theblock101

    Babylon là gì? Giải pháp Staking cho Bitcoin

    ByVitNhoNho28/01/2024
    Babylon là gì? Babylon là dự án với tầm nhìn cung cấp giải pháp staking cho Bitcoin. Vậy dự án này có gì đặc biệt? Hãy cùng Theblock101 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
    Babylon là gì?
    Babylon là gì?

    1. Babylon là gì?

    Babylon là một blockchain trong hệ sinh thái Cosmos với mục tiêu cung cấp giải pháp staking cho Bitcoin vào các blockchain Proof of Stake (PoS) khác mà không cần dùng đến bridge, lưu ký hay wrapped.

    Babylon
    Babylon

    2. Các thành phần của Babylon

    • Bitcoin Staking Protocol: Bitcoin Staking Protocol của Babylon cho phép người dùng stake Bitcoin trực tiếp trên các blockchain PoS và kiếm lợi nhuận. Điều đặc biệt về giao thức này so với các giải pháp khác là người dùng có thể stake Bitcoin mà không cần chuyển đổi sang các hình thức khác như wrapped, pegged, hoặc lưu ký.
    • Bitcoin Timestamping Protocol: Bitcoin Timestamping Protocol là trụ cột của Babylon, tận dụng tính bảo mật của Bitcoin như một dịch vụ ghi nhãn thời gian (timestamping), cho phép ghi lại thời gian của các blockchain khác trên blockchain Bitcoin. Điều này đảm bảo rằng các sự kiện này được bảo vệ bởi tính bảo mật của Bitcoin giống như các giao dịch Bitcoin chính. Bitcoin Timestamping Protocol mang đến nhiều lợi ích, bao gồm rút staking nhanh chóng, tích hợp dễ dàng, chi phí bảo mật thấp hơn, bảo mật cross-chain và khả năng khởi tạo blockchain mới một cách dễ dàng.
    • Bitcoin Data Availability Protocol: Bitcoin Data Availability Protocol của Babylon cho phép sử dụng không gian block hạn chế trên Bitcoin cho các nhiệm vụ quan trọng như cung cấp lớp chống kiểm duyệt cho các blockchain PoS. Phương pháp tiếp cận này đem tính bảo mật của Bitcoin đến với các blockchain PoS, tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ và hiệu quả hơn, đồng thời giải quyết thách thức về việc mở rộng quy mô của Bitcoin và các mạng blockchain khác.

    Nhờ việc kết hợp tính bảo mật của Bitcoin với các blockchain PoS, Babylon mang đến khả năng thực hiện các giao dịch nhanh chóng và an toàn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho một hệ thống tài chính mã nguồn mở tiên tiến hơn.

    3. Cơ chế hoạt động Babylon

    Cơ chế hoạt động của Bitcoin Staking được thực hiện theo các bước quan trọng sau đây:

    • Staking BTC: Người dùng bắt đầu tham gia vào Babylon bằng cách thực hiện một giao dịch staking trên mạng lưới Bitcoin và khóa Bitcoin của họ trong một Self-custodian Vault.
    • Triển khai Validator trên Babylon: Sau khi giao dịch staking được xác nhận trên mạng lưới Bitcoin, người tham gia sẽ trở thành một Node Operator chính thức trên Babylon và tham gia vào quá trình xác nhận giao dịch bằng cách ký các Block với Validator Key của mình.
    • Mở khóa BTC: Bitcoin chỉ có thể được mở khóa bằng Validator Key của Node Operator thông qua hai cách thức. Đầu tiên, Validator Key gửi một giao dịch để yêu cầu mở khóa Bitcoin trên mạng lưới hoặc gửi một giao dịch slashing trên mạng Bitcoin. Trong trường hợp này, Bitcoin sẽ được chuyển đến một địa chỉ để đốt cháy.
    • Trong bước thứ hai, nếu Node Operator có hành vi gian lận trên mạng lưới Babylon, Validator Key của họ sẽ được công khai và bất kỳ ai cũng có thể mạo danh Node Operator để tiếp tục hành vi sai trái. Bitcoin của Node Operator sẽ bị đốt cháy trong trường hợp này.

    Một phần quan trọng trong quá trình Bitcoin Staking là Staking Contract trên mạng Bitcoin. Vì mạng lưới Bitcoin không hỗ trợ Smart Contract, đội ngũ của Babylon đã sử dụng Bitcoin Scripting Language để xây dựng Staking Contract. Staking Contract bao gồm bốn loại giao dịch chính: Staking Transaction, Unbonding Transaction, Slashing Transaction, và Unstaking Transaction.

    Bitcoin Timestamping, hay dấu thời gian Bitcoin, ra đời để giải quyết các cuộc tấn công từ các Node Operator độc hại nhằm tạo ra nhánh phân nhánh (hard fork) trên mạng lưới. Với giao thức này, các Block trên Babylon được đánh dấu thời gian trên mạng lưới Bitcoin, từ đó thực hiện việc chọn nhánh dựa trên thời gian.

    Kết quả là:

    • Nhánh mà Node Operator độc hại cố gắng tạo ra sẽ có dấu thời gian trên mạng Bitcoin muộn hơn nhánh gốc và sẽ không được chọn bởi bất kỳ ai. Nếu các Node Operator cố gắng tấn công, họ sẽ bị phạt dựa trên số lượng Bitcoin được Stake.
    • Để được chọn, Node Operator độc hại phải tạo ra một nhánh dài hơn và có dấu thời gian sớm hơn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, điều này rất khó thực hiện.

    4. Đội ngũ thành viên

    • Mingchao Yu là Co Founder & CTO tốt nghiệp Đại Học Quốc Gia Úc với bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngành Viễn Thông. Ông có kinh nghiệm làm việc tại InterfereX và Dolby với vị trí kỹ sư.
    • David Tse là Co Founder, ông có bằng tiến sĩ Kỹ thuật điện, điện tử và truyền thông tại trường MIT và đã từng làm giáo Sư giảng dạy tại trường đại học California và Stanford.

    5. Nhà đầu tư và đối tác

    • 07/12/2023: Babylon đã được đầu tư $18M bởi Hack VC, Polychain Capital, Framework, OKX Ventures, Castle Island Ventures, Chainfund Capital,...
    • Trong tháng 12/2023 dự án cũng gọi được vốn từ quỹ ABCDE nhưng không tiết lộ số tiền đầu tư.
    Nhà đầu tư và đối tác
    Nhà đầu tư và đối tác

    6. Tokenomics

    Cập nhật.

    7. Lộ trình phát triển

    Cập nhật.

    8. Kết luận

    Với số tiền gọi khủng từ các quỹ đầu tư Hack VC, Polychain Capital, Framework, OKX Ventures, Babylon là một dự án trong hệ sinh thái Bitcoin cần quan tâm trong thời gian tới khi sự kiện Bitcoin Halving đang đến gần. Theblock101 sẽ cập nhật thêm về dự án về cơ hội đầu tư và săn kèo airdrop, hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ.

    9. Thông tin dự án

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    VitNhoNho

    VitNhoNho

    Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

    5 / 5 (2Bình chọn)

    Bài viết liên quan