Avalanche (AVAX) là gì? Blockchain Layer 0 dẫn đầu xu hướng RWA

ByLengkeng14/08/2021
Avalanche là một nền tảng mã nguồn mở để khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung và triển khai blockchain doanh nghiệp có thể tương tác và mở rộng. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về dự án này.

1. Avalanche (AVAX) là gì?

1.1. Avalanche (AVAX) là gì?

Avalanche là nền tảng blockchain Layer 0 cho phép xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và triển khai các mạng lưới blockchain khác (được gọi là Subnet) một cách thuận tiện và bảo mật.

Avalanche là gì?
Avalanche là gì?

Các DApp và Subnet được xây dựng trên Avalanche thừa hưởng những đặc tính nổi bật như khả năng mở rộng tốt, thời gian xác nhận giao dịch gần như ngay lập tức và có khả năng tương tác chéo với các DApp và Subnet khác trong hệ sinh thái thông qua công nghệ Avalanche Warp Messaging (AWM).

Avalanche ra mắt mainnet vào tháng 9 năm 2020 sau 2 tháng kể từ đợt token sale. Chỉ trong vỏn vẹn 5 tiếng đồng hồ, Avalanche đã kêu gọi được 42 triệu USD.

1.2. Avalanche hoạt động như thế nào?

Nền tảng cơ sở hạ tầng của Avalanche là một mạng lưới các blockhchain được xây dựng với những mục tiêu riêng biệt.

Primary Network là gì?
Primary Network là gì?

Cụ thể, mạng Primary Network hay một Subnet đầu tiên trên Avalanche bao gồm 3 blockchain:

  • The Contract Chain (C-Chain): C-Chain là blockchain chuẩn EVM, hỗ trợ các smart contract được viết bằng Solidy. Nói ngắn gọn, người dùng có thể dùng C-Chain như các blockchain quen thuộc khác tương tự Ethereum.
  • The Platform Chain (P-Chain): P-Chain chịu trách nhiệm vận hành validator và các tác vụ liên quan đến Subnet, ví dụ như việc tạo ra các blockchain Subnet khác, bổ sung validator cho Subnet, staking …
  • The Exchange Chain (X-Chain): X-Chain chịu trách nhiệm vận hành các tài sản số ví dụ như token hoá các tài sản từ thế giới thực (cổ phần, trái phiếu..) được quy chuẩn hoá.

Avalanche Mainnet chính là sự kết hợp của Primary Network (các Subnet ban đầu mà Avalanche xây dựng) cùng với các subnet khác. Vì vậy, Avalanche còn được gọi là A Network of Networks.

Ngoài ra, Avalanche có một blockchain testnet có tên gọi là Fuji Network.

1.3. Subnet là gì?

Subnet chính là một blockchain layer 1, vận hành như một mạng độc lập tự có những quy chuẩn riêng cho blockchain của mình ví dụ như tokenomics, phí mạng lưới … Các Subnet sẽ có một nhóm các validator nhất định chuyên hỗ trợ xác thực các giao dịch trên mạng lưới đó.

Bản chất Primary Network chính là một Subnet, nhưng Subnet này đặc biệt hơn do có đến 3 chain được xây dựng trên nó.

Những đặc tính vượt trội mà Subnet sở hữu:

  • Subnet là một blockchain độc lập: Mỗi Subnet sẽ có một quy chuẩn thực thi riêng biệt, tự quyết định phí mạng lưới và tự xây dựng quy tắc bảo mật riêng biệt. Các Subnet sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, vì vậy việc một Subnet bị nghẽn mạng cũng sẽ không ảnh hưởng đến các Subnet còn lại trong hệ sinh thái. Giống như Primary Network, một Subnet có thể xây dựng trên đó nhiều blockchain riêng rẽ.
  • Khả năng tương tác chéo: Sản phẩm Avalanche Warp Messaging cho phép các Subnet có thể tương tác với nhau một cách liền mạch và mượt mà.
  • Mỗi Subnet sẽ có quy chuẩn riêng biệt phục vụ cho mục tiêu của mạng lưới: Mỗi Subnet sẽ yêu cầu các validator tham gia đảm bảo yêu cầu về phần cứng khác nhau, tránh tình trạng mạng gặp vấn đề do các validator không đạt chuẩn.
  • Tuân thủ luật lệ: Các nhà phát triển Subnet sẽ đảm bảo tính hợp pháp cho các validator của họ bằng cách yêu cầu Validator phải được đặt ở một quốc gia cho phép, thông qua KYC hoặc AML …

2. Avalanche có gì đặc biệt?

Theo Ava Labs, nền tảng có thể xử lý 4.500 giao dịch mỗi giây - so với Bitcoin là 7 tx / giây và Ethereum là 14 tx / giây. Điều này làm cho Avalanche phù hợp hơn với các ứng dụng phi tập trung mở rộng quy mô lớn vốn đang bị tắc nghẽn trên nhiều nền tảng cạnh tranh.

Bên cạnh khả năng mở rộng cao, Avalanche cũng được xây dựng để giải quyết một vấn đề lớn khác mà các hệ thống dựa trên blockchain phải đối mặt ngày nay đó là khả năng tương tác. Avalanche có thể thực hiện được điều này bằng cách cho phép các blockchain s giữa các mạng con giao tiếp với nhau, cho phép chúng bổ sung cho nhau và hỗ trợ chuyển giao giá trị xuyên chuỗi.

Trong khi nhiều blockchains bằng chứng về cổ phần (PoS) chỉ cho phép một số validator đủ điều kiện để đạt được sự đồng thuận, Avalanche cho phép tất cả các đối tượng đều có thể tham gia mà chỉ cần staking 2000 AVAX.

3. Thông tin về token của dự án

3.1. Thông tin cơ bản về token

AVAX là token tiện ích gốc cho hệ sinh thái Avalanche. Sau đây là các thông tin cơ bản về AVAX:

  • Ticker: AVAX
  • Loại token: Native, Utility
  • Cung lưu thông: 364,954,858 AVAX
  • Tổng cung: 720 triệu AVAX

(Thông tin được tổng hợp tại thời điểm viết bài)

3.2. Tính năng token 

  • Thanh toán phí gas: Các giao dịch thực hiện trên mạng Avalanche hoặc các Subnet sử dụng AVAX làm phí sẽ được thanh toán phí giao dịch bằng đồng coin này.
  • Thực thi lệnh của các smart contract: Phí thực thi lệnh này sẽ được thanh toán bằng AVAX.
  • Quản trị
  • Staking
  • Thưởng cho các validator: Các Validator hoạt động tốt sẽ được trao thưởng AVAX

Ngoài ra, toàn bộ phí giao dịch thanh toán bằng AVAX sẽ được mang đi đốt. Phần AVAX đó sẽ bị xoá hoàn toàn ra khỏi tổng cung.

Hơn 700 000 AVAX đã được burn
Hơn 700 000 AVAX đã được burn

Tính đến thời điểm viết bài, số lượng AVAX bị đốt xoá bỏ hoàn toàn khỏi tổng cung đã lên đến 748 912 AVAX (tương đương ~15 triệu đô). Đây không phải con số quá lớn. Tuy nhiên, lượng AVAX bị đốt ngày càng tăng và đạt ATH mới do các ứng dụng xây dựng trên blockchain này ngày càng đa dạng và hoạt động tích cực.

3.3. AVAX Staking

Các thông số liên quan đến AVAX Staking
Các thông số liên quan đến AVAX Staking

Tại thời điểm viết bài, có 256,184,612 AVAX đang được đưa vào stake (tương đương hơn 5,1 tỷ đô đang được đưa vào Stake, chiếm 68% cung lưu thông AVAX ngoài thị trường).

Phần thưởng từ staking đang dao động mức 7.83%, đây là mức thưởng trung bình và tương đương với phần thưởng staking SOL.

Hiện tại, Avalanche đang có hơn 1562 validator trên mạng lưới.

3.4. Phân bổ token

Phân bổ nguồn cung ban đầu của Avalanche (AVAX) khi ra mắt như sau:

  • Người sáng lập & đội ngũ dự án: 19,3%
  • Nhà đầu tư: 16%
  • Phần thưởng & Airdrop: 64,7%

3.5. Lịch trình phân bổ token

Lịch phân bổ token
Lịch phân bổ token

4. Bạn có thể làm gì với Avalanche?

Avalance cho phép các cá nhân và công ty dễ dàng triển khai các nền tảng blockchain theo mục đích của riêng họ. Trên thực tế, Avalanche sử dụng sự kết hợp của nhiều blockchains được xây dựng tùy chỉnh, ngoài cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần mạnh mẽ để đạt được một nền tảng cực kỳ phi tập trung và mạnh mẽ cho các nhà phát triển xây dựng.

Tương thích với bộ công cụ Ethereum, các nhà phát triển có thể dễ dàng chuyển các dApp Ethereum của họ sang Avalanche và có thể dễ dàng khởi chạy một loạt các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên nền tảng này. Các ứng dụng này có thể chạy trên blockchain Avalanche độc ​​lập, cho phép các nhà phát triển kiểm soát được tính bảo mật - các chức năng hoạt động và ai cũng có thể truy cập được.

Nhờ những tính năng này, Avalanche đã phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Hiện tại, đã có rất nhiều các ứng dụng sử dụng công nghệ của Avalanche — bao gồm các ứng dụng liên quan đến chứng khoán tư nhân (Securifying), thị trường dự đoán (Prosper) và stablecoin (Bilira - đồng stablecoin Lira của Thổ Nhĩ Kỳ).

5. Thành viên team Avalanche

Thành viên của dự án Avalanche là một tập hợp các chuyên gia đẳng cấp thế giới về khoa học máy tính, kinh tế, tài chính và luật pháp với các văn phòng tại Thành phố New York và Miami. 

Các thành viên tại Ava Labs đều là những người có kinh nghiệm lâu năm đã từng làm việc trong ngành tài chính và công nghệ. Dưới đây là những tên tập đoàn - công ty lớn mà các thành viên trong đội ngũ của dự án từng làm việc:

Thành viên team
Thành viên team

6. Hệ sinh thái Avalanche

Được mệnh danh là blockchain dẫn đầu trong việc tích hợp các tài sản truyền thống vào blockchain, hệ sinh thái Avalanche đã đón nhận nhiều doanh nghiệp token hoá tài sản thực, bao gồm:

  • VNX đưa CHF (đồng Franc của Thuỵ Sĩ) và EUR (Đồng Euro) lên Avalanche.
  • CitiGroup: Citi Group sử dụng subnet trong mạng lưới Avalanche để triển khai thành công Request for Streaming (Yêu cầu phát trực tuyến) phục vụ cho các giao dịch song phương về ngoại hối, nợ và các loại tài sản tổ chức khác. Chương trình này nằm trong khuôn khổ dự án Guardian được tổ chức bởi Ngân hàng trung ương Singapore kết hợp với Fidelity và T.Rowe Price.
  • JP Morgan: JP Morgan cùng với Apollo Global đồng hành xây dựng Onyx - một Subnet riêng tư để hỗ trợ thực hiện các thao tác quản lý quỹ cho Wisdom Tree Prime.
  • T1 - team esport hàng đầu thế giới cũng lựa chọn Subnet của Avalanche để phát hành bộ sưu tập LOL cho hàng triệu fan trên toàn thế giới.

Như các bạn đã biết, Citi Group là công ty tài chính đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kì. Citi Group đã hoạt động hơn 200 năm và đã được niêm yết trên sàn chứng khoán với mức vốn hoá hơn 86 tỷ đô (thuộc nhóm S&P 100).

Fidelity là tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở tại Massachusetts, Hoa Kì. Hiện tại Fidelity đang quản lý quỹ có tổng tài sản lên đến hơn 4500 tỉ đô la.

JP Morgan (đầy dủ là JP Morgan Chase) là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính lâu đòi nhất trên thế giới, đứng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lí tài sản với tổng tài sản lên đến 2600 tỉ đô la.

Tóm lại, Avalanche đang dần khẳng định vị thế của mình khi liên tục hợp tác với các tập đoàn truyền thống để token hoá tài sản lên trên blockchain. Với xu hướng RWA đang ngày một thành hình, Avalanche sẽ là một blockchain cơ sở hạ tầng đáng chú ý.

7. Lộ trình phát triển

  • Cascade Testnet - Tháng 4 năm 2020: Cascade là mạng thử nghiệm công khai đầu tiên của Avalanche.
  • Denali Incentivized Testnet - Tháng 5 năm 2020: Denali là mạng thử nghiệm công khai thứ hai của Avalanche. Avalanche cũng khuyến khích người dùng chạy một node testnet với tổng giá trị giải thưởng lên tới 2 triệu token (mỗi người tham gia chạy node đóng góp vào mạng lưới sẽ nhận được 2.000 token AVAX)
  • Everest Mainnet Release Candidate - Tháng 8 năm 2020: Everest là phiên bản đầy đủ tính năng của mạng lưới Avalanche hoạt động như một phiên bản thử nghiệm cuối cùng trước khi dự án ra mắt mainnet. Nó bổ sung hỗ trợ cho các hợp đồng NFT, tiện ích hợp đồng thông minh nâng cao hơn và phí cho mạng lưới.
  • Ra mắt Mainnet Avalanche - Tháng 9 năm 2020: Mạng chính của Avalanche ra mắt vào ngày 21 tháng 9 năm 2020, trong đó có việc phát hành cả ba chuỗi Avalanche (chuỗi P, X và C). Khi ra mắt, mạng cung cấp hỗ trợ cho bộ công cụ phát triển và tương thích EVM (Máy ảo Ethereum) đầy đủ thông qua Chuỗi hợp đồng Avalanche (hoặc Chuỗi C), bản thân nó là một thành phần của EVM.

8. Tài nguyên dự án

9. Kết luận

Avalanche đang có những bước phát triển hệ sinh thái đáng kinh ngạc trong một thị trường giảm như hiện tại. Đây là những dấu hiệu cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho cả dự án và hệ sinh thái bao quanh. Hi vọng nội dung bài viết đã cho bạn thấy được Avalanche là gì và những cải tiến mà Avalanche mang lại. Các bạn theo dõi Theblock101 để có những cập nhật mới nhất về dự án nhé.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Lengkeng

Lengkeng

"Money is made by sitting, not trading"

5 / 5 (3Bình chọn)

Bài viết liên quan