theblock101

Dự án TON (The Open Network) là gì? Thông tin chi tiết về token $TON

ByVitNhoNho06/08/2023
D ự án TON  (tên đầy đủ là The Open Network) là gì? Dự án có gì đặc biệt, hãy cùng Theblock101 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dự án TON (The Open Network) là gì?
Dự án TON (The Open Network) là gì?

1. TON (The Open Network) là gì?

Dự án TON (tên đầy đủ là The Open Network, tên ban đầu là Telegram Open Network) là dự án nền tảng blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake, tập trung chủ yếu tố bảo mật, an toàn và có khả năng mở rộng lên đến hàng triệu giao dịch trên mỗi giây.

The Open Network

The Open Network

Vào cuối năm 2017 đầu 2018, TON (Telegram Open Network) được thành lập và phát triển bởi hai anh em nhà Durov, cũng là những người sáng lập công ty Telegram Messenger Inc, với mục tiêu tiếp cận hàng triệu người dùng mới.

Ban đầu, Telegram dự kiến mở bán token của mạng TON (lúc đó có tên là Telegram Open Network) là GRAM thông qua ICO vào năm 2018. Tuy nhiên, sự kiện này đã bị Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cấm vào tháng 3 năm 2020 do vi phạm quy định về dịch vụ chứng khoán tại Hoa Kỳ.

Vào tháng 5 năm 2020, Pavel Durov đã đăng thông báo xác nhận về việc Telegram chính thức từ bỏ dự án và hoàn tiền cho nhà đầu tư. Dự án TON được chuyển giao cho hai nhà phát triển Anatoliy Makosov và EmelyanenkoK, sau đó phát triển thành The TON Foundation trở thành một cộng đồng phi tập trung.

Bên cạnh The TON Foundation, dự án còn có The TON Society, cộng đồng dành cho các nhà phát triển nghiên cứu và sáng tạo sản phẩm.

2. Điểm nổi bật của dự án TON

Blockchain này có những điểm nổi bật như:

  • TON blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-Of-Stake (POS) và thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT).
  • Dự án TON cũng triển khai hệ thống Virtual Machine (Máy ảo) của mình được gọi là TON VM hoặc TVM.
  • Dự án TON tự tin trong việc xử lý và giải quyết giao dịch so với 2 blockchain tương tự là Ethereum, Solana
Bảng so sánh giữa dữa TON, Ethereum và Solana. Nguồn: ton.org
Bảng so sánh giữa dữa TON, Ethereum và Solana. Nguồn: ton.org

3. Các sản phẩm nổi bật của dự án TON

Dự án TON đang phát triển một hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm:

TON Blockchain: là nền tảng cốt lõi của hệ sinh thái, mục đích tạo ra để thu hút hàng triệu người sử dụng

TON Services bao gồm các dịch vụ:

  • TON Storage: Quản lý thông tin trực tuyến.
  • TON DNS: Hệ thống định danh mà người dùng có thể truy cập vào những tài khoản, smart contract, ứng dụng và các node.
  • TON Proxy: Hệ thống kết nối mạng ẩn danh cho những tiện ích dịch vụ mà TON phát triển.

TON Scan: Giúp các người dùng dễ dàng tra cứu giao dịch trên TON Blockchain

TON Payments: Kênh thanh toán, giao dịch tức thời trong mạng lưới của TON Blockchain, sử dụng công nghệ off-chain.truyền thông

TON Wallet: TON cung cấp cả hai dịch vụ là custodial wallet (ví lưu ký) và hoạt động với một số non-custodial wallet (ví phi lưu ký) của bên thứ ba. Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng để họ lựa chọn giải pháp cho riêng mình. Có hai ví lưu ký TON khác nhau, nếu người dùng muốn hoàn thành giao dịch qua Telegram, bạn cần sử dụng @wallet. Người dùng Telegram cũng có thể sử dụng @cryptobot để dễ dàng lưu trữ, chuyển hoặc trao đổi Toncoin.

Bot TON Wallet
Bot TON Wallet

4. Cơ chế hoạt động của Ton

Proof of Stake:

TON sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (POW) tương tự như Bitcoin, nơi các máy đào tham gia vào quá trình tạo khối. Tuy nhiên, POW có thể gây ra các vấn đề như chi phí đầu tư cao và tốc độ giao dịch chậm. Để giải quyết vấn đề này, TON đã chuyển sang cơ chế đồng thuận Block-Proof of Stake (BPoS), một biến thể của Proof of Stake (PoS), nhằm tăng cường hiệu suất giao dịch, giảm chi phí và mở rộng mạng lưới.

Trong mạng lưới TON, các node không được quản lý bởi các máy đào mà thay vào đó được quản lý bởi các validator. Các validator cam kết tài sản của họ vào mạng, và cơ hội được chọn làm validator phụ thuộc vào số lượng token mà họ đã khóa. Các validator được chọn để xác minh và phê duyệt các khối mới trước khi chúng được thêm vào blockchain.

Tính bảo mật và phi tập trung của TON phụ thuộc vào số lượng validator và số lượng token bị khóa trên mạng lưới. Để tấn công mạng, hacker phải kiểm soát ít nhất 51% tài sản bị khóa trên mạng, một cuộc tấn công được biết đến là cuộc tấn công 51%.

Cơ chế hoạt động của Ton
Cơ chế hoạt động của Ton

Sharding:

Sharding là một phương pháp quan trọng trong việc tăng khả năng mở rộng của các hệ thống blockchain. Trong các blockchain truyền thống, mọi node trong mạng phải xử lý tất cả các giao dịch và lưu trữ toàn bộ dữ liệu. Điều này có thể tạo ra một tải lớn cho mỗi node và khiến cho việc xử lý giao dịch trở nên chậm chạp khi mạng lưới trở nên quá tải.

Tuy nhiên, với Sharding, cơ sở dữ liệu và quy trình xác nhận giao dịch được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi là shard. Mỗi shard chỉ chứa một phần nhỏ của dữ liệu và chỉ cần xử lý các giao dịch liên quan đến shard đó. Điều này có nghĩa là mỗi node chỉ cần quản lý một số lượng nhỏ các shard thay vì toàn bộ mạng lưới, giảm bớt gánh nặng tính toán và băng thông.

Mỗi shard có thể hoạt động độc lập, không cần phải đồng bộ với các shard khác trong mạng lưới trừ khi cần thiết. Điều này giúp tăng cường khả năng mở rộng của hệ thống bằng cách cho phép cùng một lúc xử lý nhiều giao dịch và giảm thiểu thời gian xác nhận giao dịch.

TON Virtual Machine (TVM):

Trong mạng lưới TON, TVM (TON Virtual Machine) đóng vai trò tương tự như EVM (Ethereum Virtual Machine) trên Ethereum. TVM thực hiện tính toán các lệnh từ các ứng dụng smart contract trên mạng và thay đổi trạng thái của mạng sau mỗi lần thực thi. 

TON được mô tả là một "blockchain của các blockchain" bởi vì nó bao gồm hai chuỗi chính: masterchain và workchains. Masterchain là trung tâm của mạng lưới TON, quản lý các validator node, tài sản được đặt vào mạng và đồng bộ hóa các thành phần khác nhau trong mạng.

Workchains, theo phần khác, xử lý các yêu cầu từ smart contract và DApp, và được chia thành nhiều shardchain. Mỗi shardchain xử lý các giao dịch song song, giúp nâng cao hiệu suất toàn diện của mạng. Điều này cho phép TON xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp, nhờ vào việc phân chia công việc và thực hiện giao dịch song song.

TVM nhận yêu cầu từ các shardchain và thực hiện các thay đổi trạng thái trong khi validator mạng đạt được sự đồng thuận về trạng thái hiện tại thông qua cơ chế đồng thuận BPoS. Quá trình này được điều phối bởi masterchain, trong khi mạng lưới tạo và duy trì đường dẫn liên lạc giữa masterchain và workchains, tạo ra một phương tiện trao đổi tài nguyên giữa các DApp trên mạng lưới TON.

5. Đội ngũ phát triển của dự án Ton

The Open Network được thành lập bởi hai anh em nhà Durov là Pavel Durov và Nikolai Durov, hiện đã chuyển giao lại cho The TON Foundation. The TON Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ phát triển TON kế thừa tầm nhìn của hai nhà sáng lập cũ.

Hiện tại có 10 nhà phát triển cho TON Foundation có thông tin trên Github.

6. Nhà đầu tư và đối tác của dự án Ton

6.1. Nhà đầu tư

Trong quá khứ $TON đã từng lên kế hoạch mở bán ICO lần đầu tiên nhưng do gặp một số vấn đề với SEC nên đã bị hủy bán ICO. Cho đến gần đây The Open Network mới nhận được sự đầu tư $10M đến từ DWL Labs và một khoản đầu tư từ Mask Network.

Nhà đầu tư The Open Network
Nhà đầu tư The Open Network

6.2. Đối tác của dự án Ton

Một số đối tác nổi bật của TON trong đó có thể kể đến nền tảng Orbs, Matrixport, Mask Network…

7. Tokenomics

7.1. Toncoin là gì?

Toncoin (TON) là loại token gốc và tiện ích của The Open Network, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế thanh toán chi phí giao dịch và hỗ trợ hệ thống đồng thuận của TON. Người dùng và các trình xác thực sẽ đặt cược TON để bảo vệ mạng và nhận phần thưởng. Đồng Toncoin cũng có vai trò quan trọng trong việc quản trị blockchain của TON.

7.2. Thông tin chung

Thông tin TON token
Thông tin TON token

7.3. Tiện ích của TON Coin

Toncoin (TON) là xương sống của dự án Ton. Với những công dụng chính sau:

  • Phí dịch vụ và phí mạng lưới khi tương tác với các smart contract.
  • Quản trị của dự án Ton, nắm giữ TON và biểu quyết những quyết định quan trọng trong mạng lưới.
  • Dùng làm phí giao dịch trong mạng lưới của TON bao gồm TON Services, TON Storage, TON DNS, TON Proxy…
  • Stake để tăng cường khả năng bảo mật của hệ thống và nhận thưởng cho việc xác thực cũng như tạo block mới.

7.4. TON Token Sale

  • Phiên bản Telegram Open Network ban đầu có mở bán ICO token GRAM và gọi được 1.7 tỉ USD. Tuy nhiên, sau đó dự án bị huỷ và số tiền được trả lại cho nhà đầu tư qua 2 hình thức.
  • Phiên bản Toncoin mới không tổ chức mở bán bất kì hình thức token sale nào.

7.5. TON Coin Release Schedule

TON đã phân phối cho cộng đồng hầu hết dưới dạng phần thưởng staking. Ban đầu được phân phối qua dạng Proof of Work và tới 28/02/2022 đồng TON cuối cùng đã được đã được khai thác. Sau đó, TON chuyển đổi toàn bộ thành PoS và hiện tại Toncoin có tỷ lệ lạm phát theo tính toán là 0.6% một năm.

7.6. Mua bán TON token ở đâu?

TON có thể được giao dịch trên nhiều sàn CEX và DEX như Kucoin, Gate, OKX, Uniswap, Biswap…

8. Lộ trình phát triển

Lộ trình phát triển của TON
Lộ trình phát triển của TON

9. Hệ sinh thái TON

Thoạt nhìn thì thấy hệ sinh thái dự án TON khá đầy đủ các mảnh ghép, hiện tại đang có hơn 550 dự án trong hệ sinh thái của TON theo thống kê trên website của dự án.

Hệ sinh thái của TON khá lớn
Hệ sinh thái của TON khá lớn

Khi đi sâu vào hệ sinh thái, nhận thấy trong số 550 apps thì số dự án còn hoạt động chỉ chiếm tầm 20%, mảng DEFI của TON chưa có nhiều dự án và TVL chỉ có $11,91M theo thống kê trên Defilama. Điều này cũng dễ hiểu vì khi trong downtrend, các dự án non trẻ, dự án không chất rất khó để tồn tại.

TVL của TON Ecosystem
TVL của TON Ecosystem

10. Làm thế nào để trở thành Validator của TON?

Để trở thành Validator bạn cần chuẩn bị thiết bị máy tính và tối thiểu là 300 000 TON làm cổ phần và có kinh nghiệm về vận hành Validator.

Yêu cầu phần cứng máy tính:

  • CPU ít nhất 8 nhân
  • RAM ít nhất 64 GB
  • ít nhất 512 GB NVMe SSD
  • Kết nối mạng 1 Gbit/s
  • Địa chỉ IP public cố định

Khi bạn trở thành Validator của TON là góp một phần tăng khả năng bảo mật mạng lưới TON, ngoài ra bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ dự án.

Như vậy để trở thành Validator TON bạn cần có số vốn ban đầu khá lớn là 408,000$ (tính theo giá 1 TON = 1,36$) và có kỹ thuật để vận hành Validator. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi trở thành Validator của TON. Hướng dẫn chi tiết bạn tham khảo tại đây.

11. FAQs

Q1: Tại sao giá Toncoin lại tăng?

Có một số yếu tố đã góp phần làm tăng giá của Toncoin trong thời gian gần đây. Một trong số đó là sự tăng giá chung của thị trường tiền điện tử, khi mà nhiều loại tiền ảo khác cũng đang trải qua gia tăng giá trị đáng kể.

Một yếu tố khác là sự tăng quan tâm đến mạng lưới TON. Mạng TON có tiềm năng trở thành một nền tảng blockchain mạnh mẽ và linh hoạt, có khả năng đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Sự gia tăng quan tâm này có thể đã kích thích nhiều nhà đầu tư quan tâm và mua vào Toncoin, tạo đà cho sự tăng giá của nó.

Q2: Toncoin dùng để làm gì?

Toncoin, một loại tiền điện tử, được sử dụng để thanh toán chi phí giao dịch trong mạng lưới blockchain và cũng có thể được dùng để staking để nhận phần thưởng và bảo vệ mạng.

12. Kết luận

Dự án TON là một dự án Layer 1 gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn huy động vốn ban đầu, đây cũng là một trong lý do khiến hệ sinh thái TON chưa được mạnh.

Hi vọng với số vốn mà TON đã huy động được gần đây, đội ngũ phát triển TON sẽ xây dựng một hệ sinh thái lớn mạnh hơn. Bạn nghĩ sao về dự án này, hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

13. Kênh truyền thông dự án TON

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan