Polygon (MATIC) là gì? Chi tiết về tiềm năng của Polygon

ByNghĩa Nguyễn17/09/2023
Là một trong những Layer 2 có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường, Polygon dần hoàn hiện và tối ưu công nghệ để bứt tốc trong cuộc đua Layer 2 khắc nghiệt trong thời gian tới.

Nhìn chung, Polygon (MATIC) là dự án layer 2 được sinh ra như một giải pháp để cải thiện một số vấn đề của Ethereum (ETH). Polygon thậm chí còn được mệnh danh là “Internet blockchain của Ethereum”.

Được thành lập vào năm 2017, Polygon nhanh chóng trở thành một loại tiền điện tử tương đối phổ biến, thường xuyên được xếp hạng trong số 15 loại tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường.

Polygon (MATIC) hiện hỗ trợ hơn 7.000 ứng dụng phi tập trung (dApps), các ứng dụng hoạt động mà không cần bên trung gian.

1. Polygon là gì?

1.1. Polygon là gì?

Polygon (trước đây gọi là Matic Network) là một giải pháp mở rộng “layer two” hoặc “sidechain” chạy cùng với blockchain Ethereum, nhằm cung cấp nhiều công cụ để cải thiện tốc độ và giảm chi phí cũng như độ phức tạp của các giao dịch trên mạng blockchain. 

Nền tảng Polygon hoạt động trên blockchain Ethereum và kết nối các dự án cũng dựa trên Ethereum. Sử dụng nền tảng Polygon có thể tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và chủ quyền của dự án blockchain trong khi vẫn mang lại lợi ích về bảo mật, khả năng tương tác và cấu trúc của blockchain Ethereum.

Polygon tự nhận mình là một blockchain layer 2, nghĩa là nó hoạt động như một lớp bổ sung cho Ethereum và không tác động thay đổi lớp blockchain ban đầu. Polygon bao gồm nhiều cạnh, hình dạng và cách sử dụng, đồng thời hứa hẹn một khuôn khổ đơn giản hơn để xây dựng các mạng kết nối với nhau.

Polygon là giải pháp layer 2 của Ethereum
Polygon là giải pháp layer 2 của Ethereum

Polygon có thể:

  • Triển khai các mạng blockchain hiện có và phát triển các blockchain tuỳ chỉnh

  • Kích hoạt việc trao đổi giữa Ethereum và các blockchain khác

  • Hỗ trợ các mạng blockchain hiện tại tương thích với Ethereum

1.2. Ưu điểm và nhược điểm của Polygon

Ưu điểm:

  • Khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng: Thời gian xử lý khối trung bình của Polygon là 2,1 giây.

  • Phí giao dịch luôn ở mức thấp: Polygon giữ phí sử dụng nền tảng ở mức thấp, với phí giao dịch điển hình là khoảng $0,01.

Nhược điểm:

  • Không phải là một blockchain độc lập: Polygon là một giải pháp Layer 2 hoạt động trên nền tảng Ethereum. Nếu nền tảng Ethereum bị gián đoạn nghiêm trọng hoặc ngừng tồn tại, thì Polygon có thể sẽ mất giá trị.

  • Các trường hợp sử dụng hạn chế cho MATIC: MATIC được thiết kế để quản lý và bảo mật nền tảng Polygon cũng như thanh toán phí giao dịch. Không giống như một số loại tiền kỹ thuật số, MATIC thường không được sử dụng cho các giao dịch mua hàng ngày.

    Ưu và nhược điểm của Polygon
    Ưu và nhược điểm của Polygon

1.3. Một vài con số thống kê về Polygon

  • 289,905 tổng số người tạo contract

  • 222.28M + địa chỉ duy nhất

  • 2,5B+ giao dịch

  • 1,87B+ khối lượng bán NFT

  • ~$0,017 trung bình chi phí mỗi txn

  • 1,2M+ smart contract đã triển khai

1.4. Polygon hoạt động như thế nào

Polygon là một nền tảng multi-level với mục đích mở rộng quy mô Ethereum nhờ có rất nhiều sidechain, tất cả đều nhằm mục đích giải phóng nền tảng chính một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.  

Nếu bạn chưa biết thì sidechain là các chuỗi khối duy nhất được liên kết với chuỗi khối Ethereum chính và có hiệu quả trong việc hỗ trợ nhiều giao thức Tài chính phi tập trung (DeFi) có sẵn trong Ethereum.

Như vậy, Polygon khá tương tự với các mạng cạnh tranh khác như SolanaPolkadot và Cosmos.

1.5. Cấu trúc của Polygon

Cốt lõi của mạng Polygon là bộ công cụ phát triển phần mềm Polygon (SDK), được sử dụng để xây dựng các dApp tương thích với Ethereum dưới dạng sidechain và kết nối chúng với chuỗi khối chính.

Sidechains có thể được xây dựng bằng một trong các phương pháp sau: 

  • Chuỗi Plasma – Gói các giao dịch thành các khối, được gộp thành một lần gửi duy nhất trên chuỗi khối Ethereum

  • zk-Rollups – Cho phép gộp nhiều lần chuyển tiền vào một giao dịch

  • Optimistic Rollups – Tương tự như Chuỗi Plasma, nhưng có khả năng mở rộng quy mô hợp đồng thông minh Ethereum
     

Chuỗi chính của Polygon là một PoS sidechain, trong đó những người tham gia mạng có thể đặt cược MATIC token để xác thực các giao dịch và bỏ phiếu cho việc nâng cấp mạng.

2. Các sản phẩm của Polygon

2.1. Quickswap

Quickswap là AMM số 1 hiện tại trong hệ sinh thái của Polygon (hơn 160 triệu đô TVL) với 2 đặc điểm nổi bật là dễ sử dụng và chi phí rẻ.

Trang chủ của Quickswap
Trang chủ của Quickswap

Hiện tại có 2 token QUICK trên thị trường bao gồm QUICK [OLD] và QUICK. QUICK [OLD] đang dần được chuyển đổi sang QUICK mới với tỉ lệ 1:1000. Nếu quan tâm dự án này, các bạn nên để ý QUICK mới.

2.2. Gains Network

Gains Network là dự án số 1 trong mảng giao dịch phái sinh trên hệ sinh thái Polygon. Theo dữ liệu tham khảo trên Dune, từ thời điểm ra mắt đến nay, Gains đã xử lí gần 30 tỉ đô volume giao dịch. 

Trang chủ Gains Network
Trang chủ Gains Network

Gains được nhắc đến nhiều nhờ mô hình Tokenomics giảm phát và #realyield độc đáo. Gains Network cũng mới được niêm yết trên Binance, mở ra một kỉ nguyên mới cho các dự án DeFi trên hệ sinh thái Polygon.

2.3. Lens Protocol

Lens Protocol là một giao thức cung cấp các giải pháp nhằm xây dựng mạng lưới xã hội Web3 được xây dựng dựa trên mạng lưới Polygon, hướng đến việc trao quyền cho người sáng tạo và cộng đồng của họ, tạo thành một biểu đồ xã hội do người dùng sở hữu hoàn toàn.

Trang chủ Lens Protocol
Trang chủ Lens Protocol

Dù chưa mở cho cộng đồng, Lens Protocol đã thu hút được hơn 100 000 lượt đăng kí nhận tài khoản (Lens Handle). Lens Protocol được thành lập bởi Stani Kulechov - đồng thời là đồng sáng lập của dự án được mệnh danh là anh cả làng DeFI - AAVE.

2.4. Magic Eden

Magic Eden (ME) là một dự án NFT marketplace đa chuỗi bắt đầu từ Solana. Tên của dự án Magic Eden mang ý nghĩa của những khả năng không giới hạn. Chỉ sau 1 tháng ra mắt, dự án đã chiếm được 15% thị phần của tổng khối lượng giao dịch NFT trên Solana. 

Trang chủ của Magic Eden
Trang chủ của Magic Eden

Hiện tại, ME chiếm 90% khối lượng giao dịch NFT trên thị trường thứ cấp của Solana. Tuy nhiên, sau sự kiện FTX sụp đổ, hệ sinh thái Solana đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Magic Eden tìm đến Polygon để phát triển nhằm tăng thị phần. Hiện nay, Magic Eden đang có chiến dịch “free mint” cho hơn 12 dự án về game và NFT trên hệ sinh thái Polygon rất đáng chú ý.

3. Nhà đầu tư

Polygon được hẫu thuẫn bởi các quỹ đầu tư lớn như Coinbase, Sequoia, ZBS Capital, MiH Ventures, High Naut Capital

4. Đội ngũ

Polygon đã khẳng định chắc chắn mình là dự án có khả năng mở rộng Ethereum hứa hẹn nhất nhờ đội ngũ phát triển có năng lực cao. 

  • Jaynti Kanani (Co-Founder): Kỹ sư blockchain và là nhà phát triển cho Web3, Plasma, WalletConnect. Trước đây là nhà khoa học dữ liệu tại Housing.com.

  • Sandeep Nailwal (Co-Founder): Lập trình viên, từng là CEO của Scopeweaver, CTO của Welspun Group.Anurag Arjun (Co-Founder): Trước đây là AVP (Quản lý sản phẩm), Kinh doanh IRIS. Làm việc tại SNL Financial, Dexter Consultancy và Cognizant Technologies.

  • Mihailo Bjelic (Co-Founder): Nhà phát triển công nghệ trên Ethereum.

5. Tokenomics

MATIC là đồng tiền điện tử gốc của mạng lưới, được sử dụng cho phí, stake, v.v.

Cái tên MATIC xuất phát từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của Polygon. Sau khi ra mắt với tên Matic Network vào tháng 10 năm 2017, các nhà phát triển đã đổi tên thành Polygon vào đầu năm 2021. 

Tuy nhiên, sau khi đổi thương hiệu, Polygon vẫn giữ lại tiền điện tử MATIC, đồng tiền kỹ thuật số làm nền tảng cho mạng. MATIC được sử dụng làm đơn vị thanh toán và quyết toán giữa những người tham gia tương tác trong mạng. 

5.1. Thông tin về MATIC

  • Ticker: MATIC

  • Blockchain: Ethereum, BSC, Polygon, Solana.

  • Token Standard: ERC210.

  • FDV: $11,711,186,874

  • TVL: $8,426,887,713

  • Circulating supply: 9,050,469,069

  • Total supply: 10,000,000,000

  • Max supply: 10,000,000,000

5.2. Thống kê về fundraising

  • Token đã bán: 2,28B MATIC, chiếm 22.8%.

  • Tổng lượng fund đã kêu gọi được: $455,56M.

5.3. Phân bổ token Matic

Phân bổ token Matic
Phân bổ token Matic

Toàn bộ lượng token đã được unlock hoàn toàn.

5.4. Các vòng gọi vốn

  • Tháng 3/2019: dự án gọi được $165,000, với giá $0,00079. Những người hỗ trợ dự án ở giai đoạn sớm cũng đã đầu tư vào $450,000 với giá $0,0026.

  • Vào ngày 25/04/2019, dự án kêu gọi được $4,94M, với giá $0,00263

  • Vào tháng 2/2022: dự án kêu gọi được $450M từ các nhà đầu tư.

6. Lộ trình phát triển

Updating…

7. Điều gì khiến Polygon trở nên đặc biệt?

Điều gì khiến Polygon nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh lớp 2? Polygon là mạng duy nhất cho phép token của nó, MATIC, được stake trên chuỗi khối Polygon. Staking cho phép người dùng kiếm tiền lãi hàng năm khi hỗ trợ xác thực các giao dịch trên blockchain.

Polygon có các giải pháp cho daily user, developer và cả doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Polygon là tạo ra Internet of Things (IoT) cho chuỗi khối Ethereum. Dự án nhằm mục đích mở rộng quy mô Ethereum lên một tỷ người dùng mà không phải hy sinh tính phân cấp hoặc bảo mật.

Điều khiến Polygon khác biệt so với các giải pháp L2 khác là cách tiếp cận của nó. Polygon cung cấp cho các nhà phát triển nhiều giải pháp trên một mạng duy nhất. Cách tiếp cận này cấp cho các nhà phát triển mức độ kiểm soát và tùy chỉnh cao hơn khi chọn giải pháp mở rộng quy mô phù hợp nhất với ứng dụng của họ. 

Trên Polygon, nhà phát triển có thể chọn giữa zk-rollup hoặc optimistic rollups. Họ cũng có thể chọn sử dụng Polygon Avail, một chuỗi khối có sẵn dữ liệu cực kỳ an toàn cho các chuỗi độc lập, sidechain và các giải pháp mở rộng quy mô off-chain.

Các yếu tố làm nên sự độc đáo của Polygon
Các yếu tố làm nên sự độc đáo của Polygon

Vào tháng 5 năm 2021, mạng Polygon đã công bố ra mắt SDK Polygon, giúp quá trình xây dựng mạng đa chuỗi trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với các nhà phát triển. Với SDK Polygon, các nhà phát triển có thể tạo các chuỗi độc lập chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo mật của chính họ. Các sidechain độc lập này sẽ có mạng cầu nối PoS chuyên dụng kết nối chúng với Ethereum.

Polygon cũng có các cách tiếp cận mở rộng quy mô khác như commit chain PoS. Để thuận tiện, commit chain thường được gọi đơn giản là Polygon hoặc chuỗi khối Polygon. Sidechain PoS của Polygon là sản phẩm phổ biến nhất của dự án. Cho đến nay, chuỗi khối Polygon đã xử lý khoảng một tỷ giao dịch và đang tăng lên, theo dữ liệu từ Polygonscan.com.

Polygon Commit chain PoS tương thích với EVM nên hoạt động hoàn hảo với nhiều giao thức Ethereum. Do đó, việc di chuyển DApp trên các nền tảng rất đơn giản đối với các nhà phát triển.

Polygon giúp nâng cao tiềm năng Ethereum
Polygon giúp nâng cao tiềm năng Ethereum

Không giống như các sidechain EVM khác, Polygon có các checkpoint với Ethereum. Cụ thể, mỗi khi Polygon xử lý một giao dịch, nó sẽ tạo ra một số checkpoint trên Ethereum. Các checkpoint này đảm bảo rằng tất cả dữ liệu đã được xử lý trên Polygon cho đến thời điểm đó đều hợp lệ và an toàn cho chuỗi khối Ethereum. Lưu ý rằng các sidechain EVM khác không sử dụng checkpoint. 

8. Kết luận

Polygon (MATIC) là một giải pháp layer 2 cho Ethereum và là một trong những nền tảng blockchain phổ biến nhất với hơn 7.000 ứng dụng phi tập trung. 

Đặc biệt, với sự kiện ra mắt beta mainnet zkEVM sắp tới vào ngày 27/3, Polygon đang trở thành một trong những dự án được quan tâm nhiều nhất trong cộng đồng blockchain và sự kiến sẽ thu hút được dòng tiền đến với hệ sinh thái.

9. Thông tin dự án

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/Theblock101_ 

Nghĩa Nguyễn

Nghĩa Nguyễn

Researcher and writer at Bigcoin Vietnam

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan