1. J.P. Morgan là ai?
1.1. J.P. Morgan là ai?
J.P. Morgan là một thế lực khét tiếng trong giới tài chính, là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Mỹ vào đầu thế kỷ 20.
Cụ thể, ông là một doanh nhân và nhà tài phiệt người Mỹ, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp và ngân hàng ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
J.P. Morgan sinh ngày 17/4/1837 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ông cũng là một trong những người sáng lập nên J.P. Morgan & Co., một trong những công ty tài chính quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
1.2. Tiểu sử về J.P. Morgan
Học vấn
Morgan theo học tại trường Phillips Exeter Academy, sau đó là Đại học Giao thông Yale. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại nhà máy của cha, sau đó gia nhập vào ngân hàng của ông.
Tạo ra JP Morgan & Co.:
Năm 1871, ông thành lập JP Morgan & Co., một ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản có ảnh hưởng lớn. Từ đó, Morgan nhanh chóng trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thị trường tài chính ở Mỹ và thế giới.
JP Morgan đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tài trợ cho nhiều công ty lớn, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt và dầu mỏ. Ngoài ra, ông cũng đóng vai trò lớn trong việc tái tổ chức và giúp ngăn chặn khủng hoảng tài chính, đặc biệt là sau Đại khủng hoảng năm 1907.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1913 ông qua đời tại Rome, Italy.
2. Sự hình thành của JP Morgan Chase
Vào năm 2000, J.P. Morgan & Co. và Chase Manhattan Corporation đã chính thức sáp nhập, trở thành tập đoàn có tên là JPMorgan Chase & Co. Tính đến thời điểm viết bài JPMorgan đã có khối tài sản là $2600 tỷ, trở thành ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ.
Cổ phiếu của tập đoàn có tên là JPM, đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Đức, New York, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ,…
Lịch sử hình thành JP Morgan:
Ở thế kỷ trước, J.P. Morgan là nhân vật quan trọng thao túng ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ khi sáng lập nên Tập đoàn Thép với số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đô la, hỗ trợ tài chính cho các công ty như International Harvester, AT&T, General Electric. Ngoài ra, ông cũng là người đứng sau xây dựng hệ thống đường sắt quan trọng của Mỹ.
Sau khi thị trường cổ phiếu trải qua một cuộc khủng hoảng năm 1929, Nghị viện Hoa kỳ đã ban hành một bộ luật mới yêu cầu các tập đoàn lớn phải tách biệt giữa các công ty chứng khoán và tài chính. Đáp ứng bộ luật này, JPMorgan đã quyết định chia thành hai bộ phận riêng biệt: Ngân hàng thương mại J.P. Morgan và công ty chứng khoán Morgan Stanley.
Năm 2000, tập đoàn Morgan đã tạo nên một sự kiện đáng chú ý khi Tập đoàn Chase Manhattan ký kết một hiệp ước sáp nhập với tập đoàn J.P. Morgan, với giá trị lên đến 33 tỷ USD.
Sự hợp nhất này đã tạo ra một ngân hàng mới, phục vụ những nhà tài phiệt lớn và góp phần tạo ra sức mạnh cho tầng lớp tư sản ở Mỹ. Việc sáp nhập diễn ra khi cả hai tập đoàn đều muốn tăng cường sức mạnh để đối đầu với các đối thủ. Chính vì vậy trên thực tế, đây là một giao dịch có lợi cho cả hai bên.
Morgan muốn mở rộng quy mô thị trường tài chính rộng lớn của Chase, trong khi Chase muốn tiến một bước trong lĩnh vực tài chính đầu tư và tận dụng danh tiếng của Morgan. Vào ngày 1/7/2004, J.P. Morgan Chase & Co. và Bank One, ngân hàng lớn thứ sáu ở Mỹ, hoàn tất quá trình sáp nhập, trở thành ngân hàng lớn thứ năm trên thế giới.
Sau sáp nhập với Bank One, J.P. Morgan đã mở rộng thị trường đến khu vực Trung Tây và phía Nam của Mỹ, gia tăng hoạt động chi nhánh để cung cấp dịch vụ về vay có tài sản đảm bảo, phát hành thẻ tín dụng và nhiều hoạt động khác. Tổ chức tài chính này có khoảng 94 triệu thẻ tín dụng lưu thông và là ngân hàng đầu tiên phát hành các thẻ Visa và MasterCard sử dụng công nghệ blink.
Tính đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến J.P. Morgan, người ta thường đề cập đến tên gọi J.P. Morgan.
3. Sự tham gia của JP Morgan vào crypto
3.1. JPMorgan Chase trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Hoa Kỳ có tiền điện tử riêng
Vào năm 2017, Giám đốc điều hành của JP Morgan Chase - ông Dimon từng tuyên bố Bitcoin là “lừa đảo” và nói rằng bất kỳ nhân viên nào bị bắt quả tang giao dịch Bitcoin sẽ bị sa thải.
Tuy nhiên, sau đó JP Morgan cũng là ngân hàng lớn đầu tiên của Hoa Kỳ giới thiệu token kỹ thuật số của riêng mình. Đây là một bước tiến của Phố Wall đối với công nghệ blockchain.
Về tính hợp pháp của Bitcoin, ông Dimon cho biết ông đã nhận ra được tiềm năng của blockchain trong tương lai của hệ thống tài chính toàn cầu. Và JP Morgan đã phát hành một nền tảng blockchain có tên là Quorum mà một số tổ chức đang sử dụng để theo dõi dữ liệu tài chính.
Khi khách hàng muốn chuyển đô la bằng hệ thống blockchain của ngân hàng, tiền trong tài khoản JP Morgan của họ sẽ được chuyển đổi thành đồng JPM Coin, mỗi đồng được backed bởi một đô la trong tài khoản của JPMorgan.
Token có thể di chuyển gần như ngay lập tức trên sổ cái của đồng tiền, ban đầu sẽ dựa trên blockchain Quorum của JPMorgan. Sau khi quá trình chuyển tiền hoàn tất, số coin có thể được chuyển đổi lại thành đô la.
Sau sự kiện này, JPMorgan có kế hoạch làm việc với các cơ quan quản lý để được phép sử dụng JPM Coin một cách rộng rãi hơn.
3.2. Sự hợp tác của JP Morgan và Avalanche
Onyx của JP Morgan tận dụng Avalanche để khám phá một mô hình mới về quản lý danh mục đầu tư. Onyx của JP Morgan và Apollo Global đã công bố nỗ lực hợp tác trong khuôn khổ Dự án Guardian của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), giới thiệu một bằng chứng về khái niệm (PoC) đánh dấu bước đầu tiên và then chốt hướng tới cách mạng hoá ngành quản lý tài sản.
Dự án Guardian là một sáng kiến hợp tác với các nhà hoạch định chính sách và ngành tài chính. Dự án Guardian được ra đời nhằm:
- Thí điểm trong ngành với các tổ chức tài chính truyền thống và Fintech để hiểu các cơ hội và lĩnh vực rủi ro.
- Đánh giá tác động chuyển đổi dài hạn và hướng tới sự phát triển an toàn của hệ sinh thái bằng cách sử dụng các thí điểm và bài học kinh nghiệm trong ngành làm tài liệu tham khảo.
- Thiết lập các hướng dẫn và khuôn khổ chính sách. Xác định mô hình quản trị hoặc trách nhiệm giải trình được chấp nhận; quy chuẩn các tiêu chuẩn kỹ thuật cho DeFi.
Để chuẩn bị cho một tương lai đa chuỗi, Onyx Digital Assets đã tận dụng nhiều giao thức khác nhau để khai thác các tài sản được mã hoá ngoài nền tảng được xây dựng trên Quorum blockchain. Để đạt được mục tiêu đó, LayerZero đã kết nối Tài sản kỹ thuật số Onyx với Subnet Avalanche Evergreen được cấp phép, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và đổi số tiền do WisdomTree, nhà quản lý tài sản hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực mã hóa quỹ, cung cấp.
Subnets Avalanche Evergreen là các blockchain riêng lẻ được tuỳ chỉnh cho các ứng dụng của tổ chức, được thiết kế đặc biệt để giải quyết các cân nhắc cụ thể của công ty và toàn ngành. Các tính năng tích hợp và có thể tùy chỉnh thêm bao gồm khả năng tương thích EVM, cấp phép khi xác thực, triển khai hợp đồng thông minh và cấp độ giao dịch, cũng như quyền riêng tư của mạng và các tính năng gas tùy chỉnh.
4. Kết luận
Tóm lại, J.P. Morgan là một thế lực tài chính lớn trên toàn cầu. Sự ra mắt JPM Coin vào năm 2019 và hợp tác với Avalanche là những bước quan trọng, chứng minh cam kết của họ đối với sự đổi mới.
Từ một nhà tài phiệt J.P. Morgan đến tập đoàn JPMorgan Chase & Co., họ không chỉ là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ mà còn là một gã khổng lồ trong cuộc cách mạng tiền điện tử vì sự ảnh hưởng lớn mang lại.
Đọc thêm: