1. Mô hình Ba Đáy (Triple Bottoms)
Đây là một dạng mô hình đảo chiều, diễn ra từ sự chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Mô hình này xuất phát từ việc xuất hiện ba đáy có mức giá tương tự hoặc gần nhau trong một phạm vi hỗ trợ và 2 đỉnh ở giữa tạo thành một vùng kháng cự.
Mô hình 3 đáy này có nhiều điểm tương đồng với mô hình 2 đáy, nhưng ở đỉnh thứ 2, nếu giá vượt qua mức kháng cự và tiếp tục tăng, chúng ta có thể dự đoán một xu hướng tăng tiếp theo. Tuy nhiên, nếu giá không vượt qua mức kháng cự tại đỉnh thứ 2 và quay đầu ngay lập tức, thì chúng ta cần quan sát liệu mô hình 3 đáy có hình thành hay không.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy:
Tín hiệu đảo chiều từ mô hình 3 đáy mạnh hơn so với mô hình 2 đáy và cố gắng phá qua “Ngưỡng cản tâm lý ở 2 vùng hỗ trợ rồi nó đảo chiều lên ngay”. Tuy nhiên, mô hình 3 đáy lại đòi hỏi giá phải cố gắng phá qua ngưỡng này tới 3 lần, khi đó vùng hỗ trợ (3 đáy) trở thành một kháng cự mạnh mẽ.
Sinh ra tâm lý thị trường các nhà đầu tư họ sẽ không tin rằng giá có thể phá qua vùng hỗ trợ (3 đỉnh) 1 lần nữa, khi giá cứ xuống đến vùng hỗ trợ họ lại mua vào như vậy nó sinh ra mô hình giá đảo chiều. Khi thị trường có biến động gì đó, làm giá phá vỡ cái ngưỡng cản tâm lý này thì giá sẽ giảm rất là mạnh.
Lưu ý rằng tại mức giá của đỉnh 1 và đỉnh 2, chúng có thể gần bằng nhau hoặc không bằng nhau. Trong trường hợp giá của 2 đỉnh bằng nhau, điểm break-out sẽ xác nhận rằng mô hình nằm trong vùng kháng cự ngang của hai đỉnh.
Ở trường hợp 2 đỉnh không bằng nhau, ta sẽ vẽ một đường trendline nối giữa đỉnh 1 và đỉnh 2. Khi đó điểm break-out là sẽ là điểm mà nó phá vỡ cái đường trendline.
Khi đỉnh 2 thấp hơn đỉnh 1, điều này ám chỉ rằng mô hình giá 3 đỉnh đã hình thành. Trong trường hợp này, việc phá vỡ đường trendline của hai đỉnh sẽ xác nhận mô hình 3 đáy.
Đọc thêm: Lý Thuyết Dow là gì? Áp Dụng Lý Thuyết Dow Trong Đầu Tư Tiền Điện Tử
Khi mà giá phá vỡ các mức kháng cự và hỗ trợ thì sẽ có xu hướng quay lại để kiểm tra (retest) các mức kháng cự và hỗ trợ trước đó trước khi nó tiếp tục đi theo xu hướng mà nó phá vỡ.
Mô hình giá 3 đáy này thường hình thành sau một xu hướng giảm giá dài hạn cho đến khi lực bán yếu dần và giá đi vào vùng sideway giữa mức kháng cự và hỗ trợ và nó hình thành mô hình 3 đáy, nó sẽ báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng.
2. Mô hình Ba Đỉnh (Triple Tops)
Đây là mô hình giá thường xuất hiện sau một xu hướng tăng giá dài hạn, nó cho chúng ta một tin hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng thành giảm.
Mô hình 3 đỉnh
Mô hình bao gồm 3 đỉnh có giá xấp xỉ nhau nằm trong vùng kháng cự, giữa ba đỉnh đó là hai đáy, và điểm quan trọng để xác nhận mô hình đã hoàn thiện là khi giá phá vỡ qua mức hỗ trợ ở hai đáy (break-out), hoặc đường trendline nối hai đáy lại với nhau.
Trong trường hợp đáy 1 với đáy 2 không bằng nhau, thì đáy 2 phải cao hơn đáy 1. Còn khi mà nó hình thành đáy số 2 mà thấp hơn đáy số 1 thì khi đó nó đã hình thành mô hình 2 đỉnh trước đó. Bởi vì cái đường giá nó đã phá qua mức hỗ trợ của đáy 1, khi đường giá mà nó phá vỡ thì nó cũng thường có xu hướng quay lại để retest các mức cản quan trọng.
3. Những lưu ý khi gặp mô hình 3 đỉnh 3 đáy
Xác nhận tín hiệu: Quan trọng nhất là xác nhận mô hình. Để làm điều này, bạn cần chờ đến khi giá thực sự phá vỡ qua điểm quan trọng, như mức hỗ trợ ở hai đáy (đối với mô hình 3 đáy) hoặc điểm đột phá (break-out) của đường trendline nối hai đáy lại với nhau.
Mô hình 3 đỉnh và 3 đáy cần thời gian để hình thành và xác nhận. Không nên vội vàng đưa ra quyết định ngay sau khi thấy mẫu hình, hãy để nó phát triển và có thời gian xác thực tín hiệu.
Thời gian mô hình hình thành có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Do đó, bạn cần kiên nhẫn và sẵn sàng theo dõi xu hướng để xác nhận tín hiệu.
Theo dõi khối lượng giao dịch cũng rất quan trọng. Sự gia tăng đột ngột trong khối lượng giao dịch có thể là tín hiệu mạnh mẽ xác nhận việc hình thành của mô hình.
Khi xác nhận tín hiệu, hãy đặt mục tiêu lợi nhuận dự kiến và điểm ngừng lỗ (stop-loss) hợp lý. Điều này giúp bạn quản lý rủi ro và tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận.
Đừng chỉ tập trung vào mô hình một cách cô lập. Luôn xem xét ngữ cảnh lớn hơn, bao gồm các yếu tố khác như tin tức thị trường, xu hướng chung và tình hình kinh tế để đảm bảo rằng tín hiệu từ mô hình phù hợp với tình hình tổng thể.
Nên kết hợp với các tín hiệu và công cụ khác như các chỉ báo kỹ thuật, đường trung bình, hay các mô hình khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
4. Kết luận
Mô hình 3 đỉnh và 3 đáy không chỉ là những khái niệm trong phân tích kỹ thuật mà còn là công cụ hữu ích giúp chúng ta thấu hiểu sâu hơn về tình hình thị trường và cung cấp cái nhìn toàn diện để đưa ra quyết định giao dịch một cách tốt hơn.
Đọc thêm: