1. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?
Quy tắc 6 chiếc lọ (tiếng anh: JARS Money Management System) là một phương pháp quản lý chi tiêu được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo quy tắc này, bạn nên chia ngân sách của mình thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, gọi là 6 chiếc lọ. Cụ thể
- Lọ nhu cầu thiết yếu (55%): dành cho những khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền internet,…
- Lọ tiết kiệm dài hạn (10%): dành cho việc tiết kiệm và tạo dựng quỹ dự phòng.
- Lọ tự do tài chính (10%): dành cho các khoản đầu tư để tăng thu nhập.
- Lọ giáo dục (10%): dành cho việc học tập và phát triển bản thân.
- Lọ hưởng thụ (10%): dành cho những khoản chi tiêu giải trí như đi du lịch, xem phim, mua sắm,…
- Lọ từ thiện (5%): chi tiêu để ủng hộ các tổ chức từ thiện hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội.
Quy tắc này được đề xuất bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Tác giả đã áp dụng và giảng dạy quy tắc này trong chương trình đào tạo tài chính cá nhân của mình, nhằm giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và đạt được sự mục tiêu tài chính. Quy tắc 6 chiếc lọ từ khi ra đời đã được rất nhiều người trên thế giới ứng dụng và đạt được hiệu quả trong việc quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu và sử dụng dòng tiền hợp lý.
2. Chi tiết về quy tắc 6 chiếc lọ
Lọ 1 – Necessity Account (NEC) – Nhu cầu cần thiết 55%
Quỹ NEC sẽ chi trả cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết hàng ngày trong tháng của mỗi người. Hiểu đơn giản chi phí cho tất cả các hoạt động duy trì cho cuộc sống, công việc của bạn như: Tiền nhà, tiền ăn uống, di chuyển đi lại, mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng tháng…
Mặc dù mức sống và thói quen sinh hoạt của mỗi người sẽ khác nhau, cần điều chỉnh trong giới hạn phù hợp. Tỷ lệ 55% dựa trên mức tính toán chung tiêu chuẩn sống cần thiết của mỗi người.
Trường hợp khoản chi tiêu cho nhu cầu cần thiết đang trên 80% tổng thu nhập, bạn cần xem xét lại. Xử lý bằng cách tăng thu nhập lên hoặc cắt giảm những chi phí bạn cho là cần thiết nhưng không thực sự quan trọng để duy trì cuộc sống.
Lọ 2 – Financial freedom account (FFA)- Quỹ tự do tài chính 10%
Mục tiêu của quỹ tự do tài chính FFA giúp bạn không phụ thuộc vào công việc và người khác để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hay sở thích cá nhân. Có thể hiểu theo cách khác, tiền trong quỹ FFA sẽ được sử dụng để sinh lợi, tạo ra thu nhập thụ động.
Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng quỹ này để đầu tư, bắt tiền đẻ ra tiền nhằm tạo nên nhiều nguồn thu hơn để nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính, giảm sức lao động.
Lọ 3 – Education account (EDU) – Quỹ giáo dục 10%
Mỗi người cần hoàn thiện bản thân, rèn luyện và nâng cao kỹ năng, phát triển trí tuệ. Đây cũng có thể coi là một dạng quỹ đầu tư nhưng dành cho chính bạn. Khoản tiền sẽ được sử dụng đầu tư mua sách vở, các khóa học kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc hay sở thích.
Đầu tư tốt nhất là đầu tư cho trí tuệ, nâng cao tầm vóc của bản thân. Điều này sẽ có lợi cho công việc, mối quan hệ cũng như vấn đề tài chính của bạn trong tương lai.
Lọ 4 – Long term saving for spending account – LTSS – Quỹ tiết kiệm dài hạn 10%
Quỹ LTSS được tích lũy dành cho những kế hoạch dài hạn, ước mơ của mỗi người. Số tiền sẽ được sử dụng khi bạn đã đạt được sự tự do tài chính, quyết định nghỉ hưu sớm. Vấn đề quan trọng nhất với mọi người không phải là kiếm được bao nhiêu mà tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Đây là điểm mấu chốt để đạt được tự do tài chính mà bạn mong muốn.
Lọ 5 – Play account – PLAY – Quỹ hưởng thụ 10%
Mỗi người cần cố gắng làm việc, lao động chăm chỉ để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, không nên mải mê tiết kiệm mà cắt bớt đi khoản chăm sóc bản thân cần thiết như: Chăm sóc nhan sắc, thẩm mỹ, những chuyến du lịch, cuộc gặp người thân, bạn bè…
Sử dụng quỹ PLAY hợp lý để kích thích và nuôi dưỡng tinh thần sau khoảng thời gian làm việc vất vả. Cũng giống như cơ thể, tinh thần cũng cần được ăn để tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu quả công việc.
Lọ 6 – Give account GIVE – Quỹ cho đi 5%
Đây là khoản tiền dự phòng được đề cập đến cuối cùng trong công thức. Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ không ít lần người thân, bạn bè hay cả người lạ sẽ cần đến sự giúp đỡ của bạn. Cho đi là một phần của cuộc sống, thể hiện sự biết ơn với những người quan trọng hay những gì mình nhận được.
3. Ví dụ cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ với thu nhập 7 triệu
Để minh họa cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ vào quản lý tài chính cá nhân cho người có thu nhập 7 triệu đồng mỗi tháng, các bạn có thể làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định thu nhập
Bạn cần xác định chính xác số tiền bạn kiếm được mỗi tháng từ công việc, kinh doanh, đầu tư hay bất kỳ nguồn thu nào khác.
- Bước 2: Xác định chi phí cố định
Bạn cần tính toán và xác định các chi phí cố định hàng tháng của mình như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền điện thoại di động, tiền gửi xe,… Sau đó, bạn có thể chuyển số tiền này vào lọ chi tiêu bắt buộc.
- Bước 3: Phân bổ tiền cho các lọ còn lại
Sau khi trừ các chi phí cố định, bạn còn lại một số tiền. Bạn cần phân bổ số tiền này cho các lọ tài chính còn lại. Với mức thu nhập 7 triệu đồng mỗi tháng, bạn có thể phân bổ tiền như sau:
- Lọ tiết kiệm: 10% – 700.000 đồng
- Lọ đầu tư: 10% – 700.000 đồng
- Lọ giáo dục: 10% – 700.000 đồng
- Lọ giải trí: 10% – 700.000 đồng
- Lọ thiện nguyện: 5% – 350.000 đồng
- Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh định kỳ
Bạn cần theo dõi và điều chỉnh phân bổ tiền cho các lọ định kỳ hàng tháng. Nếu bạn cảm thấy mình đang chi tiêu nhiều hơn so với mức được phân bổ, bạn cần cắt giảm chi tiêu hoặc tìm cách tăng thu nhập. Nếu đến cuối tháng còn dư tiền, bạn có thể đầu tư hoặc gửi vào lọ tiết kiệm để tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
4. 5 Lưu ý để áp dụng thành công nguyên tắc 6 cái lọ quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc chi tiêu 6 cái lọ được nhiều người truyền tai nhau để áp dụng như một công thức “thần thánh” trong việc quản lý và giữ tiền hiệu quả. Tuy nhiên có những người áp dụng thành công và có những người không đạt hiệu quả.
Bạn muốn thực hành thành công với nguyên tắc 6 lọ quản lý tài chính cá nhân, nhưng lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích:
- Thói quen chính: Tỷ lệ giữa các lọ không phải là quá quan trọng. Mỗi người có thể điều chỉnh tỷ lệ lên xuống 5% để đạt được mục tiêu tiết kiệm hay đầu tư tối ưu nhất cho mỗi hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân. Đây là điểm mấu chốt để tạo nên sự thành công của phương pháp quản lý tiền bạc của bất cứ ai. Lưu ý: Thực hành hằng ngày, tạo thói quen để đạt được mục tiêu tiết kiệm, giữ tiền hàng tháng.
- Tuân thủ nguyên tắc: Bạn tuyệt đối không được sử dụng đến như quỹ tiết kiệm dài hạn LTSS trước khi đến thời gian hạn định. Sử dụng tiền ở các lọ đúng mục đích và cần sử dụng hết trong tháng đó để không chỉ tiết kiệm, đầu tư mà còn để nuôi dưỡng tinh thần làm việc hiệu quả.
- Tạo nguồn thu nhập thụ động là điều cần thiết để bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính dài hạn, không phụ thuộc và công việc hay bất cứ ai. Bạn có thể sử dụng tiền trong quỹ FFA để đầu tư vào các kênh: Chứng khoán, vàng, bất động sản… Lưu ý lựa chọn kênh đầu tư an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro tiền bạc. Yêu cầu bạn cần phân tích và tìm hiểu năng lực bản thân, xu hướng thị trường để chọn giải pháp đầu tư tối ưu nhất để sinh lời.
- Chăm sóc bản thân thật tốt: Dù mục tiêu tài chính của bạn lớn, muốn nghỉ hưu ở tuổi 40 nhưng bạn không nên ngược đãi bản thân bằng cách cắt hết các khoản giải trí, chăm sóc tinh thần và sức khỏe. Tiền ở quỹ PLAY được khuyên nên sử dụng hết vào cuối tháng, điều này sẽ giúp bản thân được chăm sóc tốt nhất cả về tinh thần và sức khỏe, để nâng cao hiệu suất làm việc cho tháng sau. Trường hợp quỹ của PLAY của bạn hết sớm hơn dự định, hãy tập trung vào cách kiếm tiền hoặc phát triển bản thân.
- Không ngừng phát triển tư duy và kỹ năng: Điều quan trọng cho bất cứ ai, với bất cứ phương pháp quản lý tài chính nào. Hãy nuôi dưỡng và phát triển thêm những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc, đọc thêm sách nâng cao kiến thức chuyên môn, ý tưởng mới hay tham gia các khóa học có thêm kiến thức đầu tư kiếm tiền online… Kỹ năng được mài dũa sẽ mang lại sự tăng tiến của thu nhập, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.
5. Kinh nghiệm cá nhân áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ
Sau khi tìm hiểu về quy tắc 6 chiếc lọ, tôi quyết định áp dụng nó vào quản lý tài chính cá nhân. Việc phân chia thu nhập vào các lọ giúp tôi kiểm soát tốt hơn các khoản chi tiêu và đảm bảo luôn có quỹ dự phòng cho những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống.
Chiếc lọ chi tiêu thiết yếu (55%)
Tôi sử dụng 55% thu nhập hàng tháng để trang trải các chi phí thiết yếu như:
- Tiền thuê nhà: Khoản này chiếm phần lớn nhất trong chi tiêu hàng tháng.
- Hóa đơn điện, nước, internet: Đây là các chi phí cố định không thể thiếu mỗi tháng.
- Chi phí ăn uống: Tôi quản lý ngân sách ăn uống bằng cách lên kế hoạch cho từng bữa ăn, tránh việc mua sắm lãng phí và thường chọn thực phẩm theo mùa để tiết kiệm.
- Đi lại: Bao gồm tiền xăng xe, bảo dưỡng và các chi phí di chuyển khác.
Với sự phân chia rõ ràng này, tôi luôn biết rằng các chi phí thiết yếu đã được đảm bảo mà không lo thiếu hụt. Điều này giúp tôi an tâm hơn trong việc quản lý tiền bạc.
Chiếc lọ tiết kiệm dài hạn (10%)
Khoản tiết kiệm dài hạn tôi dành cho các mục tiêu lớn trong tương lai:
- Mua nhà: Đây là mục tiêu dài hạn và việc tiết kiệm một cách đều đặn giúp tôi dần đạt được nó.
- Quỹ khẩn cấp: Một phần tiền này được tôi dành riêng cho những trường hợp khẩn cấp như ốm đau, tai nạn, hoặc thất nghiệp. Tôi đặt mục tiêu duy trì một quỹ đủ sống trong 6 tháng.
Tiết kiệm dài hạn tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc cho tương lai và giúp tôi cảm thấy yên tâm hơn.
Chiếc lọ học tập (10%)
Tôi luôn coi việc học tập là khoản đầu tư cho tương lai:
- Khóa học chuyên ngành: Tôi sử dụng khoản này để tham gia các khóa học trực tuyến về SEO, digital marketing, và quản lý tài chính cá nhân.
- Sách: Mua sách chuyên ngành giúp tôi không ngừng cập nhật kiến thức mới, từ đó phát triển kỹ năng và tăng giá trị bản thân trong công việc.
Nhờ việc dành riêng một khoản cho học tập, tôi không cảm thấy áy náy khi chi tiêu cho việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, giúp tôi luôn phát triển trong sự nghiệp.
Chiếc lọ giải trí (10%)
Giải trí đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cuộc sống cân bằng:
- Du lịch: Tôi sử dụng phần tiền này cho những chuyến du lịch cuối tuần để thư giãn, xả stress sau thời gian làm việc căng thẳng.
- Xem phim và ăn uống: Đây là những hoạt động giải trí thường xuyên giúp tôi có thời gian vui vẻ với bạn bè và người thân.
- Hobby: Tôi cũng chi tiêu một phần cho các sở thích cá nhân như chơi cầu lông và nuôi mèo.
Việc có một quỹ giải trí riêng biệt giúp tôi thoải mái chi tiêu mà không lo ảnh hưởng đến các khoản khác, giúp cuộc sống luôn giữ được niềm vui và hứng khởi.
Chiếc lọ từ thiện (5%)
Đối với tôi, chia sẻ với cộng đồng là một việc rất quan trọng:
- Quyên góp cho các tổ chức từ thiện: Tôi thường xuyên đóng góp cho các tổ chức giúp đỡ trẻ em khó khăn và người già neo đơn.
- Hỗ trợ người thân: Một phần trong khoản tiền này tôi dành để giúp đỡ gia đình và người thân khi họ gặp khó khăn.
Được chia sẻ và giúp đỡ người khác mang lại cho tôi cảm giác hài lòng và hạnh phúc, giúp tôi sống tích cực hơn.
Chiếc lọ đầu tư (10%)
Khoản này được tôi sử dụng để tạo thêm nguồn thu nhập thụ động:
- Đầu tư vào chứng khoán: Tôi đã bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ, tập trung vào các cổ phiếu an toàn và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
- Đầu tư vào tiền điện tử: Một phần nhỏ trong khoản tiền này tôi dành cho việc tìm hiểu và đầu tư vào thị trường tiền điện tử, tuy nhiên tôi luôn đảm bảo không đầu tư quá mức rủi ro.
Qua việc đầu tư, tôi không chỉ có thêm thu nhập mà còn học được nhiều kiến thức mới về tài chính và thị trường.
5. Kết luận
Tiết kiệm tiền sẽ không còn quá khó khăn và phức tạp nếu bạn biết áp dụng đúng phương pháp. Nguyên tắc 6 cái lọ sẽ là công thức giữ tiền thông minh cho bất cứ ai, ở bất kỳ mức thu nhập nào. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn trẻ đang loay hoay tìm giải pháp tiết kiệm và giữ tiền hiệu quả.
Đọc thêm