Stake là gì? Vai trò của Stake trong thị trường crypto

ByLeahhere10/09/2023
Stake là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để chỉ việc đặt cược hoặc cam kết một số lượng token nhất định vào một mạng blockchain. Tuy nhiên, vai trò của "stake" không chỉ dừng lại ở việc tham gia vào quá trình đồng thuận mạng, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến cách mà hệ thống hoạt động và cách mà người tham gia có thể tận dụng từ sự cam kết này. Hãy cùng khám phá sâu hơn về khái niệm "stake" và vai trò của nó trong thị trường crypto.

1. Stake là gì?

Stake (hay còn được gọi là "staking") là một quy trình trong không gian tiền điện tử, trong đó người dùng giữ và khoá 1 lượng coin nhất định vào mạng lưới để tham gia vào hỗ trợ xác nhận giao dịch cho mạng lưới đó và nhận lại được phần thưởng.

Ngoài ra, Stake còn được dùng trong trường hợp khác, đề cập tới việc người dùng lựa chọn khoá token của mình lại và nhận lại được một mức lãi suất tương ứng. Thường các dự án sẽ sử dụng cách này để tạo ra utility cho token của họ và khuyến khích người dùng giữ token thay vì đem bán.

Stake Staking PoS

Khái niệm staking trong crypto

2. Chi tiết về các loại staking trong crypto

Như đã đề cập bên trên, khi nhắc đến staking, người dùng thường sẽ nghe đến 2 khái niệm staking phổ biến với 2 loại mục đích khác nhau

  • Staking trong cơ chế đồng thuận Proof of Stake
  • Staking để nhận được lãi suất

2.1. Staking trong Proof of Stake

Trước hết, nói qua về Proof of Stake (PoS) thì đây là một cơ chế đồng thuận được sử dụng trong các mạng blockchain để xác định người có quyền được tạo và xác nhận các khối mới.

Trong mô hình PoS, thay vì sử dụng sức mạnh tính toán để giải các bài toán phức tạp như trong mô hình Proof of Work (PoW), người tham gia vào mạng bằng cách đặt cọc (stake) một lượng coin cụ thể của họ trong một khoảng thời gian nhất định để được chọn làm người tạo khối. Tuỳ thuộc vào số lượng và thời gian stake mà những người được chọn sẽ có quyền tạo khối và xác nhận các giao dịch.

Khi thực hiện xác nhận các giao dịch trên chuỗi khối, người dùng sẽ nhận được một lượng phần thưởng (rewards) bao gồm phần thưởng khối và phí giao dịch mạng lưới.

Stake Staking PoS

Cách thức hoạt động của staking trong Proof of Stake

2.2. Staking để nhận lãi suất

Ngoài việc tham gia vào hỗ trợ mạng lưới, staking còn được dùng khi người dùng lựa chọn lock (khoá) token của mình lại trên trực tiếp nền tảng của dự án hoặc một số sàn giao dịch hỗ trợ để nhận lại được mức lãi suất nhất định. Mức lãi suất nhận được sẽ phụ thuộc vào số lượng token stake và thời gian người dùng khoá token của mình. Số lượng token lock và thời gian lock càng lớn, mức lãi suất nhận được càng cao.

Các dự án thường sử dụng cơ chế này để khuyến khích người dùng hold token của dự án lâu hơn, thay vì lựa chọn bán, giúp cho dự án phát triển bền vững.

Stake Staking PoS

Staking token của dự án để nhận lãi suất

Nói một cách đơn giản, người dùng có thể hình dung việc staking này tương tự như việc gửi tiết kiệm trong mô hình truyền thống để nhận lãi suất.

Có những dự án sẽ cho phép người dùng có thể staking linh hoạt, tuy nhiên cũng có những nền tảng yêu cầu số lượng tối thiểu token để stake và thời gian tối thiểu bao lâu để được rút.

3. Lợi ích của Staking

3.1. Đối với dự án và mạng lưới blockchain

  • Đảm bảo an toàn mạng lưới: Staking giúp tăng cường tính bảo mật và ổn định của mạng blockchain bằng cách đưa ra sự cam kết tài chính từ người tham gia. Người dùng stake sẽ mất tiền nếu họ tham gia vào bất kỳ hành vi không trung thực nào trên mạng lưới.
  • Tăng cường tính phi tập trung cho mạng lưới: Càng nhiều người dùng staking và tham gia vào việc xác nhận giao dịch trên mạng lưới, càng đảm bảo tính công bằng và phi tập trung của mạng lưới đó, tránh khả năng các giao dịch bị thao túng.
  • Khuyến khích sự cam kết của người dùng với dự án: Việc cho phép người dùng staking để nhận được lợi suất sẽ khuyến khích người dùng có xu hướng hold token hơn thay vì bán (xả) token ra ngoài thị trường, giúp gia tăng giá trị dự án.
Lợi ích của Staking
Lợi ích của Staking

3.2. Đối với người dùng (stakers)

  • Cơ hội nhận lãi suất: Người tham gia vào quá trình staking thường nhận được lợi suất từ việc giữ tiền điện tử trong ví của họ và hỗ trợ mạng. Điều này có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ việc giữ tiền điện tử.
  • Khả năng tham gia bỏ phiếu: Một số mạng sử dụng staking để bầu chọn cho các quyết định quan trọng liên quan đến cải thiện và phát triển mạng lưới. Khi stake token, người dùng có quyền bỏ phiếu cho những thay đổi này.
  • Khả năng tăng giá trị: Nếu một đồng coin hoặc token được staked tăng giá trị, người dùng sẽ được hưởng lợi sự tăng giá này ngoài lợi suất từ việc stake.
  • Tiết kiệm năng lượng: Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc staking là người tham gia không cần yêu cầu phải sử dụng những thiết bị máy tính đắt tiền, cồng kềnh để tham gia vào mạng lưới và vẫn có thể thu được phần thưởng lợi nhuận chỉ bằng việc giữ token/coin.

4. Những rủi ro người dùng cần nắm rõ khi tham gia staking

Những rủi ro người dùng cần nắm rõ khi tham gia staking
Những rủi ro người dùng cần nắm rõ khi tham gia staking
  • Không thể sử dụng tài sản trong quá trình stake: Khi người dùng lựa chọn khoá token/coin của mình lại để tham gia staking, những đồng coin/token này sẽ không thể sử dụng giao dịch, mua bán hay chuyển đổi.
  • Sự suy giảm giá trị của tài sản: Thông thường, quá trình unstake sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để rút, phụ thuộc vào từng cơ chế của nền tảng và dự án. Nếu tài sản mà người dùng đang stake giảm hoặc mất giá trị, lợi nhuận từ staking có thể giảm hoặc mất hoàn toàn vì không thể unstake và bán kịp.
  • Tỷ lệ lạm phát quá cao: Người dùng cần nắm rõ cơ chế và tỷ lệ lạm phát của tài sản để tránh trường hợp lãi suất nhận được thấp hơn tỉ lệ lạm phát và khi giá trị tài sản bị giảm sẽ dẫn đến thua lỗ khi staking. Không phải lúc nào staking cũng có lãi và thu được lợi nhuận.
  • Sự phụ thuộc vào nền tảng: Người dùng cần lựa chọn nền tảng uy tín và legit để stake token, trong trường hợp nền tảng staking rug pull hoặc scam, có thể dẫn đến mất mát toàn bộ tài sản.
  • Biến động đột ngột của thị trường: Những biến động bất ngờ của thị trường dẫn đến sự mất mát của tài sản stake cũng là một trong những rủi ro lớn nhất của việc stake.

5. Hướng dẫn các bước Staking đơn giản cho người mới

Cách tiếp cận Staking trong thị trường tiền điện tử có thể được phân thành một số bước cơ bản. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết các bước Staking:

Hướng dẫn các bước Staking đơn giản cho người mới
Hướng dẫn các bước Staking đơn giản cho người mới

Bước 1: Lựa chọn loại coin hỗ trợ Staking: Trước khi chọn loại coin, cân nhắc các thông số như lãi suất, lạm phát của coin, giá coin và weight để đảm bảo phù hợp với nhu cầu, vốn đầu tư, và kỳ vọng của bạn.

Bước 2: Chuẩn bị công cụ Staking: Cài đặt ví hoặc cấu hình máy tính để sẵn sàng cho quá trình Staking. Đảm bảo rằng môi trường mạng của bạn ổn định và hoạt động 24/7, đặc biệt là đối với các ví lạnh.

Bước 3: Nạp coin và bắt đầu Staking: Chuyển coin vào ví/máy tính hoặc sàn để bắt đầu quá trình Staking. Đối với ví lạnh, hãy đảm bảo rằng nó luôn kết nối với mạng để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội Staking nào.

Bước 4: Đợi và nhận lãi: Chờ đợi cho đến khi coin trưởng thành và bắt đầu nhận lãi từ việc tham gia vào quá trình Staking.

Lưu ý: Để tối ưu hóa lợi nhuận từ Staking, hãy đặc biệt chú ý đến các thông số như lãi suất, lạm phát của coin, giá coin và weight. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và tận dụng tốt nhất các cơ hội Staking.

6. Làm thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận khi tham gia staking

Nghiên cứu và lựa chọn đúng coin

Thường thì staking cũng đồng nghĩa với việc cam kết đi lâu dài với dự án, chính vì vậy staking sẽ phù hợp với những người có xu hướng đầu tư dự án lâu dài hơn là tối ưu hoá lợi nhuận theo từng nhịp của thị trường.

Chính vì vậy, người dùng nên lựa chọn và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng với dự án mình đầu tư và lựa chọn stake token nếu đánh giá dự án đủ tốt và undervalue với những gì dự án đang làm được. Đánh giá kỹ những rủi ro liên quan đến việc stake và vạch rõ mục tiêu lợi nhuận.

Làm thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận khi tham gia staking
Làm thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận khi tham gia staking

Lựa chọn nền tảng staking tin cậy

Như đã đề cập bên trên, ngoài stake trực tiếp của dự án, sẽ có một số các nền tảng thứ ba như nền tảng staking, sàn,… cho phép người dùng có thể stake token và nhận lãi suất. Tuỳ thuộc vào từng nền tảng và sàn mà mức lãi suất nhận được sẽ khác nhau.

Chính vì vậy, người dùng cần lựa chọn nền tảng có thời gian hoạt động đủ lâu, legit và uy tín để stake, tránh trường hợp dự án scam dẫn đến mất mát toàn bộ tài sản.

Xác định lượng tiền stake phù hợp

Như đã đề cập bên trên, stake sẽ có một số rủi ro nhất định như việc không thể rút token stake bất cứ lúc nào. Nên trong trường hợp token tăng giá, người dùng không thể rút kịp token để thanh khoản cũng dẫn tới việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hoặc trong trường hợp dự án bị fud, giá trị token bị giảm liên tục mà người dùng không thể rút kịp để giảm phần lỗ tối đa.

Chính vì vây, để an toàn, người dùng nên xác định lượng tiền stake phù hợp để “có đường lui” trong bất kỳ trường hợp biến động nào của thị trường. Vì thị trường crypto vốn là một thị trường có mức độ biến động cực kỳ cao.

Liên tục cập nhật những thay đổi của dự án

Những sự thay đổi hay cập nhật của dự án crypto sẽ có ảnh hưởng và tác động khá lớn tới giá trị đồng coin, chính vì vậy, khi đã lựa chọn stake, người dùng cần nghiên cứu và theo dõi sát những cập nhật của dự án. Dựa vào đó để có những nhận định và quyết định chính xác về quá trình unstake cũng như thời gian stake.

Ví dụ: Người dùng nắm được thông tin về việc dự án sẽ trả một lượng token lớn cho các nhà đầu tư trong thời gian tới, và có thể yếu tố này sẽ dẫn tới việc giảm giá của token. Người dùng có thể lựa chọn unstake trước thời gian đó để giảm thiểu tối đa rủi ro của mình.

7. FAQs

Q1: Làm thế nào để tối ưu hóa lợi nhuận từ Staking?

Để tối ưu hóa lợi nhuận từ Staking, người dùng cần phải xem xét các yếu tố như lãi suất, lạm phát của coin, giá coin và weight để đưa ra quyết định đầu tư thông minh.

Q2: Làm thế nào để bắt đầu Staking?
Để bắt đầu Staking, người dùng cần có một số lượng token nhất định của mạng blockchain cụ thể và cài đặt ví hoặc sử dụng dịch vụ của các sàn giao dịch hỗ trợ Staking.
Q3: Có cần phải giữ máy tính hoạt động 24/7 để tham gia Staking không?
Đối với một số mạng blockchain, nhưng không phải tất cả, việc giữ máy tính hoạt động 24/7 có thể là điều cần thiết để tham gia vào quá trình Staking. Tuy nhiên, có một số dịch vụ Staking có thể cho phép người dùng tham gia mà không cần phải giữ máy tính hoạt động liên tục.

8. Kết luận

Staking vẫn luôn đóng một vai trò khá quan trọng trong ngách DeFi nói riêng và thị trường crypto nói chung, mang lại khá nhiều lợi ích cho cả dự án và người dùng. Không chỉ dừng lại ở đó, staking còn mở ra nhiều sân chơi phái sinh mới hơn trong thị trường crypto, thúc đẩy và tạo ra những giá trị to lớn trong việc phát triển của toàn thị trường.

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng không phải cứ staking là sẽ mang lại lợi nhuận, bất kỳ một phương pháp đầu tư sinh lời nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định trong đó. Chính vì vậy, người dùng cần có những nghiên cứu và kiến thức đầy đủ trước khi quyết định tham gia bất kỳ hoạt động đầu tư nào.

Hy vọng những thông tin trên đây cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dùng. Theo dõi đội ngũ Bigcoin để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về thị trường và các dự án crypto nổi bật!

Đọc thêm

Proof of Stake (PoS) là gì? Toàn tập về cơ chế đồng thuận Proof of Stake

Proof of Work (PoW) là gì? Toàn tập về cơ chế đồng thuận Proof of Work

Blockchain Nonce là gì? Đây có phải chìa khóa của PoW?

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Leahhere

Leahhere

- You have to be enough for you

4.5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan