Ata coin là gì? Giải pháp bảo mật cho các ứng dụng DeFi

ByNghĩa Nguyễn28/08/2023

Bảo mật là một trong những vấn đề cấp thiết trên blockchain và các dApps, khi ngày càng nhiều những vụ tấn công có số tiền thất thoát ngày càng cao xảy ra trong thị trường crypto. Để cải thiện vấn đề này, thị trường cần có thêm những dự án để cung cấp dịch vụ bảo mật cho các dApps trên blockchain, Automata Network hay ATA Coin là một trong những dự án như vậy.

1. Automata Network hay ATA là gì?

Automata Network (ATA) là một giao thức dịch vụ phi tập trung cung cấp dịch vụ bảo mật giống như phần mềm trung gian cho các dApp trên Ethereum và Polkadot.

Nhiệm vụ của nó là cung cấp các chức năng và cơ sở hạ tầng cần thiết để hiện thực hóa tầm nhìn về một trải nghiệm Web 3.0 liền mạch. Nó giải quyết sự thiếu minh bạch trong quyền sở hữu dữ liệu, kiểm duyệt và xâm nhập vào quyền riêng tư cá nhân.

Cấu trúc của Automata
Cấu trúc của Automata

Qua hình thì ta có thể thấy Automata là một giải pháp phần mềm trung gian giữa các DeFi app. Với tính năng nổi bật của dự án như:

  • Cung cấp lớp phần mềm trung gian bảo mật cho các dApp trên nhiều blockchain.
  • Cho phép một số trường hợp sử dụng quyền riêng tư như Bỏ phiếu ẩn danh và giảm thiểu giá trị có thể trích xuất từ người khai thác (MEV) bằng cách tận dụng code mới nhất và các thuật toán bảo vệ quyền riêng tư, cùng với môi trường thực thi đáng tin cậy.

2. Các sản phẩm của Automata Network

2.1 MEV Wiki

MEV Wiki là nơi cung cấp các thông tin cần thiết về Miner Extractable Value cho người dùng. Miner Extractable Value là phần hiển thị số lợi nhuận có thể được chiết xuất từ việc sắp xếp lại và kiểm duyệt các giao dịch trên blockchain. Nhờ vậy các miner có thể kiếm được lợi nhuận nhờ vào việc theo dõi các giao dịch trên MEV Wiki.

2.2 Witness

Witness là sản phẩm của Automata Network giúp người dùng tạo các cuộc bỏ phiếu kín cho trên các blockchain. Witness hỗ trợ các blockchain như Ethereum, Binance Smart Chain và các EVM, với những ưu điểm sau:

  • Riêng tư: chỉ công bố kết quả bỏ phiếu - không công bố danh tính cử tri và số phiếu bầu).
  • Phí thấp, gần như bằng 0: Vì việc bỏ phiếu được thực hiện off-chain, người dùng sẽ không phải bỏ phí gas để tạo.
  • Chainhook: Kích hoạt thực thi trên chuỗi dựa trên kết quả bỏ phiếu. Chainhook cho phép gọi hợp đồng trực tuyến đã được đăng ký khi tạo đề xuất.
  • Tính mô đun: Mỗi chức năng này có thể được sử dụng như các chức năng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Nếu một dự án muốn sử dụng Witness như một công cụ báo hiệu mà không cần thực thi trên chuỗi thì cũng có thể thực hiện được.

2.3 Conveyor

Conveyor, nhằm mục đích tạo ra một vùng không hoạt động phía trước khi nó nhập và xuất các giao dịch theo một thứ tự xác định. Cung cấp cho người dùng các lợi ích:

  • Giảm thiểu front-running.
  • Mã hoá thứ tự giao dịch cho người dùng, kể cả các node lưu trữ, trừ khi người dùng muốn tiết lộ.

3. Cách thức hoạt động của Automata Network

Cấu trúc vận hành của mạng lưới Automata cụ thể như sau:

Cách thức hoạt động của Automata

Cách thức hoạt động của Automata

3.1 Automata Nodes

Automata sở hữu 2 loại node để vận hành hệ thống của mình như sau:

  • Automata Validator: Đây là loại node tham gia vào quá trình tìm kiếm sự đồng thuận của Proof-of-Stake. Vai trò của các node này là quản lý các nhiệm vụ liên quan tới control plane và cả việc đăng ký node stake, lưu trữ, phân chia các nhiệm vụ công việc cùng với phần thưởng. Cuối cùng là quản lý thị trường.
  • Automata Geodes: Sử dụng một số công nghệ hiện đại với mục tiêu tạo ra môi trường quản lý và kiểm soát việc truy cập dữ liệu.

3.2 Automata Planes

Automata Validator và Automata Geodes là 2 node chính, bên cạnh đó còn tương tác qua lại với nhau thông qua 3 planes bao gồm: Control, Compute và Service. Đặc biệt, mỗi plane sẽ có vai trò riêng biệt và nắm giữ các chức năng khác nhau, chi tiết như sau:

  • Control Plane: Validators sẽ giữ một bản sao của trạng thái giao thức nhằm giúp cho mã địa lý có thể nhận ra các tác vụ mới và tình trạng của node.
  • Compute Plane: Geodes sẽ gửi bằng chứng hoàn thành nhiệm vụ được giao theo lịch trình vào Compute Plane.
  • Service Plane: Service Plane giúp các lập trình viên xử lý code trong Geode mà không cần phải lưu trữ.

4. ATA coin là gì?

4.1 ATA coin là gì?

ATA coin hay còn gọi là token ATA đây là loại token tiện ích của Automata Network có các chức năng sử dụng sau:

  • Quản trị: Chủ sở hữu ATA coin có thể được quyền tạo cũng như bỏ phiếu cho các đề xuất, tính năng nền tảng và thông số mạng.
  • Phần thưởng khai thác: Những người khai thác máy tính và lưu trữ sẽ nhận được token ATA bằng cách chạy các ứng dụng và thực hiện các giao dịch cho người dùng.
  • Thanh toán: Người dùng trả tiền cho người khai thác cho các tác vụ công việc lưu trữ và tính toán.
  • Phân bổ đấu giá: Người dùng có thể liên kết mã thông báo ATA để tham gia đấu giá Geode.

4.2 Thông tin cơ bản về ATA coin

  • Name Token: ATA token
  • Ticker: ATA
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20.
  • Contract: 0xa2120b9e674d3fc3875f415a7df52e382f141225
  • Token type: Utility + governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 ATA

4.3 Tỉ lệ phân bổ ATA coin

  • Protocol Reserve: 35%
  • Ecosystem and Dev Community: 30%
  • Team: 15%
  • Strategic Sale: 6%
  • Seed Sale: 5%
  • Strategic Partners and Advisors: 5%
  • Binance Launchpool: 4%
Tỉ lệ phân bổ token ATA (ATA Coin)
Tỉ lệ phân bổ token ATA (ATA Coin)

4.4 Thời gian phân phối ATA coin

Thời gian phân phối token ATA
Thời gian phân phối token ATA

5. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác

5.1 Đội ngũ dự án

Dự án Automata (Ata coin) được thành lập bởi nhóm các lập trình viên và nghiên cứu Blockchain vào năm 2019. Một số thành viên nòng cốt của dự án gồm:

  • Co-founder: Zheng Leong Chua có bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore.
  • Co-founder: Deli Gong trước đây đã từng làm việc tại Ziliqa với vị trí lãnh đạo cơ sở hạ tầng.

Team Automata tổng cộng có 11 người và đã từng nhận được Web3 Grant (2020), trong đó có người từng tham gia Web 3.0 Bootcamp (2020), Berkeley Blockchain Xcelerator (2021) và là diễn giả Polkadot Decoded Mainstage (2021).

5.2 Nhà đầu tư

Dự án Ata Coin mới đây được đầu tư chiến lược bởi Binance Labs. Ngoài ra, các nhà đầu tư khác của Automata Network bao gồm những cái tên nổi tiếng =-33333rR1, Alameda Research (được thành lập bởi giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried), IOSG Ventures, Divergence Capital, Genesis Block Ventures và Jump Trading.

Nhà đầu tư dự án Automata
Nhà đầu tư dự án Automata

5.3 Đối tác

Đối tác hiện tại của Automata Network bao gồm những blockchain nổi tiếng như: MathChain, Celer Network, Celer Network, Crust Network, Moonbeam, Litentry, Clover Finance, Litmus và Astar.

Đối tác của Automata Network

Đối tác của Automata Network

Đối tác của Automata Network

6. Cách kiếm và sở hữu Coin ATA

  • Tham gia chương trình Incentive của dự án.
  • Tham gia chương trình Mining của Automata Network.
  • Mua trên sàn giao dịch có niêm yết, hiện ATA coin đã được niêm yết trên các sàn lớn như: Binance, Houbi, Okex.

7. Kết luận

Automata Network (ATA) là một nền tảng trung gian bảo vệ các ứng dụng DeFi, giúp cho giao thức hoạt động trở nên mượt mà hơn, an toàn và đảm bảo tính riêng tư. Automata Network được hỗ trợ bởi những nhà đầu tư lớn trong ngành với số vố huy động đạt 2,4 triệu USD. Chứng tỏ đây là một phân khúc tiềm năng của DeFi chưa nhiều dự án thực sự khai thác.

Trên đây là các thông tin cơ bản về dự án Automata Network hay Ata Coin. nếu bạn có thắc mắc gì về dự án có thể trao đổi trong nhóm Bigcoin Việt Nam.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Nghĩa Nguyễn

Nghĩa Nguyễn

Researcher and writer at Bigcoin Vietnam

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan