1. Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy USD vào thế lung lay
Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh áp dụng thuế nhập khẩu với 1 số quốc gia, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/4. Đến ngày 9/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia không có hành động trả đũa thương mại với Hoa Kỳ.
Giới đầu tư kỳ vọng tác động của thuế quan sẽ củng cố sức mạnh của đồng đô la Mỹ bằng cách thúc đẩy sản xuất nội địa và giảm nhập siêu.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ TradingView, chỉ số đô la Mỹ (US Dollar Index – DXY) đã giảm 5,84% kể từ đầu năm, giao dịch ở mức 102.193.

=> Điều này cho thấy các biện pháp đánh thuế không mang lại sự ổn định mà thị trường kỳ vọng, ngược lại còn gây ra tâm lý lo ngại về khả năng bùng phát một cuộc chiến thương mại diện rộng, kéo theo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Chính trong giai đoạn bất định này, niềm tin vào vai trò trung tâm của đồng USD đã bắt đầu lung lay. Khi nhà đầu tư cảm thấy hệ thống tài chính dựa trên tiền pháp định không còn là nơi trú ẩn an toàn, họ buộc phải tìm đến những kênh lưu trữ giá trị khác – và Bitcoin đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
2. Bitcoin nổi lên như một “vàng kỹ thuật số” giữa khủng hoảng tài chính
Dù Bitcoin vẫn đang chịu sự biến động mạnh và đã giảm 18,37% kể từ đầu năm – hiện được giao dịch ở mức $81.582 theo dữ liệu từ CoinGecko – nhưng điều này không làm lu mờ vai trò ngày càng rõ nét của nó như một tài sản trú ẩn mới. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng lần đầu tiên ý niệm về việc Bitcoin có thể tồn tại và phát triển song song – thậm chí vượt qua – đồng đô la Mỹ không còn mang tính lý thuyết, mà đang trở thành một thực tế cần xem xét nghiêm túc.

Hunter Horsley – Giám đốc đầu tư của Bitwise – từng cho biết rằng ngày càng nhiều nhà đầu tư tổ chức và cố vấn tài chính đã bắt đầu thêm tiền mã hóa vào danh mục. Sự gia nhập của các quỹ lớn, công ty tài chính truyền thống đang dần hợp pháp hóa vai trò của Bitcoin trên thị trường toàn cầu.
You're a nation that doesn't trust the U.S. right now.
— Hunter Horsley (@HHorsley) April 9, 2025
You want to store value in something other than U.S. assets.
But you don't want to own other nations' currencies/debt/assets because they're even weaker and you expect they'll debase it.
So you could buy gold. But how…
Về phía quốc gia, nhiều nước cũng đang chủ động thử nghiệm việc sử dụng tài sản số trong giao dịch quốc tế. Theo báo cáo từ VanEck, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu dùng Bitcoin và tài sản số khác trong thanh toán năng lượng, như một cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính do Mỹ chi phối. Bolivia có kế hoạch sử dụng crypto để nhập khẩu điện, còn Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) đang xem xét việc khai thác Bitcoin bằng điện dư thừa.

=> Những dấu hiệu này cho thấy một cuộc dịch chuyển âm thầm nhưng mạnh mẽ đang diễn ra: từ hệ thống tài chính truyền thống dựa vào USD sang mô hình phân quyền và minh bạch hơn, nơi Bitcoin đóng vai trò hạt nhân.
Trong khi vàng – tài sản truyền thống thường được chọn để “giữ tiền” trong thời kỳ bất ổn – phải đối mặt với những hạn chế về chi phí lưu trữ, tính thanh khoản thấp và khó vận chuyển xuyên quốc gia, thì Bitcoin lại mang đến khả năng giao dịch tức thời, bảo mật cao, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia hay ngân hàng trung ương nào.
Thêm vào đó, Bitcoin có nguồn cung giới hạn – chỉ 21 triệu đơn vị – điều mà các đồng tiền pháp định không thể đảm bảo do chịu tác động từ chính sách tiền tệ và việc in tiền của các chính phủ. Chính tính khan hiếm này đã khiến nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính lớn dần coi Bitcoin như một dạng “vàng kỹ thuật số” của thế kỷ 21.
3. Khủng hoảng tiền tệ toàn cầu đang thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống tài chính mới
Một trong những lý do quan trọng khiến giới chuyên gia đặt dấu hỏi lớn về tương lai của đồng USD, đó là sự phụ thuộc quá lớn của nền tài chính toàn cầu vào một loại tiền tệ được tạo ra không giới hạn.
Nhà Kinh tế học Saifedean Ammous cho rằng vấn đề cốt lõi của Mỹ không nằm ở thâm hụt với một quốc gia cụ thể, mà ở việc cả thế giới đang sử dụng một đồng tiền mà Mỹ có thể “in ra” bất cứ lúc nào.
This is very telling. He thinks China has more to lose from a trade war because they have a trade surplus, so they'd lose more money. He doesn't see the US losing more goods as being as big a problem. This might make sense if imports were frivolous, but a lot are critical capital… https://t.co/shqXOqMNFM
— Saifedean Ammous (@saifedean) April 8, 2025
Ông chỉ ra rằng mô hình tài chính dựa trên “máy in tiền” cho phép một bộ phận người Mỹ sống nhờ vào sự mất giá của tiền tệ toàn cầu, mà không cần phải tạo ra giá trị thực. Trong dài hạn, điều này gây ra sự mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng và buộc các quốc gia khác phải “gánh chịu” rủi ro từ chính sách tài khóa của Mỹ.
=> Giải pháp được đưa ra không nằm ở việc điều chỉnh chính sách ngắn hạn, mà ở việc chuyển sang một hệ thống tài chính dựa trên “tiền cứng” – tức là loại tài sản có giới hạn nguồn cung, không thể thao túng, như vàng hoặc Bitcoin. Trong khi vàng mang tính truyền thống, thì Bitcoin đang đại diện cho một tương lai số hóa của nền tài chính toàn cầu, nơi các giá trị được lưu trữ và trao đổi một cách minh bạch, không qua trung gian và không chịu sự chi phối từ bất kỳ thế lực chính trị nào.
4. Kết luận
Rõ ràng, Bitcoin chưa đủ điều kiện để thay thế hoàn toàn vai trò của đồng đô la Mỹ trong tư cách là đồng tiền thanh toán quốc tế, hay tài sản dự trữ chính thức của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, những chuyển biến gần đây cho thấy một xu thế rõ rệt: càng nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính bắt đầu xem Bitcoin như một giải pháp thay thế tiềm năng trong bối cảnh niềm tin vào hệ thống tài chính truyền thống đang xói mòn.
Đọc thêm: