theblock101

    Bernard Arnault là ai? Tỷ phú giàu có nhất thế giới ủng hộ NFT

    ByDuyên Trần08/02/2024
    Không chỉ là một trong những vị tỷ phú giàu có nhất thế giới, người đàn ông quyền lực đứng đầu tập đoàn LVHM, Bernard Arnault còn là một tay chơi NFT ngầm. Sau những lần ngần ngại và không có ý kiến tích cực khi nói về lĩnh vực công nghệ mới này, chủ tịch của tập đoàn LVMH đã xác nhận rằng ông đang sở hữu một số tài sản kỹ thuật số một cách bí mật cho riêng mình. Cùng đọc bài viết để biết rõ hơn khối tài sản NFT mà Bernard Arnault sở hữu.  
    Bernard Arnault là ai?
    Bernard Arnault là ai?

    1. Bernard Arnault là ai? 

    Bernard Arnault (tên đầy đủ là Bernard Jean Étienne Arnault) sinh năm 1949 tại thành phố Roubaix, Pháp. 

    Giới thiệu về Bernard Arnault
    Giới thiệu về Bernard Arnault

    Sau khi hoàn thành khóa học trung học tại Maxence Van Der Meersch, Bernard Arnault chủ động bước vào thử thách mới với việc đỗ vào trường đại học École Polytechnique ở Palaiseau. Đáng chú ý, École Polytechnique là một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng nhất tại Pháp, nơi đã đào tạo ra ba người đoạt giải Nobel và cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing cũng từng là sinh viên nổi bật của trường này.

    Sau khi tốt nghiệp, Bernard Arnault bắt đầu xây dựng uy tín của mình thông qua những thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt, không thể không nhắc đến những thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới, như Céline, Louis Vuitton, Givenchy, Christian Dior, Fendi... Tất cả những thương hiệu quốc tế này đều nằm trong tay kiểm soát của Moët Hennessy – Louis Vuitton (LVMH), nơi Bernard Arnault đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành. Điều này chứng tỏ đóng góp lớn của ông trong việc quản lý và phát triển các thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp thời trang.

    2. Con đường sự nghiệp đáng nể của Bernard Arnault

    Sau khi hoàn tất chương trình kỹ sư tại École Polytechnique, Bernard Arnault bắt đầu sự nghiệp với vị trí Giám đốc phát triển tại một công ty xây dựng gia đình. Năm 1976, ông đã có một quyết định quan trọng khi thấy tiềm năng sôi động của thị trường bất động sản trong tương lai. Ông thuyết phục cha mình chuyển hướng đầu tư từ kinh doanh vào lĩnh vực bất động sản, đặt dòng tiền vào đầu tư nhà, đất thay vì chi tiêu không sinh lời trong bộ phận kinh doanh.

    Quyết định này của ông đã chứng minh đúng khi chỉ sau 1-2 năm, thị trường bất động sản tại Pháp trở nên hấp dẫn và phát triển mạnh mẽ. Férinel, công ty do Bernard Arnault làm chủ, đã đạt được một khoản lợi nhuận đáng kể với một mức đầu tư khá nhỏ, thực sự làm nổi bật tầm nhìn chiến lược và khả năng đưa ra quyết định tài chính đúng đắn của ông.

    Năm 1984, với sự giúp đỡ của Antoine Bernheim (đối tác cao cấp của Lazard Frères), ông mua lại Financière Agache, một công ty chuyên buôn bán các mặt hàng xa xỉ. Sau khi trở thành CEO của công ty này, Bernard tiếp tục nắm quyền kiểm soát công ty dệt may Boussac Saint-Frères, công ty sở hữu Christian Dior, Le Bon Marché, Conforama và Peaudouce. Dưới sự quản lý của Bernard, Boussac Saint-Frères trải qua một cuộc cải tổ và cắt giảm lớn, chỉ còn lại hai thương hiệu Christian Dior và cửa hàng bách hoá Le Bon Marché. 

    Trong những giai đoạn tiếp sau, ông mua lại hãng thời trang Celine, bỏ ra 2,6 tỷ USD để trở thành cổ đông lớn nhất của LVMH và trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hãng vào năm 1989. 

    Bernard Arnault là ông trùm đế chế thời trang LVMH
    Bernard Arnault là ông trùm đế chế thời trang LVMH

    Để bước nhanh và tinh tế vào lĩnh vực thời trang, Bernard Arnault đã thực hiện chiến lược mua lại hàng loạt công ty trong ngành dệt may, bao gồm cả Financière Agachem và Boussac (đơn vị sở hữu thương hiệu Christian Dior). Đây được coi là bước quyết định thông minh của doanh nhân người Pháp. Thay vì xây dựng một thương hiệu thời trang xa xỉ từ đầu, ông đã chọn con đường mua lại những công ty có vị thế đã được định vị là xa xỉ trước đó, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể.

    Tính tới thời điểm hiện tại, ông là tỷ phú giàu có thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 201,6 tỷ USD. 

    3. Đế chế quyền lực Arnault 

    Bernard Arnault có 5 người con đều được cha mình dẫn dắt vào con đường kinh doanh: 

    • Delphine Arnault (1975) - Giám đốc và Phó chủ tịch điều hành của Louis Vuitton, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Dior. 

    • Antoine Arnault (1977) - Phó Chủ tịch và cựu Giám đốc điều hành của Christian Dior SE

    • Alexandre Arnault (1992) - Phó chủ tịch điều hành Tiffany & Co

    • Frédéric Arnault (1995) - Giám đốc điều hành của TAG Heuer

    • Jean Arnault (1998) - CEO mảng đồng hồ của thương hiệu Louis Vuitton

    Đế chế quyền lực của Bernard Arnault
    Đế chế quyền lực của Bernard Arnault

    4. Hành trình trở thành tay chơi NFT ngầm của Bernard

    Trong một podcast của ‘the Aarthi and Sriram’s Good Time Show’, Ian Rogers, cựu Giám đốc Chuyển đổi số của LVMH đã tiết lộ rằng Bernard có một bộ sưu tập NFT mặc dù trước đó ông này đã bày tỏ sự ngờ vực của mình về NFT

    Trước đó, vào tháng 1/2022, trong một buổi họp của LVMH, Bernard tuyên bố rằng công ty “không có hứng thú với việc bán một đôi giày ảo với giá 10 euro” và cảnh báo rằng NFT là một loại bong bóng kinh tế và sớm muộn gì cũng sẽ “vỡ”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng NFT là một khái niệm mới rất đáng để suy nghĩ và có thể ứng dụng vào nhiều tình huống. 

    Hai người con trai của Bernard là Alexandre và Frédéric đều là những nhà sưu tập NFT có tiếng và là người điều hành của một dự án NFT của LVHM. Ảnh profile instagram của Frédéric Arnault là hình một chú khỉ thuộc bộ sưu tập BAYC (Bored Ape Yacht Club) gồm 10.000 hình ảnh con khỉ NFT được xây dựng trên nền tảng Chuỗi khối Ethereum.

    Dự Án NFT Louis: The Game
    Dự Án NFT Louis: The Game

    LVHM đã có những bước thí nghiệm đầu tiên với lĩnh vực tiền ảo vào năm 2021 khi cho ra mắt trò chơi Louis: The Game, kỷ niệm 200 năm sáng lập thương hiệu. 

    Trong tựa game này, người chơi sẽ vào vai búp bê Vivienne, linh vật của thương hiệu vượt qua các thử thách để thu thập nến monogram. Phần thưởng sau mỗi level là NFT. 

    Người chơi có thể thắng 1 trong 10 bộ đồ NFT mà Vivienne mặc. Các NFT này có thể được sử dụng để trao đổi qua các nền tảng ảo dưới dạng ảnh avatar. 

    Không đứng ngoài làn sóng NFT, các hãng thời trang xa xỉ khác như Gucci cũng đang lấn sân sang lĩnh vực này. Nhà mốt Gucci gần đây đã mua một “mảnh đất ảo” thuộc nền tảng The Sandbox để phát triển nền tảng metaverse riêng của hãng tên là Gucci Vault. Cùng với việc thêm nhiều trang phục cho các avatar, người chơi sử dụng nền tảng này hãng cũng sẽ bán Gucci NFTs. 

    5. Kết luận

    Như vậy chúng ta có thể thấy được làn sóng NFT giờ đây không chỉ còn nằm trong phạm vi công nghệ mà đã tràn sang những lĩnh vực khác như thời trang xa xỉ, nghệ thuật,... Có lẽ việc mua bán, sở hữu những đôi sneaker ảo sẽ không còn quá xa vời. 

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Duyên Trần

    Duyên Trần

    Content Writter of Bigcoin Vietnam - The most reliable gateway to Vietnamese market

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan