CBDC là gì? CBDC có điểm gì khác biệt so với tiền mã hóa?

ByThiên Hà27/04/2024
CBDC trong những năm gần đây đang là loại tiền kỹ thuật số được nhiều quốc gia nghiên cứu và phát triển nhằm xây dựng một loại tiền tồn tại song song với tiền fiat. Vậy CBDC là gì mà có thể tạo ra sức hút đối với các quốc gia và giới đầu tư đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại tiền này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thuật ngữ CBDC là gì?

CBDC hiện đang là loại tiền kỹ thuật số mà không ít các quốc gia quan tâm
CBDC hiện đang là loại tiền kỹ thuật số mà không ít các quốc gia quan tâm

CBDC viết tắt của "Central Bank Digital Currency" (Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương) là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành và quản lý bởi một ngân hàng trung ương. CBDC không giống như các loại tiền điện tử khác như Bitcoin hoặc Ethereum. Thay vào đó, nó được coi như một loại tiền tệ chính thức của quốc gia, được hỗ trợ và điều chỉnh bởi ngân hàng trung ương.

Đây là loại tiền kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống tài chính và tiền tệ của một quốc gia. CBDC giúp tăng cường khả năng quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương, thúc đẩy thanh toán điện tử, nâng cao tính bảo mật và minh bạch. Qua đó góp phần tạo ra một hệ thống giao dịch tiền tệ linh hoạt, hiệu quả và tân tiến.

2. Lịch sử ra đời của CBDC

Xuất hiện từ cuối thế kỷ 20 nhưng phải sau 2 thập kỷ CBDC mới thu hút sự chú ý từ các quốc gia
Xuất hiện từ cuối thế kỷ 20 nhưng phải sau 2 thập kỷ CBDC mới thu hút sự chú ý từ các quốc gia

Lịch sử ra đời của CBDC bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 20, khi công nghệ số và blockchain đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các quốc gia và các tổ chức tài chính. Tuy nhiên chỉ đến đầu năm 2020, CBDC mới bắt đầu trở nên phổ biến và được nhiều quốc gia quan tâm:

  • Những năm đầu tiên (1990-2010): Trong giai đoạn này, các quốc gia và tổ chức tài chính chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phát triển về công nghệ tiền tệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, sự phát triển chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum, chứ không phải là CBDC.
  • Sự xuất hiện của CBDC (2010-2015): Trong những năm này, các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế bắt đầu thấy tiềm năng của CBDC và bắt đầu thảo luận và nghiên cứu về nó. Trong đó các quốc gia tiên phong như Thụy Điển, Canada và Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các đề xuất và thử nghiệm về CBDC.
  • Nghiên cứu và mở rộng (2015-2020): Nhiều quốc gia và tổ chức tài chính đã có nhiều bước tiến khi thực hiện các thử nghiệm và nghiên cứu chi tiết về CBDC. Trong đó, một số các dự án thử nghiệm tiêu biểu đã được triển khai tại Trung Quốc (DCEP) và Bahamas (Sand Dollar).
  • Giai đoạn phát triển (2020-Nay): Trong vài năm trở lại đây, CBDC đã trở thành một chủ đề nóng hơn bao giờ hết trong cộng đồng tài chính quốc tế. Các cuộc thảo luận và hợp tác quốc tế về CBDC cũng được mở rộng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của loại tiền này trên toàn thế giới.

Qua đó, dự ra đời của CBDC đã phản ánh rõ nét về sự phát triển của công nghệ, thay đổi trong cách thức thanh toán và nhu cầu của các quốc gia về 1 loại tiền kỹ thuật số do chính phủ ban hành.

3. Lợi ích và rủi ro của CBDC

CBDC mang những ưu điểm vượt trội mà e-money hay tiền mặt khó có thể có có được.
CBDC mang những ưu điểm vượt trội mà e-money hay tiền mặt khó có thể có có được.

CBDC cũng tồn tại một số mặt lợi và rủi ro khiến nhiều quốc gia phải cân nhắc trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Việc xác định được những ưu điểm, hạn chế từ CBDC cũng tạo giúp chính phủ các quốc gia đưa ra được những phương án triển khai phù hợp. Có một số ưu điểm và hạn chế của CBDC có thể kể đến như sau:

3.1. Lợi ích

Không phải tự nhiên mà loại tiền kỹ thuật số này được nhiều quốc gia quan tâm và nghiên cứu đến vậy. Bên cạnh là một công cụ thanh toán, CBDC cũng đem lại những lợi ích nổi bật như:

  • Giúp hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Bằng việc cung cấp phương tiện thanh toán điện tử, CBDC giúp việc thanh toán trở nên tiện lợi và linh hoạt. Nó loại bỏ nhu cầu mang theo tiền mặt và giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng từ bất kỳ đâu. CBDC cũng giảm chi phí giao dịch và tăng cường tính bảo mật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài chính.
  • Tăng cường sự kiểm soát của chính phủ: CBDC cung cấp cho các ngân hàng trung ương và chính phủ khả năng kiểm soát và giám sát tài chính một cách hiệu quả. Thông qua việc thu thập dữ liệu giao dịch thông qua loại tiền này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho việc đánh giá chính sách tiền tệ, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi rửa tiền.
  • Giảm thiểu chi phí phát hành, quản lý tiền mặt: các loại tiền kỹ thuật số do các NHTW phát hành sẽ cung cấp một giải pháp thay thế cho tiền fiat. Từ đó, giảm thiểu chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt, quản lý lạm phát hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro về các loại tiền giả.

3.2. Rủi ro

Mặc dù CBDC mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số rủi ro và hạn chế cần được xem xét:

  • Rủi ro bảo mật: CBDC có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến bảo mật như tấn công mạng, gian lận và vi phạm quyền riêng tư nếu hệ thống quản lý CBDC không được thiết kế và hoạt động một cách an toàn. Đồng thời cũng có thể gặp sự cố kỹ thuật dẫn đến mất mát dữ liệu hoặc sự gián đoạn trong dịch vụ thanh toán.
  • Lo ngại về quyền riêng tư: Sự phát triển của loại tiền ảo do chính phủ lưu hành có thể dẫn đến sự mất quyền riêng tư của người dùng. Bởi ở đó, thông tin giao dịch có thể được theo dõi và lưu trữ bởi các tổ chức chính phủ hoặc các tổ chức tài chính.
  • Nguy cơ tác động lên chính sách tiền tệ: Việc triển khai CBDC có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tài chính của một quốc gia. Nếu không quản lý một cách hiệu quả, CBDC có thể gây ra các biến động không mong muốn trong nền kinh tế.

4. Điểm khác biệt của CBDC với tiền mã hóa

Khác với crypto, CBDC sở hữu nhiều lợi thế riêng
Khác với crypto, CBDC sở hữu nhiều lợi thế riêng

CBDC (Central Bank Digital Currency) và tiền mã hóa được nhiều người cho rằng đều là tiền kỹ thuật số tuy nhiên giữa chúng vẫn tồn tại những khác biệt căn bản như sau:

Điểm khác biệt CBDC Crypto
Khả năng chi phối của chính phủ CBDC được quản lý và phát hành bởi các ngân hàng trung ương và chính phủ. Trái lại, tiền điện tử có thể được phát hành bởi các tổ chức tư nhân và được kiểm soát và quản lý bởi tổ chức sở hữu hoặc quản lý chúng.
Tính bảo mật CBDC thường được thiết kế với các biện pháp bảo mật và đề cao quyền riêng tư dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Tiền mã hóa thường được xây dựng trên nền tảng blockchain, với các tính năng bảo mật và quyền riêng tư được xác định bởi mã nguồn mở và cộng đồng người dùng.
Vai trò trong hệ thống tài chính Trong hệ thống tài chính, CBDC có thể được coi là một loại tiền tệ truyền thống mà NHTW sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ và kiểm soát nguồn cung tiền. Tiền điện tử thường không có vai trò chính thức trong hệ thống tài chính truyền thống. Một số loại tiền điện tử như Bitcoin có đặc điểm là tính phi tập trung cao và không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương.
Phạm vi sử dụng Do được phát hành bởi NHTW, CBDC có thể được sử dụng như một loại tiền tệ được chấp nhận rộng rãi trong nền kinh tế quốc gia. Tiền điện tử có phạm vi sử dụng hạn chế và đôi khi chỉ được công nhận ở một số quốc gia nhất định.

5. Tiềm năng của CBDC tại Việt Nam

CBDC hiện đang là xu hướng tiền tệ toàn cầu, vậy liệu Việt Nam có thể phát triển CBDC không?
CBDC hiện đang là xu hướng tiền tệ toàn cầu, vậy liệu Việt Nam có thể phát triển CBDC không?

Hiện nay, để thuận lợi phát hành CBDC, một quốc gia cần đạt được hai điều kiện chính là có một nền tảng blockchain mạnh mẽ và đạt đến tình trạng tài chính toàn diện. Có những báo cáo cho thấy sự phát triển vững chắc của công nghệ tại Việt Nam, đồng thời tiết lộ những dấu ấn tích cực về tình trạng tài chính của đất nước.

Trong lĩnh vực công nghệ blockchain, Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến quan trọng. Chính phủ đã ra mắt akaChain, một nền tảng blockchain được phát triển bởi FPT Software, nhằm giải quyết các vấn đề về định danh kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cũng đã tạo ra những dự án blockchain nổi bật như Axie Infinity, KardiaChain, My Defi Pet.

Về tình trạng tài chính toàn diện, Việt Nam đã có sự bứt phá với 154,4 triệu kết nối di động, đạt đến 157,9% dân số. Dự báo từ chính phủ cũng cho thấy mức tăng trưởng hàng năm của các giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt có thể đạt từ 20-25%. Các hình thức thanh toán điện tử có thể sẽ phát triển mạnh mẽ trên cả nước và thậm chí ở các khu vực nông thôn.

Tuy nhiên do CBDC dựa trên blockchain, điều này đồng nghĩa với việc thành công của quá trình phát hành sẽ phụ thuộc vào khả năng thiết kế và lập trình của các nhà phát triển. Vì vậy, một sai lầm trong quá trình này có thể tạo ra những hệ lụy không lường trước, đặc biệt khi CBDC được xem là một sản phẩm thay thế cho tiền fiat.

6. Lời kết

Trong bối cảnh của sự tiến bộ công nghệ và sự thay đổi về tiền tệ, CBDC hứa hẹn mở ra một cánh cửa mới cho tương lai của hệ thống tài chính và tiền tệ. Việc tiếp tục nghiên cứu và triển khai CBDC sẽ đặt nền móng cho một hệ thống thanh toán tiên tiến hơn, đồng thời mang lại những lợi ích lớn cho cả người tiêu dùng và các tổ chức tài chính.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan