theblock101

    Celestia là gì? Modular blockchain kêu gọi được gần $60M có gì nổi bật

    ByElly Nguyen03/06/2022
    Celestia có lẽ đã trở thành một cái tên không quá xa lạ đối với cộng đồng crypto trong thời gian gần đây khi dự án công bố airdrop cho những người tham gia đóng góp sớm. Vậy Celestia là gì và dự án này có gì nổi bật?
    Celestia là gì
    Celestia là gì

    1. Celestia là gì?

    Celestia là modular blockchain cung cấp data availability layer (lớp dữ liệu) và consensus layer (lớp đồng thuận) cho phép khả năng mở rộng an toàn dựa trên số lượng người dùng. Celestia được phát triển dựa trên Cosmos SDK và dự án cũng phát triển một số Settlement Layer như Rollkit (giờ là Optimint) dành cho các nhà phát triển cho phép mọi người dễ dàng khởi chạy blockchain của riêng mình.

    Cấu trúc sản phẩm của Celestia
    Cấu trúc sản phẩm của Celestia

    Với đặc tính trên giúp Celestia có thể tạo ra môi trường phi tập trung cho các blockchain có thể phát triển và hoạt động hiệu quả tốt bằng phương thức chia sẻ nhiều tác vụ cho nhiều mạng lưới được liên kết với nhau. Bởi vì tính đặc trưng của công nghệ Modular, Celestia blockchain tập trung hỗ trợ, mở rộng quy mô và tính bảo mật cho các ứng dụng của Web3.

    Celestia cung cấp tài nguyên cần thiết để cung cấp năng lượng cho blockchain có thể hoạt động như: sự đồng thuận và tính sẵn có của dữ liệu (data avaibility) vì thế nên bất kỳ dự án nào cũng có thể kết nối vào mạng của Celestia để cấp nguồn cho blockchain của riêng mình ($TIA sẽ được sử dụng để chi trả các khoản phí liên quan đến hoạt động này).

    Cách vận hành của Celestia
    Cách vận hành của Celestia

    Cách vận hành của Celestia Blockchain được hiểu đơn giản như sau:

    • Lớp đồng thuận sẽ được đảm nhiệm bởi Celestia blockchain.
    • Lớp thực thi tồn tại trên blockchain của riêng nó, cho phép tối ưu hóa và chuyên môn hóa cho các trường hợp sử dụng cụ thể.

    Những lợi ích của Celestia đem lại cho các dự án:

    • Dễ dàng phát triển các ứng dụng: giảm chi phí triển khai và duy trì blockchain.
    • Cung cấp tính linh hoạt: có khả năng tùy chỉnh cho phù hợp nhu cầu người dùng.
    • Tăng cường khả năng mở rộng: cho phép truy cập vào các ứng dụng web3 giúp người dùng có thể mở rộng hệ sinh thái của mình dễ dàng hơn.

    Nhìn chung Celestia đem đến 2 khả năng chính đó là lưu dữ liệu và xử lý dữ liệu nếu xét về mặt lưu dữ liệu thì Celestia sẽ có dự án làm cùng ngách đó là EigenDA (EigenLayer), Avail, cả 3 dự án này đều khá lớn ở giai đoạn hiện tại. Mặc dù có sự khác biệt về mặt công nghệ và giải pháp tuy nhiên đây được coi là sản phẩm cốt lõi mà cả 3 dự án cung cấp đến thị trường vì thế nên để so sánh được đâu sẽ là dự án top trong thời gian tới sẽ cần chờ đợi thêm sự ra mắt token của cả EigenLayer và Avail.

    2. Modular blockchain là gì

    2.1. Modular blockchain là gì

    Blockchain modular là một xu hướng mới trong phát triển blockchain; trong đó, chúng ta chia blockchain thành nhiều lớp. Các nhà phát triển chỉ cần phát triển các lớp phía trên, như consensus layer và settlement layer.

    Các lớp phía dưới, chẳng hạn như consensus layer và data availability layer, có thể tái sử dụng, trái ngược với blockchain kiểu monolithic truyền thống, nơi các nhà phát triển phải phát triển toàn bộ cấu trúc blockchain từ consensus layer đến data availability layer.

    Celestia chia blockchain thành bốn lớp

    Thiết kế kiến trúc Modular blockchain Celestia

    Blockchain modular bao gồm nhiều lớp. Celestia đã chia một blockchain thành bốn lớp:

    • Consensus layer là lớp xử lý các giao dịch. Lớp này được tùy chỉnh bởi từng dApps. Các nhà phát triển phải tự phát triển lớp này.
    • Settlement layer trong blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và xác nhận sự chuyển động của tài sản, chẳng hạn như tiền điện tử hoặc tài sản kỹ thuật số, giữa các bên tham gia trong hệ thống. Lớp này chịu trách nhiệm xác nhận rằng một giao dịch đã được thực hiện thành công và gửi thông điệp về cho các bên liên quan. Rollkit cung cấp lớp này.

    Trong một hệ thống blockchain, Settlement layer đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện đúng cách và không bị trùng lặp. Nó thường liên quan đến việc kiểm tra chữ ký số, xác nhận số dư tài khoản và đảm bảo rằng người gửi có đủ tài sản để thực hiện giao dịch.

    Một số hệ thống blockchain không sử dụng Settlement layer và thay vào đó sử dụng lớp thực thi (Execution Layer) để thực hiện các chức năng của cả hai lớp. Tuy nhiên, trong một số ứng dụng, việc tách biệt lớp giải quyết và execution layer giúp tăng cường tính linh hoạt và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống blockchain, đặc biệt là khi xử lý một lượng lớn các giao dịch.

    • Consensus layer là một lớp quản lý đồng thuận. Nếu sử dụng Proof-of-Stake, lớp này cho phép người dùng stake token cần thiết để giúp xác minh các giao dịch. Lớp phía trên có thể chia sẻ consensus layer để giúp giảm công việc đảm bảo bảo sự đồng thuận. Celestia cung cấp lớp này.
    • Data availability layer là một lớp hoạt động như nơi lưu trữ dữ liệu cho blockchain. Lớp này duy trì tính khả dụng của dữ liệu để cho phép truy xuất bất kỳ phần dữ liệu nào vào bất kỳ thời điểm nào. Celestia cung cấp lớp này.
    Data availability layer giúp truy xuất bất kỳ phần dữ liệu nhanh chóng

    Data availability layer giúp truy xuất bất kỳ phần dữ liệu nhanh chóng

    Các nhà phát triển chỉ cần phát triển consensus layer sau đó dùng Celestia kết hợp với Rollkit.

    Các nhà phát triển có thể tùy chỉnh consensus layer để cho phép các nhà phát triển khác phát triển thêm dApps bằng cách tích hợp mô-đun hợp đồng thông minh vào chuỗi của họ. Chuỗi dựa trên Cosmos SDK hoặc Rollkit có thể tích hợp mô-đun CosmWasm để cho phép application layer nơi các nhà phát triển bên ngoài phát triển dApps vào chuỗi hiện tại.

    2.2. Lợi ích của blockchain modular

    2.2.1. Sovereignty

    Blockchain modular mới có thể tự chủ như layer-1 mặc dù sử dụng các nhiều layer. Các nhà phát triển cá nhân có thể ngay lập tức cung cấp bản cập nhật/sửa lỗi và các bản vá bảo mật mà không cần sự cho phép từ các lớp cơ bản phía dưới. Mỗi blockchain modular cũng độc lập, vì vậy nếu một blockchain bị hack, blockchain khác vẫn an toàn.

    “Trong blockchain, "sovereignty" (tự chủ) thường được hiểu là quyền kiểm soát độc lập của người dùng hoặc cộng đồng trên dữ liệu và giao dịch của họ trong mạng lưới blockchain.”

    Mỗi blockchain modular cũng độc lập giúp tăng cường tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống blockchain.

    Mỗi blockchain modular cũng độc lập giúp tăng cường tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống blockchain.

    2.2.2. Dễ dàng triển khai blockchain mới

    Phát triển blockchain sẽ dễ dàng như phát triển hợp đồng thông minh vì các nhà phát triển chỉ cần phát triển execution layer, nơi định nghĩa logic của ứng dụng của họ, tương tự như một hợp đồng thông minh. Vì việc phát triển dễ dàng, các blockchain mới có thể được tạo ra và triển khai nhanh chóng.

    2.2.3. Khả năng mở rộng

    Nhiều lớp được kết hợp vào một blockchain modular. Các nhà phát triển khác nhau có thể phát triển từng lớp một độc lập để đạt được khả năng mở rộng tối đa. Một khi được kết hợp vào một blockchain, nó có thể có khả năng mở rộng hơn so với một blockchain kiểu monolithic truyền thống. Hơn nữa, điều này không làm hi sinh tính phi tập trung.

    2.3. Blockchain Modular so với Blockchain Monolithic truyền thống

    So sánh blockchain modular với blockchain monolithic truyền thống
    Kiến trúc blockchain Monolithic so với Modular

    Blockchain kiểu Monolithic như Bitcoin và Ethereum chứa mọi layer cần thiết trong một blockchain duy nhất. Việc đặt mọi lớp trong một blockchain duy nhất đã dẫn đến vấn đề về khả năng mở rộng, bảo dưỡng và linh hoạt. Ngược lại, blockchain modular chia lớp thành nhiều blockchain khác nhau. Một blockchain modular chỉ chứa một số lớp và tích hợp các lớp còn lại từ các blockchain modular khác.

    Tương tự như việc phát triển phần mềm, một blockchain modular được so sánh với kiến trúc microservice, trong khi một blockchain kiểu monolithic được so sánh với kiến trúc monolithic. Ngày nay, việc phát triển phần mềm đã áp dụng kiến trúc microservice, đã được chứng minh trong sản xuất phần mềm rằng nó cung cấp khả năng mở rộng và bảo trì tốt hơn so với kiến trúc monolithic. Tương lai của blockchain có khả năng theo đuổi xu hướng này, nên trong tương lai, các blockchain sẽ trở nên modular.

    3. Hệ sinh thái Celestia

    Hệ sinh thái Celestia
    Hệ sinh thái Celestia

    Tính đến hiện tại, hệ sinh thái Celestia đã có những mảnh ghép khá đa dạng cùng với sự xuất hiện của những dự án đầu tiên:

    • Rollups as a service: Eclipse, Caldera, Vistara, Snapchain
    • Shared sequencer network: Astria, Rádius, FairBlock
    • Settlement layer: Berachain, Neutron, Layer N,…
    • Rollup framework: OP Stack, Sovereign, SDK,…
    • Virtual machine: CosmWasm, Polaris
    • Cross chain: Polymer, Axelar, Hyperlane,…
    • Wallet: Keplr, Leap, Cosmastation
    • DeFi: Duality, Crescent, Catalyst
    • Gaming: Argus, Curio, Aether Games,…
    • Infrastructure: Manta Network, Noble, Modular Cloud,…

    Nhìn vào nhóm dự án này ta có thể thấy được khá nhiều dự án lớn đang sử dụng DA của Celestia trong đó có thể kể đến như:

    • Dymension: đây là dự án cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng Rollup mới dành cho dự án của mình thông qua bộ công cụ do Dymension phát triển.
    • Saga: SAGA là một giao thức được thiết kế để tự động hóa quá trình cung cấp các chuỗi khối dành riêng cho ứng dụng trong siêu dữ liệu đa chuỗi, dự án này cũng tập trung vào các nhóm dự án trò chơi lớn hơn.
    • MilkyWay: là nền tảng Liquid Staking cho Celestia trên Osmosis giúp tăng tính thanh khoản, giao dịch và sử dụng tài sản thế chấp trong DeFi.
    • Eclipse: là Layer-2 tiềm năng nhất sắp tới được sẽ được ra mắt, dự án kết hợp tất cả điểm mạnh của Ethereum, Solana và Celestia để tạo ra giải pháp hiệu suất cao dành cho mạng lưới của mình. Có thể xem Eclipse sẽ là dự án Layer-2 cực kỳ tiềm năng tiếp theo sánh hàng cùng Arbitrum, Optimism, Manta, Zksync Era,….
    • Hyperlane: dự án được sinh ra nhằm mục tiêu cung cấp giải pháp liên chuỗi phi tập trung hay còn gọi là permissionlesss interoperability layer bao gồm: Bridge tài sản, gửi message,…..
    • AltLayer: là giao thức cung cấp nền tảng khởi chạy Rollups-as-a-Service (RaaS) linh hoạt, không cần code, cho phép cả nhà phát triển và những người ít hoặc không có kinh nghiệm lập trình có thể tạo ra một rollup tùy chỉnh chỉ trong vài bước thao tác đơn giản.
    • Movement: dự án đang xây dựng modular framework cho cơ sở hạ tầng, ứng dụng và blockchain dựa trên Move.
    • Berachain: là blockchain tương thích với EVM và sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity, với Berachain người dùng có khả năng stake tài sản L1, DeFi và stablecoin bằng cách sử dụng trình xác thực Berachain.

    Hầu hết đây đều là các dự án lớn trên thị trường đều nhận được khoản đầu tư lớn từ các quỹ Tier-1 nên có thể coi dịch vụ DA do Celestia đang cung cấp đem lại nhiều lợi ích lớn dành cho các dự án này. Trong tương lai khi hệ sinh thái của Celestia được mở rộng hơn thì tỉ lệ sử dụng $TIA để thanh toán dịch vụ sẽ càng lớn hơn giúp đem lại tính bền vững dành cho dự án.

    4. Tokenomics

    4.1. Thông tin cơ bản về token

    • Ticker: TIA
    • Blockchain: Celestia
    • Tổng cung ban đầu: 1.000.000.000 TIA
    • Tính lạm phát của token: 8% trong năm đầu tiên, giảm 10%/ năm cho đến khi đạt mức lạm phát sàn 1.5%/ năm

    4.2. Use case của token TIA

    • Làm phí giao dịch
    • Staking TIA
    • Tham gia bỏ phiếu cho các đề xuất và thay đổi của quản trị

    4.3. Phân bổ token

    Token TIA được phân bổ như sau:

    • 17.6% dành cho những người đóng góp cốt lõi ban đầu
    • 15.9% dành cho những backer đầu tư sớm vào dự án ở vòng Seed
    • 19.7% dành cho những backer đầu tư vào vòng Series A&B
    • 26.8% dành cho hoạt động phát triển hệ sinh thái
    • 20% dành cho Public Allocation, trong đó 7.4% dành cho Genesis Drop và phần thưởng khuyến khích Testnet; 12.6% dành cho các sáng kiến trong tương lai.
    Phân bổ token TIA
    Phân bổ token TIA

    4.4. Lịch trình release token TIA

    Lịch trình release token TIA
    Lịch trình release token TIA

    Token TIA sẽ được mở khoá theo lịch trình như sau:

    • Public Allocation: sẽ được mở khoá 100% khi token ra mắt.
    • R&D và Hệ sinh thái: sẽ được mở khoá 25% tại thời điểm ra mắt token, 75% còn lại sẽ được trả trong vòng 4 năm.
    • Những người đóng góp cốt lõi ban đầu: 33% số token sẽ được mở khoá trong năm đầu tiên kể từ khi token ra mắt. 67% còn lại được mở khoá trong 3 năm sau đó.
    • Backers tại vòng Seed: 33% số token sẽ được mở khoá trong năm đầu tiên. 67% số token còn lại sẽ được mở khoá trong 2 năm.
    • Backers tại vòng Series A&B: 33% số token sẽ được mở khoá trong năm đầu tiên. 67% số token còn lại sẽ được mở khoá trong 2 năm.

    5. Team

    5.1. Core team

    Đội ngũ của Celestia nhìn chung khá đông đảo và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

    • Mustafa Al-Bassam: Co-founder kiêm CEO Celestia Labs. Ông là một hacker và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo mật máy tính người Anh. Mustafa là một người có học vấn cao khi lấy bằng cử nhân Khoa học máy tính tại trường Cao Đẳng King's College London và bằng Tiến sĩ Triết học, Khoa học máy tính tại UCL. Ngoài ra, ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong blockchain với vai trò Cố vấn cho Secure Trading trong 3 năm và Nym Technology trong 2 năm. Celestia Labs đã được Mustafa và những nhà đồng sáng lập tạo nên vào năm 2019.
    • Ismail Khoffi: Co-Founder kiêm CTO của Celestia Labs. Ông là một kỹ sư khoa học máy tính có nhiều năm kinh nghiệm tại Tendermint, Interchain Foundation, Informal Systems, Digital Catapult.
    • John Adler: Co-founder, CRO Celestia Labs. Ông là người đã tạo ra Optimistic Rollups và từng là nhà nghiên cứu khả năng mở rộng blockchain tại ConsenSys. John đã từng đảm nhiệm vai trò Co-Founder kiêm CTO, Giám đốc nghiên cứu và Cố vấn nghiên cứu tại Fuel Labs.
    • Nick White: COO của Celestia Labs. Ông đã lấy bằng cử nhân và thạc sĩ Khoa học, Kĩ thuật Điện tại trường Đại học Stanford. Trong blockchain, Nick đã có nhiều năm kinh nghiệm khi tham gia phát triển dự án nền tảng Harmony với vai trò Co-Founder.
    Đội ngũ phát triển dự án
    Đội ngũ phát triển dự án

     

    5.2. Ban cố vấn

    Đồng hành cùng sự phát triển của Celestia không thể không kể tới các thành viên cố vấn. Hầu hết trong số họ đều đến từ những dự án có tên tuổi lớn như:

    • Matthew Di Ferrante: đến từ Ethereum
    • Ethan Bunchman: Co Founder của Cosmos
    • Zaki Mania: thành viên core của IBC
    • James Prestwich: đến từ Celo
    • Cùng những thành viên khác.

    6. Nhà đầu tư của Celestia

    Celestia đã kêu gọi được thành công tổng cộng $56.5M với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn như: Binance Labs, Polychain Capital, Maven 11 Capital, KR1, The Spartan Group,…

    Nhà đầu tư của Celestia
    Nhà đầu tư của Celestia

    7. Kết luận

    Celestia được coi là dự án cung cấp dịch vụ về DA lớn nhất trên thị trường ở giai đoạn hiện tại, lớn hơn cả EigenDA và cả Avail, tuy nhiên hiện tại cả 2 dự án đều chỉ mới mainet về sản phẩm ở giai đoạn gần đây vì thế nên sự so sánh sẽ có phần không chính xác cùng với đó token của cả 2 dựa án đều chưa được TGE.

    Có thể coi mảng DA là mảng lớn ở trong giai đoạn gần đây và đang tạo ra nhiều sự đột phá cũng như sức hút đối với thị trường hiện tại. Đây cũng là ngách cực kỳ quan trọng và gần như không thể thiệu trong thị trường khi hầu hết các dự án mới đều sẽ sử dụng hạ tầng này để phát triển dự án của mình vì thế nên tiềm năng phát triển chung của các dự án trong ngách này là cực kỳ lớn khi có sự mở rộng của thị trường.

    Điều này cũng khẳng định thêm được việc dự án nào chiếm được phần lớn thị phần về dịch vụ cung cấp DA sẽ giúp đem lại sự phát triển cũng như tăng trưởng mạnh đối với dự án của mình. Nhìn chung về mặt đầu tư TIA ở giai đoạn hiện tại đang được coi là dự án tiềm năng cho chu kỳ phát triển sắp tới tuy nhiên token của dự án cũng đã có sự tăng vọt từ giai đoạn TGE vì thế nên mức định giá của dự án đang bị quá cao so với thị trường cung ở giai đoạn hiện tại vì thế nên sẽ cần xem xét và theo dõi thêm hệ sinh thái của dự án nếu có ý định đầu tư.

    Thông tin về dự án:

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (4Bình chọn)

    Bài viết liên quan