Với những tay chơi NFT, Blue-chip NFT đã trở thành thuật ngữ quen thuộc. Các dự án Blue-chip NFT thường được nhắc đến trong các thống kê trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm cũng như đặc điểm của một dự án NFT Blue-chip là gì. Để giúp bạn khám phá thêm về khái niệm này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Blue-chip NFT là gì?
1. Blue-chip là gì?
Để nắm được về Blue-chip NFT thì trước tiên chúng ta cần hiểu được Blue-chip là gì.
Blue-chip là một thuật ngữ được mượn từ thị trường chứng khoán chỉ những loại tài sản có giá trị và được nhiều người săn đón.
Người dùng trong bất cứ ngành nghề nào cũng đều có thể dán nhãn bất cứ thứ gì là blue-chip, chằng hạn như một bức tranh của nghệ sĩ nổi tiếng hay một loại bất động sản có giá trị cao và tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai,…
Thuật ngữ cố phiếu blue-chip đã được sử dụng từ những năm 1920. Giống một người chơi Poker muốn thu thập càng nhiều chip blue càng tốt (chip blue là những chip có giá trị nhất) thì nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận dài hạn sẽ đa dạng danh mục đầu tư bằng các công ty/ dự án blue-chip.
Các công ty blue-chip là những công ty dẫn đầu ngành được công nhận về sự phát triển mạnh mẽ, khả năng sinh lời dài hạn và khả năng vượt qua những đợt suy thoái của thị trường.
- Ví dụ về các công ty Blue-chip trên thế giới: Apple Inc, Amazon, Coca Cola…
- Ví dụ về các công ty Blue-chip tại Việt Nam: Vinamilk, Vingroup, Masan,…
2. Blue-chip NFT là gì?
Tương tự như khái niệm Blue-chip kể trên, Blue-chip NFT là những dự án NFT có giá trị cao, được kỳ vọng ổn định về giá trị và có tiềm năng sinh lời trong dài hạn.
Các NFT Blue-chip được coi là khoản đầu tư tương đối an toàn với thành tựu đã được chứng minh về sự thành công và tăng trưởng ổn định.
3. Vai trò của Blue-chip NFT trong thị trường NFT
- Dẫn đầu: Blue-chip NFT có vai trò là những dự án tạo ra xu hướng trong thị trường NFT. Sự thành công của những dự án Blue-chip thường là tiêu chuẩn cho những tác phẩm NFT khác, thúc đẩy sự phát triển và sự chú ý đến lĩnh vực này.
- Tạo lòng tin và niềm tin: Blue-chip NFT được công nhận trong thị trường mang lại lòng tin và niềm tin cho cộng đồng NFT bởi nó là tài sản giá trị cao, được xem là khoản đầu tư an toàn và ổn định. Điều này tạo sự tin tưởng và độ an toàn cho người sở hữu, đồng thời thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư lớn.
- Định hình giá trị nghệ thuật số: Blue-chip NFT góp phần định hình giá trị của các tác phẩm nghệ thuật số. Việc xác định và công nhận giá trị của những tác phẩm nổi tiếng và đáng kỳ vọng này có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ thị trường NFT.
II. Điều gì tạo nên NFT Blue-chip?
Nhìn chung, những NFT Blue-chip có một số đặc điểm chung đó là giá sàn tương đối cao, sức mạnh thương hiệu, sự chứng thực của người nổi tiếng, cam kết của đội ngũ dự án và tiện ích trong thế giới thực, cụ thể:
Thống kê số liệu: vốn hoá và volume giao dịch
Số liệu là yếu tố nổi bật nhất để công nhận một dự án NFT là Blue-chip. Cụ thể, để một dự án NFT trở thành NFT Blue-chip, nó phải chứng minh được qua các con số thống kê với vốn hoá và volume giao dịch cao.
Theo thống kê từ NFTGo, top 10 dự án đầu tiên thường có vốn hoá khoảng từ $100M trở lên. Tuy nhiên, nhìn về tổng quan toàn cảnh thị trường crypto, đây không phải là con số quá nổi bật.
Để đưa ra so sánh với những dự án Blue-chip DeFi như Aave hay Compound, top những dự án Blue-chip NFT không thể ổn định và có thể bị soán ngôi bởi những dự án Blue-chip khác trong tương lai.
Mức độ phổ biến của team tạo ra dự án (đội ngũ là ai, danh tiếng như nào?)
Thông thường, để quyết định đầu tư vào một đồng coin/ token nào đó, đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng và nó cũng được áp dụng đối với một dự án Blue-chip NFT.
Đội ngũ/ người tạo ra NFT càng nổi tiếng thì bộ NFT đó sẽ càng có thêm điều kiện để trở thành NFT Blue-chip.
Ví dụ: Azuki được sáng lập bởi một đội ngũ có tên là Chiru Labs. Những thành viên của team đều là những doanh nhân LA trẻ và nhiều kinh nghiệm trong cả thị trường truyền thống lẫn Web3.
Tiện ích của NFT: ứng dụng và giá trị của Blue-chip NFT
Một bộ NFT Blue chip cần có tiện ích rõ ràng và có tính ứng dụng, chẳng hạn như khả năng mở khóa nội dung độc quyền, truy cập các sự kiện đặc biệt hoặc tham gia vào các cộng đồng độc quyền.
NFT cũng phải có trường hợp sử dụng chắc chắn và thể hiện con đường dẫn đến thành công rõ ràng bằng các kế hoạch cụ thể.
Pudgy Penguins là một ví dụ có thể kể đến. Dự án không chỉ tạo ra một bộ sưu tập mà còn mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm thực tế cho người dùng ngay cả ở trong thị trường Web2.
NFT của Pudgy Penguins có thể làm hình ảnh đại diện cho người dùng, kết nối và tham gia cộng đồng, đầu tư.
Chưa dừng lại ở đó, Pudgy Penguins còn cho phép chủ sở hữu được cấp phép sử dụng thương hiệu của dự án. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có thể sáng tạo và tiếp cận thị trường thương mại bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Pudgy Penguins. Điều này không chỉ tăng giá trị và tiềm năng tăng giá cho NFT, mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
Cộng đồng mạnh như thế nào?
Một dự án NFT không thể được coi là Blue-chip khi không có sự hỗ trợ từ cộng đồng. Sự thừa nhận và tín nhiệm từ cộng đồng giúp tác phẩm nghệ thuật số trở thành một dấu ấn đáng chú ý trong thị trường và góp phần định hình nên giá trị của bộ sưu tập.
Một cộng đồng NFT mạnh có thể được đo lường thông qua số liệu và độ active trong mạng xã hội, ví dụ ~150K thành viên trở lên trên Discord, Instagram, Twitter...
Trong đó, xét về mặt hình ảnh, những thành viên sẽ đồng loạt treo PFP làm avatar để trao đổi active trên các trang mạng xã hội như một niềm tự hào và thể hiện tính cá nhân của mình.
Tiến trình thực hiện roadmap
Gần như các dự án NFT đều xây dựng roadmap và công bố những dấu mốc tới cộng đồng để họ có thể theo dõi được luồng phát triển của dự án đang tới giai đoạn nào. Khả năng thực hiện lộ trình của đội ngũ dự án là dấu hiệu cho thấy sự cam kết trong việc thực hiện như những gì đã đưa ra trong roadmap.
Khi một dự án đã đi qua các dấu mốc theo đúng lộ trình phát triển, nó có thể được coi là đã vượt qua được một yêu cầu tới sự công nhận để trở thành NFT Bluechip.
III. Top 5 dự án Blue-chip NFT hàng đầu
Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể điểm qua 5 dự án Blue-chip NFT hàng đầu như:
1. Bored Ape Yacht Club (BAYC)
Được ra mắt vào năm 2021 - thời điểm đỉnh cao của bull market (thị trường tăng giá). Là bộ sưu tập NFT nổi tiếng trên Ethereum với 10.000 chú khỉ đột độc đáo. Khi ra mắt, một BAYC có giá 0,08 Ether (ETH), tương đương với $220 vào thời điểm đó.
Sau đó, bộ sưu tập đã được bán hết trong vòng 12 giờ. Đến giữa tháng 10 năm 2022, giá sàn của BAYC tăng mạnh, lên đến 76 ETH/ NFT; tương đương khoảng 100.418$ ở thời điểm bấy giờ.
2. Mutant Ape Yacht Club (MAYC)
Đây là bộ sưu tập nhánh của Bored Ape Yacht Club nổi tiếng, bao gồm 20.000 hình ảnh nghệ thuật kỹ thuật số Mutant Ape độc đáo. Một nửa bộ sưu tập đã được bán trong một cuộc đấu giá công khai, thu về $96M trong vòng một giờ sau khi ra mắt.
10.000 NFT Mutant còn lại được tạo ra từ “Mutant Serum” (Huyết thanh đột biến) được chuyển tới những người nắm giữ BAYC.
3. Azuki
Là bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ anime và được ra mắt vào ngày 12 tháng 1 năm 2022, bao gồm 10.000 NFT PFP. Azuki NFT đã trở thành NFT blue-chip trong cộng đồng tiền điện tử, không chỉ vì tính thẩm mỹ theo phong cách anime mà còn vì chúng vượt xa một số tên tuổi lớn nhất trên thị trường NFT về khối lượng bán ra ngay sau khi phát hành.
Với số lượng phát hành lần đầu là 8.700 NFT — mỗi NFT có giá $3400 vào thời điểm đó, bộ sưu tập đã được bán hết chỉ trong vài phút, đạt doanh thu khoảng $30M.
Sau khi bán công khai, những người sáng tạo đã tổ chức một đợt chào bán riêng tư, trong đó họ bán bộ Azuki NFT với giá $2M. Kể từ khi được tiết lộ, giá sàn của bộ sưu tập đã tăng vọt ở mức trên 10 ETH chưa đầy một tháng sau đó.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 3 năm 2022, mức độ phổ biến của Azukis mới thực sự bùng nổ và giá sàn của NFT khi đó nhích dần lên 40 ETH.
4. Degods
Được ra mắt vào tháng 10 năm 2021, bộ sưu tập này đã nhanh chóng trở thành hiện tượng trong cộng đồng NFT trên hệ Sol. Sau đó DeGods được chuyển sang Ethereum vào đầu năm nay.
DeGods bao gồm 10.000 NFT PFP là một loạt các vị thần với những đặc điểm riêng biệt, sử dụng thuật toán nghệ thuật tổng quát để tạo ra các tổ hợp thuộc tính độc đáo cho mỗi vị thần.
Một trong những yếu tố khiến DeGods trở nên phổ biến là việc đánh thuế 33,3% đối với bất kỳ giao dịch bán NFT nào dưới giá sàn ở thời điểm đưa ra cơ chế.
5. CryptoPunks
Được ra mắt vào năm 2017, CryptoPunks được coi là một trong những dự án NFT đầu tiên và độc đáo nhất trên blockchain Ethereum; bao gồm 10.000 hình ảnh pixel art duy nhất, mỗi hình ảnh đại diện cho một nhân vật pixel độc đáo.
IV. Kết luận
Tóm lại, NFT Blue-chip là một loại NFT đặc biệt có giá trị cao và được đánh giá thông qua các yếu tố quan trọng như vốn hoá - volume giao dịch, danh tiếng và kinh nghiệm của dự án, tiện ích hấp dẫn, tuân thủ roadmap và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng.
Những dự án NFT Blue-chip đáp ứng các tiêu chí này sẽ trở thành các tài sản kỹ thuật số có giá trị cao và được chú ý.
Ngoài việc là những tài sản kỹ thuật số đáng giá, NFT Blue-chip còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng và định hình thị trường NFT trong tương lai. Các dự án NFT Blue-chip sẽ đi đầu về xu hướng, tạo ra những tiện ích và trải nghiệm mới cho người dùng.
Sự thành công và phát triển của NFT Blue-chip cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ thị trường NFT, tạo đà cho sự lan rộng và chấp nhận rộng hơn của tài sản kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp và cộng đồng người dùng.
Với tiềm năng và vai trò quan trọng này, NFT Blue-chip đã đang và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi của ngành NFT, mở ra những cơ hội mới trong không gian tài sản số.
Đọc thêm:
Pudgy Penguins là gì? Bộ NFT có lượt tiếp cận mainstream số 1 thế giới