà phát triển dễ dàng tích hợp ứng dụng phi tập trung vào Fraxchain, tăng tính ứng dụng của blockchain Layer 2 này. Phí gas trên Fraxchain sẽ được thanh toán bằng frxETH. Những người nắm giữ FXS sẽ nắm quyền quản trị Fraxchain. Người dùng cũng có thể chuyển giao, kết nối tài sản của mình vào Fraxchain thông qua Fraxferry.

2.9. Mantle

Mantle Network là blockchain Layer 2, được rgiới thiệu là một giải pháp modular chain nhằm mở rộng cho Ethereum và được BitDAO phát triển. Mantle sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, giúp người dùng tối ưu chi phí, nâng cao bảo mật và tốc độ giao dịch.

Ngoài ra, Mantle cũng tương thích với EVM giúp các Dapp trên Ethereum có thể dễ dàng phát triển trên Mantle khi dự án ra mắt Mainnet.

Thiết kế theo kiểu Modular trong Mantle
Thiết kế theo kiểu Modular trong Mantle

Mantle sử dụng kiểu thiết kế Modular vào mô hình của mình, nhằm mục đích hỗ trợ các nhà phát triển xử lý các tác vụ on-chain dễ dàng. Phương pháp này còn giải quyết các vấn đề về mở rộng, giúp phân tách các tác vụ cho nhiều mạng lưới, giải quyết vấn đề về thời lượng xử lý và tính mở rộng. Người tham gia trong hệ sinh thái Mantle sẽ không phải chịu chi phí quá lớn và vẫn đảm bảo tính bảo mật khi sử dụng.

Mantle cũng sử dụng token $MNT làm chi phí chính cho hệ sinh thái của mình, đây là token được chuyển đổi bởi token $BIT của Bitdao. Hiện tại dự án đã mainet và quá trình chuyển đổi token cũng đã được diễn ra.

2.10. Linea

Linea là một giải pháp zk Rollup Layer sử dụng công nghệ zkEVM được phát triển bởi ConsenSys, đây cũng chính là công ty mẹ của các dự án nổi tiếng trên thị trường như Metamask, Infura, Truffle,…

Linea áp dụng zkEVM sẽ cung cấp trải nghiệm phát triển sản phẩm tốt hơn cho các nhà phát triển. Khả năng kết hợp (composability) trong layer 2 này cũng sẽ mạnh hơn nhờ vào việc mô phỏng tương tự cấu trúc của Ethereum, Linea cũng tương tự như Scroll có khả năng tương thích đối với EVM nên các DApp trên Ethereum có thể di chuyển layer 2 của Linea dễ dàng hơn.

 
 

Hiện tại, Linea đã kết thúc giai đoạn testnet và đang triển khai giai đoạn Mainet Alpha cho phép người dùng chuyển ETH của mình lên mạng lưới để trải nghiệm hệ sinh thái của Linea.

Hiện tại, đã có rất nhiều dự án Layer 2 mới được ra mắt và đều nhận được sự hỗ trợ lớn từ các quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường. Dưới đây là bảng tổng hợp các dự án layer 2 cùng số tiền gọi vốn của các dự án.

Dự án Raised Định giá Quỹ đầu tư
Linea 727M$ 2,3B$ ConsenSys
Base 498,7M$ 9B$ Coinbase Venture
zksync 458M$ 1,25B$ Dragonfly, A16z, Blockchain Capital,…
StarkNet 283M$ 8B$ Paradigm, Sequoia, Pantera,....
Worldcoin 240M$ 3B$ Blockchain Capital, a16z, Coinbase, Coinfund,....
Mantle 230M$ 2B$ Bybit
Scroll 83M$ 1,8B$ Polygon Capital, Sequoia, Variant,...
Fuel Network 80M$ Chưa rõ Blockchain Capita, Stratos, Spartan,...
Zora Network 60M$ 600M$ Coinbase, Haun, Kindred Ventures

3. Quan điểm cá nhân

Hiện tại, trên thị trương Layer 2 ta có thể thấy có 2 dự án đã ra mắt token là ARB và OP, ngoài ra thời gian gần đây thì các dự án mới như zksync, Linea, Base, Worldcoin cũng đã công bố mainet về dự án của mình.

Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế khả năng giải quyết các vấn đề mà Ethereum gặp phải thì Layer 2 vẫn chưa thể giải quyết triệt để được do khi các mạng lưới này có các hoạt động giao dịch lớn sẽ vẫn xảy ra tình ra ngẽn mạng và chi phí tăng cao.

Nếu mọi người còn nhớ thì giai đoạn Arbitrum ra mắt token thì việc giao dịch trên mạng lưới này đẩy chi phí lên cao ngất ngưỡng có thể lên đến 5$/giao dịch. Hoặc trên zksync khi ra mắt bản mainet Era thì chi phí giao dịch rơi vào khoảng 10$ và thời gian xử lý cũng khá chậm.

Không những vậy, hiện tại các dự án native được xây dựng trên các layer 2 còn khá ít trong khi các dự án lừa đảo và meme khá nhiều, điều này sẽ là cạm bẫy lớn đối với nhiều người khi tham gia vào hệ sinh thái của các Layer 2 này. Vì vậy, khi các dự án mới được ra mắt trên các layer 2 này thì mọi người cần xem xét kĩ lưỡng trước khi xuống tiền tránh bị mất tiền như dự án BALD mới đây trên hệ sinh thái Base.

Giai đoạn này để có thể xác định được liệu đâu sẽ là lead trong layer 2 sắp tới sẽ rất khó xác định. Tuy nhiên mình đang nhìn thấy khá nhiều sự tiềm năng trong ngắn hạn sắp tới đối với hệ sinh thái OP khi rất nhiều dự án sử dụng cộng nghệ OP stack. Điều này sẽ giúp mở rộng hệ sinh thái của Optimistic ngày càng lớn hơn. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 6 dự án lớn tích hợp Op Stack: Base, OpBNB, Worldcoin, Zora, Fraxchain, Public Goods Network. Điều này sẽ giúp Superchain của OP ngày càng lớn mạnh hơn.

Thời gian unlock token của token OP
Thời gian unlock token của token OP

Tuy nhiên, đối với token OP thì khi xét về Tokennomics đặc biệt là “Phân bổ token” thì đây là giai đoạn mở khoá token OP và kéo dài liên tục đến 2026. Vậy nên, áp lực xã đổi với OP cũng sẽ khá lớn nên mọi người nên xem xét kĩ trước khi đầu tư. Vì vậy, mọi người nên xem xét lựa chọn token các dự án trong hệ sinh thái để đầu tư đem lại nguồn lợi nhuận tốt hơn.

4. Kết luận

Trên đây là tổng hợp cũng như đánh giá cá nhân đối với Layer 2, vẫn còn khá nhiều việc cũng như sự cải tiến lớn hơn nữa để Layer 2 thực sử giải quyết được các vấn đề về chi phí và khả năng mở rộng. Việc đầu tư vào các dự án Layer 2 hiện tại còn khá sớm vậy nên mọi người cần nhắc kĩ trước khi xuống tiền đầu tư đối với bất kỳ dự án nào. Ngoài ra, các nhận định trên mang ý kiến chủ quan cá nhân vì vậy mọi người chỉ nên tham khảo và không phải là lời khuyên cho việc đầu tư.

Đọc thêm

Base là gì? Giải pháp phát triển layer 2 của Coinbase

Scroll là gì? Giải pháp mở rộng quy mô Native zkEVM cho Ethereum

Linea Voyage là gì? Hướng dẫn săn retroactive trên Linea Voyage

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Damianz

Damianz

Researcher at Bigcoin Vietnam

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan