theblock101

    Wormhole là gì? Hướng dẫn săn retroactive airdrop trên Wormhole từ A-Z

    ByElly Nguyen18/01/2024
    Wormhole  là một cross-chain bridge cho phép chuyển giao tài sản từ blockchain này qua blockchain khác. Hiện tại, dự án đang hỗ trợ kết nối giữa các chain bao gồm  Ethereum ,  Solana , BSC, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos và Arbitrum.

    1. Wormhole là gì?

    Wormhole là giao thức cho phép các Dapps và smart contract (hợp đồng thông minh) giữa các blockchain giao tiếp, kết nối, chuyển giao dữ liệu, tài sản cho nhau thông qua công nghệ cross-chain messaging. Hiện tại dự án đang hỗ trợ hơn 30 chain, trong đó có: Ethereum, Solana, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos, Arbitrum...

    Đội ngũ Wormhole Labs, đa phần là những chuyên gia có kinh nghiệm từ Jump Crypto, sẽ hướng sự chú ý và nỗ lực vào việc phát triển giao thức trong tương lai. Với nguồn vốn và backer ủng hộ mạnh mẽ, Wormhole dự kiến sẽ ra mắt token trong tương lai và tiếp tục xây dựng trên nền tảng cross-chain độc đáo của mình.

    Điều này mang tới cơ hội retroactive airdrop tiềm năng cho người dùng tham gia vào hệ sinh thái Wormhole.

    Hướng dẫn săn retroactive airdrop Wormhole
    Hướng dẫn săn retroactive airdrop Wormhole

    Giao thức Wormhole được phát triển giải quyết hai vấn đề chính mà hiện nay gây khó khăn cho blockchain:

    • Việc di chuyển token giữa các blockchain khác nhau khó khăn.
    • Ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh trên các blockchain khác nhau không thể giao tiếp với nhau, làm cho khả năng tương tác giữa các blockchain trở nên khó khăn.

    Để giải quyết bài toán này Wormhole đã sử dụng cơ chế Lock/Mint và Burn/Unlock để chuyển tài sản xuyên chuỗi, cụ thể Wormhole sẽ lock tài sản ở chuỗi A và mint tài sản mới dưới dạng bọc lại ở chuỗi B để dễ hình dung thì ta có thể lấy ví dụ khi người dùng muốn chuyển tài sản từ chain A sang chain B thì sẽ trình tự các bước được thực hiện như sau:

    • Người dùng deposit token từ chain A vào Wormhole.
    • Wormhole mint bản wrapped của token đó trên chain B và lock số token tương ứng trên chain A.
    • Khi muốn rút tài sản, người dùng gửi wrapped token vào Wormhole.
    • Wormhole đốt số token đó và mở khóa token tương ứng trên chain A cho người dùng.

    Để thực hiện cơ chế trên Wormhole được cấu trúc từ 3 phần chính bao gồm:

    • Core Bridge Contract: Là Smartcontract được triển khai trên các chuỗi, khi người dùng bắt đầu thực hiện giao dịch, tại Emitter sẽ ghi lại dữ liệu vào Transaction Logs với các chi tiết về Emitter đã gọi phương thức và số thứ tự làm mã định danh. Wormhole Core Contract được giám sát bởi nhóm người người xác nhận được gọi là Guardians.
    • Guardian: Các Guardian node có chức năng ký và xác thực các tin nhắn đi qua Wormhole,nếu đại đa số hoặc 13/19 Guardians đồng thuận ký vào cùng một tin nhắn thì tin nhắn đó được coi là hợp lệ. Những tin nhắn đã ký này được gọi là Verified Action Approvals (VAA) và những tin nhắn này sau đó được chuyển tiếp đến giao thức đích thông qua mạng Relayer.
    • Relayer: Đây là phần mềm chọn VAA đã ký từ mạng Wormhole và gửi nó đến chuỗi mục tiêu, người chuyển tiếp thường mất một khoản phí để trang trải chi phí gas khi gửi giao dịch đến chuỗi mục tiêu. Sau khi VAA được gửi giao thức đích sẽ xác minh chữ ký trên tin nhắn để xác minh tính hợp pháp và hoàn tất toàn bộ quá trình. Relayer không thể sửa đổi VAA khi nó được chuyển tiếp và nên không ảnh hưởng đến tính bảo mật của hệ sinh thái.
    Cơ chế hoạt động của Wormhole
    Cơ chế hoạt động của Wormhole

    Hiện tại có 19 Guardians được thành lập từ các công ty xác thực trên thế giới như Chorus One, P2P Validator, Figment… Ngoài việc ký tin nhắn, Guardians còn giám sát các chuỗi bất thường trong quá trình sản xuất khối hoặc vi phạm đồng thuận. Điều này cho phép Guardians ngắt kết nối chuỗi khối bị ảnh hưởng khỏi mạng cho đến khi vấn đề được giải quyết. Ngoài ra, Guardians cũng giám sát dữ liệu hợp đồng thông minh để đảm bảo chuyển động của token trên tất cả các blockchain là hợp lý.

    2. Sản phẩm

    Wormhole có 4 sản phẩm chính bao gồm:

    • Native Token Transfers (NTT): chuẩn token mới cho phép tạo ra các token đa chuỗi giúp dịch chuyển tài sản liền mạch trên tất cả các blockchain được hỗ trợ mà không cần pool thanh khoản mà vẫn đảm bảo trạng thái token được đồng bộ hóa hoàn toàn trên tất cả các chuỗi.

    • Đây là cơ chế khá tương tự với OFT của Layerzero về mặt cấu trúc và chức năng, tuy nhiên khả năng tương tác của Layerzero đối với các blockchain trong hệ sinh thái của Cosmos không đạt được sự khả thi so với Wormhole.

    Cơ chế Bridge tài sản trên Wormhole
    Cơ chế Bridge tài sản trên Wormhole
    • Wormhole Queries: Tạo điều kiện truy vấn dữ liệu blockchain theo yêu cầu, cho phép các nhà phát triển truy cập dữ liệu trên chuỗi một cách nhanh chóng và không tốn kém.

    • Wormhole Gateway: Thiết kế chuỗi ứng dụng dựa trên Cosmos để kết nối tính thanh khoản trong hệ sinh thái Cosmos với Ethereum.
    • Wormhole Connect: Cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp cầu nối các wrapped token hoặc các native token vào ứng dụng của họ chỉ bằng một vài dòng mã. Trong đó sản phẩm đầu tiên sử dụng sản phẩm này của Wormhole đó là sàn Backpack và ví Backpack. Sản phẩm này đã được tích hợp lên các ứng dụng bao gồm: Portal Bridge, Jupiter, Pancake Swap.
    Backpack tích hợp Wormhole Connect
    Backpack tích hợp Wormhole Connect

    Thông qua các sản phẩm trên giúp Wormhole cung cấp các tính năng nổi bật sau:

    • Hỗ trợ nhiều blockchain: Wormhole hỗ trợ hầu hết các mạng blockchain phổ biến hiện nay, cho phép người dùng truy cập vào nhiều giao thức DeFi mà không cần đến các giải pháp tập trung.
    • Hỗ trợ chuyển NFT giữa các blockchain: Portal Wormhole NFT cho phép người dùng gửi NFT của qua các blockchain khác nhau. Điển hình trong việc hỗ trợ Degods chuyển NFT từ Solana sang Ethereum.
    • Xây dựng dApp trên nhiều chain: Wormhole cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dApp muốn phát triển giải pháp cầu nối. Nhờ kiến trúc của Wormhole, các nhà phát triển có thể tiếp cận các ứng dụng từ góc độ thiết kế ưu tiên giao thức.
    • Xây dựng các sàn giao dịch phi tập trung hỗ trợ Multichain: Wormhole cho phép các nhà phát triển xây dựng các sàn giao dịch phi tập trung hỗ trợ Multichain, Multichain DAO, dự án Oracle, và nhiều giải pháp khác.

    3. Hệ sinh thái

    Nhìn chung các sản phẩm của Wormhole tập trung chính vào việc hỗ trợ tối đa trong việc chuyển dịch tài sản đi đến các blockchain khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm của dự án phần lớn tập trung vào các nhà phát triển dapp và các dự án là chính nên khả năng tiếp cận đến người dùng thông thường là khá thấp. Đây cũng được xem là đối tượng mục tiêu của dự án trong giai đoạn phát triển của mình.

    Hệ sinh thái của Wormhole
    Hệ sinh thái của Wormhole

    Trong bảng trên là hình ảnh ecosystem trong năm 2023 và trong năm 2024 chúng ta có thêm các dự án nổi bật có thể kể đến như là Madlabs và Securitize.

    Công ty Securitize mới đây đã raise được 47m$ với sự dẫn đầu bởi BlackRock đây là công ty phát hành các sản phẩm liên quan đến RWA mà trong đó Borderless cũng tham gia vào vòng đầu tư này. Nhiều khả năng Wormhole sẽ là cầu nối giúp sản phẩm RWA của Securitize được thực thi tốt hơn.

    Công ty Securitize raise được 47m$
    Công ty Securitize raise được 47m$

    Đối với Madlabs thì đây là cộng đồng NFT lớn nhất trên hệ Solana luôn đứng đầu về khối lượng giao dịch cũng như doanh thu. Chúng ta sẽ cùng điểm qua các thành tựu mà Wormhole đã đạt được trong giai đoạn từ khi ra mắt.

    Thành tựu Wormhole đạt được
    Thành tựu Wormhole đạt được

    Theo những gì Wormhole công bố thì chúng ta có các con số sau:

    • $40B khối lượng giao dịch
    • 1B giao dịch
    • 200 Dapp đã được xây dựng dựa trên Wormhole
    • 30 Blockchain đã được kết nối.

    Ngoài ra, Wormhole cũng mở rộng hệ sinh thái của mình thông qua việc phát hành Grant với giá trị $50m để triển khai thế hệ ứng dụng Web3 tiếp theo, tập hợp các nhà xây dựng lại với nhau để đổi mới các ứng dụng mà người dùng yêu thích.

    Các chain được Wormhole tích hợp
    Các chain được Wormhole tích hợp

    Không những vậy Wormhole cũng công bố về sản phẩm mới của mình về Wormhole ZK nhằm áp dụng ZK vào hệ sinh thái. Với sự hợp tác cùng AMD, Succinct, Zpoken, Lurk và Supranational sẽ đem đến tiềm năng vượt trội dành cho Wormhole trong việc tích hợp ZK.

    Wormhole ra mắt Wormhole ZK nhằm áp dụng ZK vào sản phẩm của dự án
    Wormhole ra mắt Wormhole ZK nhằm áp dụng ZK vào sản phẩm của dự án

    3. Team

    Wormhole được phát triển với hơn 13 thành viên chủ chốt trong đó gồm các thành viên như:

    • Saeed Badreg - Co-Founder & CEO: Từng là thành viên ở vị trí Strategic Partnerships trong Jump Trading.
    • Anthony Ramirez - Co-Founder and COO: Từng là thành viên ở vị trí Strategic Projects trong Jump Trading.
    • Tony Jin - Co-Founder & CTO: Từng là thành viên ở vị trí Engineering Manager trong Jump Trading và từng là Giám đốc Kỹ thuật tại Twitch.
    • Aakash Thumaty - Cofounder and CP: Từng là thành viên ở vị trí Product trong Jump Trading và từng là Giám đốc sản xuất tại Stripe.
    Đội ngũ phát triển dự án
    Đội ngũ phát triển dự án

    Hầu hết các thành viên chủ chốt của Wormhole đều xuất thân là cựu thành viên của Jump Trading cũng như các dự án lớn liên quan đến lĩnh vực thanh toán ở thị trường truyền thống và blockchain.

    4. Backer

    Wormhole được backer bởi Jump Trading và đã gọi vốn thành công $225m với mức định giá $2,5B vào cuối năm 2023. Ngoài sự tham gia của Jump Trading, còn có một số quỹ đầu tư vào Wormhole có thể kế đến như Chorus One, Arrington Capital, Big Brain Holdings…

    Đối tác và nhà đầu tư
    Đối tác và nhà đầu tư 

    5. Roadmap

    Với sự ra mắt của W, giao thức Wormhole sẽ được phát triển trình tự theo các chiến lược tiếp theo như:

    • Mở rộng EVM với WORMHOLE NTT

    • Lock W để uỷ quyền (có thể coi là Staking), việc delegate sẽ đóng vai trò trong việc quản trị hệ sinh thái, có thể coi tương tự như cách delegate của Eigen.

    • Multichain Governance: Wormhole DAO bao gồm những người nắm giữ token W sẽ hoạt động thông qua hệ thống quản trị đa chuỗi. Hệ thống này sẽ có sẵn trên Solana, Ethereum và EVM L2 khi ra mắt.

    Roadmap của dự án
    Roadmap của dự án

    Trong giai đoạn hiện tại dự án cũng tích cực kêu gọi sự tham gia của các dự án cũng như các nhà phát triển đến với hệ sinh thái của mình điển hình như:

    • CROSS-CHAINECOSYSTEM FUND: đây là quỹ được Borderless Capital tài trợ với khoản tiền $50m nhằm thu hút các dự án Cross-chain, Multichain phát triển dự án.
    CROSS-CHAINECOSYSTEM FUND
    CROSS-CHAINECOSYSTEM FUND
    • XGRANT PROGRAM: Chương trình được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tài chính, cố vấn và nguồn lực cho các dự án đổi mới nhằm giúp phát huy hết tiềm năng và tạo ra tác động đáng kể trong ngành. Xây dựng với Wormhole và nhận khoản trợ cấp lên tới 250.000 USD.
    XGRANT PROGRAM
    XGRANT PROGRAM
    • WORMHOLE BASE CAMP ACCELERATOR: Khoản tài trợ $200.000 được ra mắt thông qua chương trình ACCELERATOR tạo sân chơi và sức hút dành những người muốn khởi nghiệp sử dụng Wormhole.
    WORMHOLE BASE CAMP ACCELERATOR
    WORMHOLE BASE CAMP ACCELERATOR

    6 Tokenomics

    6.1. Thông tin chung

    • Ticker: W
    • Tổng cung: 10.000.000.000
    • Giá hiện tại: $0.6
    • FDV: $5,96B
    • Marketcap: $1B

    6.2. Tiện ích token

    Hỗ trợ quản trị trên toàn mạng.

    • Thêm và xoá kết nối Blockchain vào Wormhole.
    • Nâng cấp các smartcontract trên Wormhole.
    • Điều chỉnh phí trên các sản phẩm khác nhau của Wormhole.
    • Mở rộng hoặc thêm các Guardian mới.
    • Điều chỉnh rate limits (một tính năng bảo mật.
    • Các tiện ích và thiết kế khác về token.

    6.3. Phân bổ

    Tỉ lệ phân bổ token
    Tỉ lệ phân bổ token

    Nhìn vào lịch phân bổ này ta có thể thấy được token của $W sẽ được unlock mỗi ngày xuất phát từ 2 phần đó là Ecosystem và Foundation. Cả 2 nhóm này được unlock nhằm phát triển hệ sinh thái của dự án và sẽ được unlock trong vòng 4 năm.

    8. Tổng kết

    Wormhole được coi là giao thức cross-chain tiềm năng nhất cũng như là đối thủ lớn nhất của Layerzero ở trên thị trường trong giai đoạn hiện tại. Ngoài việc dự án đang phát triển hệ sinh thái của mình thì dự án cũng nhận được sự ủng hộ khá mạnh mẽ từ cộng đồng Solana cũng như các dự án Solana.

    Phần lớn các dự án mới tiềm năng trên Solana ở giai đoạn hiện tại đều tích hợp Wormhole trong sản phẩm của mình không những vậy các dự án mới ở các blockchain mới được ra mắt như Aptos, Sui, Sei cũng sử dụng giao thức của Wormhole.

    Tuy nhiên, với việc unlock token mỗi ngày như hiện nay thì trong vòng 4 tháng tới $W sẽ đạt mức lưu thông là 2,5B token và 5 tháng tiếp theo sẽ đạt 5B token. Đây là mức phân phối khá rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi liên tục có áp lực xã lớn nếu như không có cơ chế lock token nào được tạo ra.

    Xét về mức định giá $2,5B dự án gọi vốn vào cuối năm ngoái thì ta có thể thấy giá token hiện tại đang là hơn x2 so với giá của các quỹ đã đầu tư với mức giá 0.25$. So sánh cùng các dự án khác trong cùng phân khúc ta có thể thấy Wormhole đang là dự án có mức định giá cao nhất.

    So sánh Wormhole cùng các dự án khác
    So sánh Wormhole cùng các dự án khác

    Hiện tại, cả Wormhole và Layerzero đang được coi là 2 dự án tiềm năng nhất trong lĩnh vực cross-chain, tuy nhiên hiện tại Layerzero chưa được công bố về tokenomic vì thế nên để xác định được mức định giá khá khó để có thể so sánh được.

    Tuy nhiên, với cá nhân mình về lĩnh vực đầu tư thì mình vẫn tham vọng ở mức giá 0.25$ dành cho $W vì đây là mức định giá an toàn chung với các vòng của các nhà đầu tư. Ngoài ra, Jump Trading đã đầu tư vào Wormhole trong việc bù khoản lỗ từ việc bị hack trên nền tảng của mình vì thế nên sẽ có các hoạt động về việc đẩy giá đối với dự án giúp thu lại khoản đầu tư trên.

    Ngoài ra, so với các nền tảng Bridge hiện tại trên thị trường thì Wormhole được xem là dự án có hệ sinh thái lớn nhất cũng như khả năng kết nối các chain khác đến Solana, Cosmos, Aptos, Sui là mạnh mẽ nhất. Vì thế nên tiềm năng tăng trưởng của Wormhole vẫn còn khá lớn trong tương lai khi các dự án ngày càng được tích hợp Wormhole nhiều hơn. Target về lợi nhuận đạt được sẽ vào mức 2-3$ đối với token của Wormhole tương đương với mức định giá $20-$30B.

    9. Hướng dẫn săn retroactive airdrop trên Wormhole

    9.1. Sử dụng Portal Bridge của Wormhole và gửi feedback

    Wormhole phát triển 2 loại cầu nối hỗ trợ USDC và các token khác bao gồm:

    Trong bài hướng dẫn dưới đây, Theblock101 sẽ hướng dẫn các bạn bridge USDC giữa các mạng lưới. Đối với việc bridge các token khác thì các bạn có thể thực hiện các bước tương tự.

    Hướng dẫn cụ thể như sau:

    Bước 1: Truy cập vào Portal Bridge USDC

    Bước 2: Chọn “Connect Wallet” để kết nối ví và mạng lưới blockchain bạn muốn chuyển token

    Bước 3: Nhập số lượng token muốn bridge ⇒ Chọn “Approve and proceed with transaction

    Bước 4: Xác nhận giao dịch trên ví Metamask ⇒ Hoàn thiện quá trình Bridge

    Lưu ý:

    • Nếu bạn muốn săn retroactive airdrop của Wormhole thì nên sử dụng bridge dành cho USDC để chuyển USDC qua lại giữa các chuỗi. Hiện tại Wormhole đang hỗ trợ cả EVM chain (Arbitrum, Avalanche, Polygon,…) và non-EVM blockchain (như Solana, Sui, Aptos,...).
    • Nếu bridge các token khác thì nên kiểm tra pool thanh khoản hoặc các wrapped version mà Wormhole thông báo tránh trường hợp thanh khoản thấp hoặc không có dApps hỗ trợ wrapped token. Dùng link này để check token và route https://portalbridge.com/docs/faqs/liquid-markets
    • Lựa chọn các mạng lưới có thanh khoản tốt như Ethereum, Solana, Sui để quá trình bridge diễn ra mượt mà và nhanh chóng hơn.

    Trong trường hợp quá trình bridge của các bạn gặp vấn đề và không nhận được token ở chain đích, bạn cần thực hiện thao tác "Redeem". Khác với các mô hình cầu nối khác sau khi thực hiện bridge thì token sẽ tự động chuyển về ví, khi sử dụng Wormhole các bạn phải sử dụng tính năng “Redeem” để claim tài sản ở chain đích sau khi đã bridge.

    Bước 1: Truy cập vào tính năng Redeem ⇒ Nhập các thông tin bạn vừa bridge.

    • Type: chọn “Token” do bạn vừa bridge USDC
    • Source Chain: nếu bạn bridge từ Arbitrum → Optimism thì hãy chọn source chain là “Arbitrum”
    • Source Tx: nhập transaction hash của giao dịch bridge

    Bước 2: Chọn “Recover” để redeem và nhận USDC về chain đích (trong ví dụ là Optimism)

    Bước 3: Điền form feedback sau khi sử dụng sản phẩm

    • Truy cập tại đây

    • Kết nối Discord để truy cập và điền form

    9.2. Sử dụng Carrier

    Carrier là một cross-chain bridge dành cho token và NFT được phát triển bởi Automata Network, xây dựng trên nền tảng của Wormhole.

    Bạn có thể sử dụng Carrier để bridge NFT hoặc token giữa các mạng lưới bao gồm Acala, Arbitrum, Avalanche, BSC, Celo, Ethereum, Fantom, Klaytn, Moonbeam, Oasis, Polygon và Solana.

    Hướng dẫn sử dụng chi tiết như sau:

    • Bước 1: Truy cập Carrier
    • Bước 2: Kết nối địa chỉ ví và chọn mạng lưới muốn chuyển
    • Bước 3: Nhập số lượng token muốn chuyển và chọn “Confirm & begin transaction”
    Tính năng Carrier
    Tính năng Carrier
    • Bước 4: Xác nhận giao dịch trên ví và hoàn thành

    9.3. Thực hiện nhiệm vụ trên Zealy

    • Truy cập vào task Zealy của Wormhole

    • Thực hiện nhiệm vụ trên Zealy như tham gia nhóm Discord để lấy role, theo dõi Twitter các thành viên dự án,…

    • Tham gia trả lời câu hỏi trong phần “Test Your Wormhole Knowledge”. Đáp án quiz : 1A 2D 3C 4A 5C 6C 7B 8B 9D 10D

      Thực hiện nhiệm vụ Zealy của Wormhole
      Thực hiện nhiệm vụ Zealy của Wormhole

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan