1. Chuẩn token ERC721 là gì?
ERC là viết tắt của Ethereum Request for Comment. Token ERC721 không thể chia nhỏ ra đến cấp thập phân như 0.1 hay 0.001 BTC mà chỉ có thể tồn tại ở dạng số tự nhiên (1 và 2 token) và sẽ có giá trị dựa trên sự độc nhất, khan hiếm hay còn được xem là một token không thể thay thế được (NFT).
Vào đầu tháng 12/2017, trò chơi mèo ảo Crypto Kitties xuất hiện và làm chậm toàn bộ hệ thống giao dịch của Ethereum. Mèo ảo đã thu hút được rất nhiều chú ý từ các nhà đầu tư hay cộng đồng tiền điện tử ngay từ khi phát hành. Và điều đặc là mỗi chú mèo trên đại diện cho một token độc nhất và không thể thay thế bởi bất kỳ loại token nào khác (còn gọi là non-fungible token). Sau khi trò chơi được phát hành, ngày càng có nhiều người muốn sở hữu những chú mèo này. Nhờ vào tính chất khan hiếm của nó, giá trị của Crypto Kitties được hình thành. Từ đó đã xuất hiện ERC721 và khái niệm token non-fungible trong hệ thống Ethereum.
2. Non-Fungible Token là gì? Sự khác biệt với Fungible
Fungible có nghĩa là có thể dễ dàng được thay thế bởi một cái gì đó giống hệt với nó và nó có thể hoán đổi cho nhau một cách dễ dàng.
Ví dụ trên thực tế: fungible có thể bao gồm các loại gạo, phiếu mua sắm hay tờ phiếu ngân hàng $1 trong túi của bạn. Nếu bạn đã cho ai đó vay $1, họ có thể trả lại bạn $1 hoặc một thứ gì đó có giá trị tương đương $1. Tuy nhiên tất cả điều này sẽ thay đổi khi nó là non-fungible. Mặc dù hai loại này có thể dễ dàng trông đồng nhất với nhau. Nhưng non-fungible sẽ có thông tin hoặc thuộc tính duy nhất khiến chúng không thể thay thế hoặc không thể hoán đổi.
3. Sự khác biệt với của Non-Fungible với các Token phổ thông
Nhiều token và ngay cả cryptocurrency (tiền mã hóa) đều là fungible. Nếu bạn gửi cho ai đó 01 Bitcoin và lấy lại 01 Bitcoin, thì bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Đa số fungible-token được tạo ra bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ERC-20. Để có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, hãy tưởng tượng mỗi token này là một hóa đơn $10. Nếu bạn gửi một token cho một người nào đó và nhận một token khác một tuần sau đó, thì chúng sẽ giống hệt nhau. Tất cả điều này sẽ thay đổi với non-fungible token, trong số đó là tiêu chuẩn ERC-721.
Có một sự khác biệt quan trọng đó là Fungible-token có thể chia được. Nghĩa là bạn có thể gửi một phần của một ERC-20 token. (Giống như tiền mặt, bạn có thể thanh toán với hóa đơn $10 bằng nhiều tờ tiền khác nhau). Còn đối với non-fungible ERC-721 token không thể chia và phải được mua hoặc bán toàn bộ.
4. Ưu và nhược điểm của Non Fungible Token
Mặc dù non-fungible ERC-721 token được cải tiến từ ERC-20, nhưng vẫn có một vài trở ngại.
Non-fungible token cho phép bạn nắm chi tiết hơn về các thuộc tính khiến chúng đặc biệt: vượt xa tên, số dư, nguồn cung token và biểu tượng. Điều này là do bạn có thể nắm các siêu dữ liệu về nội dung và thông tin. Quyền sở hữu các chi tiết được xác thực này có thể làm tăng giá trị bởi vì nhà đầu tư có thể tự tin về nguồn gốc của nó.
Nhưng nó cũng có những nhược điểm. Non-fungible token đã không được chấp nhận nhanh như một số người ủng hộ hy vọng. Một phần vì giao thức ERC-721 quá mới mẻ. Nó cũng phức tạp và mất thời gian để phát triển các ứng dụng decentralized cho non-fungible token.
5. Tiêu chuẩn ERC20
Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng tiêu chuẩn ERC20, giống như các tiêu chuẩn token khác, chỉ xác định giao diện / API của hợp đồng thông minh, chứ không phải là việc thực hiện. Trong các hợp đồng thông minh, mã được tổ chức thành các nhóm logic được gọi là các chức năng. Giao diện của hợp đồng thông minh là một mô tả về những chức năng của nó nên làm và việc thực hiện là mã thực tế của các chức năng.
Token ERC20 là một hợp đồng thông minh, tôn trọng tiêu chuẩn ERC20, nghĩa là các chức năng của hợp đồng thông minh tôn trọng giao diện được xác định trong tiêu chuẩn ERC20. Nếu chúng ta muốn hiểu tiêu chuẩn ERC20, chúng ta cần xem xét các giao diện chức năng được xác định bên trong. Nhưng phần mềm của tiêu chuẩn ERC20 là hệ thống tài khoản. Sổ cái ERC20 quản lý các địa chỉ Ethereum và số dư token, giống như ngân hàng quản lý sổ cái của chủ tài khoản và số dư tiền định danh.
6. Tại sao chúng ta cần 2 chức năng chứ không phải là một?
Chức năng đầu tiên cho phép chủ sở hữu token để chuyển token sang địa chỉ Ethereum khác. Hệ thống mật mã của blockchain Ethereum sẽ đảm bảo rằng chủ sở hữu hợp pháp của các token đã kích hoạt chức năng.
Chức năng thứ hai cho phép địa chỉ Ethereum của bên thứ ba thực hiện chuyển token thay mặt cho chủ sở hữu thực sự của đồng tiền này. Điều này rất giống với thẻ tín dụng nơi thương nhân có thể được phép ghi nợ thẻ tín dụng thay cho chủ sở hữu của họ.
Toàn bộ quy trình thanh toán của bên thứ ba bao gồm 2 bước:
- Đầu tiên, chủ sở hữu token chấp thuận cho bên thứ ba chi tiêu số tiền token thay cho họ.
- Sau đó, bên thứ ba được phê duyệt có thể chi tối đa số tiền token này. Nó có thể được gửi đến bất kỳ địa chỉ Ethereum nào. Nếu bạn đã sử dụng các sàn giao dịch phi tập trung như IDEX, bạn có thể đã biết về cơ chế này. Điều đó giải thích tại sao bạn cần một vài giao dịch để giao dịch với họ. So với ERC20, trong trường hợp ERC721, quyền sở hữu được đơn giản hóa: người chơi hoàn toàn sở hữu một tài sản. Chẳng hạn, nó không thể sở hữu một nửa mèo kitty trong Cryptokitties. Đó là lý do tại sao tiêu chuẩn token ERC721 dành cho các tài sản không thể thay thế.
7. Kết luận
ERC20 và ERC721 đều có những thách thức riêng và những cải tiến liên tục được thảo luận. Ví dụ, tiêu chuẩn ERC20 có một lỗ hổng trong đó các token có thể bị mất khi được gửi đến ví hay các hợp đồng thông minh khác có thể xử lý các token ERC20. ERC223 và ERC777 đã được tạo ra để khắc phục điều đó. Đối với ERC721, việc chuyển hàng loạt tài sản có thể rất tốn kém. Đó cũng là lý do tại sao tiêu chuẩn ERC721x được tạo ra. Xét cho cùng sự khác nhau của ERC20 và ERC721 chính là cách thức sử dụng chúng với đối tượng phù hợp. ERC20 phù hợp với việc giao dịch trao đổi các loại tiền có tính luân chuyển nhỏ, tách lẻ từ người (nơi) này qua người (nơi) khác, ví dụ tiền điền tử, còn ERC721 thường sử dụng với một đối tượng có tính không thể tách lẻ, không luân chuyển như con vật.
Đọc thêm: