theblock101

    Sei Network (SEI) là gì? Nền tảng Layer 1 ra mắt trên Binance Launchpool

    ByElly Nguyen15/04/2023
    Sei Network là nền tảng Layer 1 được ứng dụng phổ biến cho các ứng dụng DeFi, ứng dụng mô hình CLOB (Central limit order book) giúp mang lại độ trượt giá thấp hơn so với AMM (mô hình từ lâu đã thống trị không gian DeFi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc tạo lập thị trường tự động). Vào ngày 1 tháng 8 năm 2023, Binance thông báo dự án thứ 36 trên Binance Launchpool là Sei Network (SEI). 
    Sei Network (SEI) là gì?
    Sei Network (SEI) là gì?

    1. Sei Network là gì? Đôi điều về Sei Network

    1.1. Sei Network là gì?

    Sei Network là blockchain Layer 1 (L1) dành riêng cho mô hình order book (sổ lệnh) được ứng dụng trong DeFi. Với mục tiêu trở thành nền tảng (cơ sở hạ tầng) cho các ứng dụng DeFi, Sei Network cung cấp công cụ khớp lệnh tự nhiên để tăng khả năng mở rộng cho các DEX của order book.

    Sei Network được biết đến như một trong những blockchain L1 nhanh nhất trên thị trường. Thời gian xử lý tối thiểu của nó là 300ms và thời gian xử lý tối đa là 20.000 hoạt động mỗi giây (OPS). 

    Sei Network là gì?
    Sei Network là gì?

    Cơ sở hạ tầng của Sei đã được tối ưu hóa để cung cấp tốc độ và hiệu suất vượt trội cho các nhà giao dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực các sàn giao dịch và ứng dụng giao dịch.

    1.2. Cơ chế hoạt động của Sei Network

    a. CLOB để tối ưu hóa tốc độ

    Sei Network sử dụng CLOB để tối ưu hóa tốc độ, độ ổn định và hiệu quả chi phí giao dịch.

    • CLOB là từ viết tắt của Central limit order book. CLOB về cơ bản là một phương thức giao dịch thường được sử dụng trong chứng khoán, nơi tất cả các giá thầu và ưu đãi được khớp theo mức độ ưu tiên về giá và thời gian.

    • CLOB cho phép tất cả người dùng giao dịch với nhau, thay vì qua một đại lý trung gian.

    • CLOB đã được ứng dụng phổ biến trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) nhưng Sei đang muốn áp dụng công nghệ này trong DeFi. Việc DeFi chưa thể áp dụng CLOB là do đưa order book lên chuỗi khá khó khăn, thay vì thế DeFi sẽ ưu tiên sử dụng AMM (tạo lập thị trường tự động) hơn.

    b. Tương thích với Inter Blockchain Communication

    Sei Network xây dựng trên Cosmos SDK, Tendermint và CosmWasm có thể tương thích với Inter Blockchain Communication (IBC).

    • IBC là một giao thức giao tiếp xuyên chuỗi, nó cho phép các blockchain riêng biệt trong Cosmos Network chuyển token và dữ liệu tùy ý giữa nhau. Vì thế, tất cả các dapps xây dựng trên Cosmos có thể tận dụng khả năng IBC của Sei.

    • Sei tích hợp wasmd module để có thể hỗ trợ CosmWasm (CW) smart contracts.

    • Với sự tích hợp trên, Sei có thể tạo môi trường được xây dựng tùy chỉnh cho các ứng dụng DEX.

    1.3. Sei Network nhằm giải quyết vấn đề gì?

    Vậy chúng ta đã nắm được Sei Network là gì, cũng như cơ chế của Sei Network. Giờ hãy cùng thử tìm hiểu xem tại sao Sei Network được sinh ra? Nó nhằm giải quyết vấn đề gì còn tồn tại?

    Có 3 vấn đề chính mà Sei Network hiện đang mong muốn giải quyết:

    1. Chuỗi blockchain đa mục đích như Ethereum không tối ưu hóa cho các trường hợp sử dụng cụ thể như sàn giao dịch phi tập trung. Điều này làm hạn chế sự phát triển của chúng.

    2. Bạn không thể xây dựng một sàn giao dịch dựa trên mô hình sổ đặt hàng trên một chuỗi blockchain đa mục đích vì nó quá thường xuyên “tắc nghẽn”.

    3. Các chuỗi đa mục đích L1 quá chậm và không thể cung cấp trải nghiệm giao dịch giống như các sàn giao dịch tập trung.

    Về quan điểm, đội ngũ của Sei Network lập luận rằng DeFi (tài chính phi tập trung) nhìn chung có thể được chia thành hai trạm: các giao thức được xây dựng trên các chuỗi đa mục đích như Ethereum và các giao thức có chuỗi ứng dụng riêng như Osmosis (OSMO). 

    Sei nhắm đến vị trí phù hợp giữa hai trạm đó: một blockchain chuyên ngành chỉ tối ưu hóa cho sàn giao dịch phi tập trung.

    1.4. Giải pháp của Sei Network

    Sei Network hiện đang được ứng dụng vào 3 giải pháp chính, đó là:

    • Đưa mô hình order book vào DEX: Việc ứng dụng mô hình order book trên các DEX gặp nhiều hạn chế và không thể xây dựng một sàn giao dịch mô hình Orderbook trên một chuỗi chính vì tắc nghẽn mạng lưới.

    • Cải thiện tốc độ giao dịch: Các nền tảng giao dịch phi tập trung được xây dựng trên L1 gặp vấn đề về tốc độ xử lý giao dịch (thường rất chậm). Mô hình CLOB được áp dụng trong Sei sẽ hỗ trợ việc cải thiện tốc độ giao dịch này.

    • Tối ưu khả năng xử lý của blockchain: Sei sử dụng cơ chế đồng thuận Twin-Turbo giúp tăng tốc độ lan truyền và tối ưu xử lý khối. Ngoài ra, công nghệ DeFi-Specific parallelization cũng giúp cải thiện tốc độ và tăng số lượng khối được xử lý.

    2. Sản phẩm của Sei network là gì?

    Vậy sản phẩm của Sei Network là gì? Các sản phẩm của Sei Network chủ yếu xoay quanh DeFI. Cụ thể, công nghệ của Sei sẽ được ứng dụng trong một số trường hợp sau:

    2.1. Derivatives (Phái sinh)

    Hoạt động phái sinh trong thị trường TradFi đã tích lũy được hơn 12,4 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021 nhưng lại chưa có sự đột phá trong thị trường Crypto. 

    Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ hiệu suất của blockchain chưa đủ đáp ứng yêu cầu của hoạt động phái sinh. Ví dụ các nền tảng phái sinh như dYdX để đang xử lý các giao dịch, thanh lý và chuyển nhượng ở ngoài chuỗi. 

    Trong khi đó, bản chất phi tập trung của SEI sẽ thực hiện tất cả những điều đó trên chuỗi. Nếu SEI cung cấp trải nghiệm order book giống như dYdX hoặc bất kỳ CEX nào thì Sei có thể sẽ thay đổi cuộc chơi của thanh khoản và giao dịch trực tuyến hiện tại.

    2.2. DeFi (Tài chính phi tập trung)

    Như đã đề cập trong những gì SEI có thể làm ở trên, Sei cung cấp môi trường tối ưu cho DeFi và giải quyết hầu hết vấn đề DeFi đang gặp phải. Bao gồm, order book tích hợp sẵn, giao dịch cuối cùng nhanh chóng (600 mili giây) và bảo mật. 

    3. Thành viên team

    Giờ ta đã biết Sei Network là gì, cũng như các sản phẩm của Sei Network. Giờ là lúc tìm hiểu về những các nhân đứng sau dự án này!

    Sei Network được thành lập bởi Jeffrey Feng và Jayendra Jog. Ngoài ra, các thành vien team của dự án đến từ những tổ chức như Airbnb và Goldman Sachs.

    4. Nhà đầu tư và đối tác

    Tháng 8 năm 2022, Sei đã kêu gọi được 5 triệu USD qua vòng gọi vốn dẫn đầu bởi Multicoin Capital. Cùng với các tổ chức và nhà đầu tư khác như Coinbase Ventures, Delphi Digital, Hudson River Trading, GSR, Hypersphere, Flow Traders, Kronos Research, các Founders của Anchorage, Frax, Yield Guild Games và Tangent.

    Nhà đầu tư của Sei Network
    Nhà đầu tư của Sei Network

    Tháng 4 năm 2023, Sei kêu gọi thêm 30 triệu USD đến từ các nhà đầu tư như Jump Crypto, Distributed Global, Multicoin Capital, Asymmetric Capital Partners, Flow Traders, Hypersphere Ventures và Bixin Ventures. Từ đó, tổng số vốn qua 2 vòng dự án kêu gọi được là 35 triệu USD.

    Sei cũng đã công bố quỹ hệ sinh thái trị giá 120 triệu đô la để giới thiệu tính thanh khoản và khuyến khích xây dựng dApps. Theo đó quỹ này nhận được khoản đầu tư 50 triệu đô la từ công ty liên doanh Foresight và các khoản đóng góp khác từ Multicoin, GSR, Hudson River Trading, Flow Traders, Delphi Digital, v.v. 

    5. Tokenomics

    Sei Network vẫn đang triển khai chương trình ‘’Seinami’’ incentivized testnet và chưa có thông báo chính thức về cơ chế token. Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ của Sei đã thả một số “hint” khá lớn.

    6. Lộ trình phát triển

    Updating…

    7. Các dự án trong hệ sinh thái

    Khi trả lời câu hỏi Sei Network là gì, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các hệ sinh thái trong dự án.

    Sei Network thông báo có hơn 90 dự án quan tâm phát triển trên Sei, tuy nhiên thông tin đầy đủ của các dự án này chưa được cập nhật. Ngoài ra, Sei đã công bố quỹ phát triển hệ sinh thái trị giá 50 triệu USD dành cho các dự án xây dựng trên nền tảng này.

    Các dự án của Sei Network
    Các dự án của Sei Network

    Hiện tại, có một số dự án chính thức được thông báo tích hợp trên Sei Network dưới đây:

    7.1. Vortex

    Vortex (trước đây là Retrograde) là một DEX phái sinh trên Cosmos. Tính năng của nền tảng bao gồm lending&borrowing (vay và cho vay), cross-collateral (thế chấp xuyên chuỗi) và cross-margining (ký quỹ xuyên chuỗi) tương tự như mô hình Futures và Margin trên CEX.

    Trang chủ của Vortex
    Trang chủ của Vortex

    Vortex hoạt động theo mô hình không cần cấp phép, có nghĩa nền tảng cho phép mọi người có thể niêm yết bất kỳ một tài sản để giao dịch. Người dùng sẽ có thể gửi bất kỳ tài sản IBC nào làm tài sản thế chấp và giao dịch với số tiền lên tới 10 lần. Vortex cung cấp giao dịch cho BTC, ETH, SOL, ATOM và OSMO trên testnet.

    7.2. Axelar Network

    Sei tích hợp với Axelar để cho phép giao tiếp xuyên chuỗi giữa trên Cosmos và EVM. Sự hợp tác này sẽ mở ra khả năng kết nối, nhắn tin và thực thi trên các chuỗi và EVM.

    Trang chủ của Axelar

    Trang chủ của Axelar

    7.3. Pharaoh Protocol

    Pharoah Protocol là một nền tảng dành cho tài sản tổng hợp (synthetic asset), cung cấp quyền truy cập vào các tài sản đó trong các ứng dụng DeFi. Tài sản tổng hợp là tài sản kỹ thuật số có giá được cố định với một tài sản khác trong thế giới thực. Các cá nhân giao dịch tài sản tổng hợp được hưởng lợi từ việc tiếp xúc với giá đối với các tài sản khác nhau mà không cần truy cập vào tài sản thực tế cơ bản trong thế giới thực.

    7.4. Synthr

    Synthr là một giao thức tài sản tổng hợp trên Omni-chain. Đây là mô hình tương tự mô hình của Pharaoh Protocol đã giải thích ở trên, nơi người dùng có thể tạo và giao dịch các công cụ phái sinh của các loại tài sản như tiền mã hóa, cổ phiếu, tiền tệ, trái phiếu và hàng hóa,…

    Trang chủ của Synthr
    Trang chủ của Synthr

    8. Sự kiện Binance Launchpool Sei Network (SEI) có gì?

    Binance sẽ niêm yết token SEI với các cặp giao dịch SEI/BTC, SEI/USDT và SEI/BNB và 19:00 ngày 15 tháng 8 (giờ Việt Nam).

    Thông tin SEI trên Binance Launchpool:

    • Tên Token: Sei (SEI)
    • Tổng Cung Lượng Token: 10,000,000,000 SEI
    • Phần Thưởng Token cho Launchpool: 300,000,000 SEI (3% tổng cung)
    • Tổng Cung Lượng Ban Đầu: 1,800,000,000 SEI (18% tổng cung )
    • Thông Tin Smart Contract: Sei Token (SEI)
    • Điều Kiện Tham Gia Staking: Yêu cầu KYC

    Giới hạn tối đa với mỗi người dùng:

    • 33,333.33 SEI trong pool BNB
    • 6,250 SEI trong pool TUSD
    • 2,083.33 SEI trong pool FDUSD

    Các pool được hỗ trợ:

    • Stake BNB (trang web sẽ có sẵn sau khoảng 5 giờ): thưởng 240,000,000 SEI (80%)

    • Stake TUSD (trang web sẽ có sẵn sau khoảng 5 giờ): thưởng 45,000,000 SEI (15%)

    • Stake FDUSD (trang web sẽ có sẵn sau khoảng 5 giờ): thưởng 15,000,000 SEI (5%)

    • Thời gian farming: 07:00 ngày 2 tháng 8 tới 6:59 ngày 1 tháng 9 (giờ Việt Nam)

      Thời gian phân bổ SEI Farming
      Thời gian phân bổ SEI Farming

    9. Thông tin dự án

    10. Kết Luận

    Nhìn chung, Sei Network là một dự án tiềm năng của 2023, được xây dựng và phát triển dựa trên những công nghệ khá mạnh mẽ và mới lạ. Trên đây là toàn bộ thông tin về Sei Network TheBlock101 đã tổng hợp được. Hy vọng nó có giúp bạn trả lời được câu hỏi “Sei Network là gì”.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Elly Nguyen

    Elly Nguyen

    Builder at Bigcoin - Learning to share, sharing to learn

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan