1. Cosmos là gì?
Cosmos là blockchain layer 0, với mục tiêu hướng tới trở thành “Internet of Blockchains”, cung cấp cơ sở hạ tầng, cho phép các blockchain layer 1 khác như Osmosis, Archway, dYdX, Axelar,… xây dựng và phát triển trên đó, dễ dàng tương tác, chia sẻ dữ liệu với nhau.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các blockchain đều có xu hướng hoạt động khá độc lập và riêng biệt, cho phép mọi thứ khép kín trong hệ sinh thái riêng của mình, hầu hết đều không thể tương tác với những blockchain khác nếu không có sự hỗ trợ từ các bên thứ ba. Chính vì vậy, các nền tảng xuyên chuỗi cross-chain được xem như tương lai của blockchain sau này. Sự ra đời của Cosmos cũng được xem là câu trả lời cho việc làm thế nào để giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản giữa các chuỗi khác nhau.
2. Cơ chế hoạt động và các thành phần chính của Cosmos
Whitepaper của Cosmos lần đầu được ra mắt vào năm 2016 với một mục tiêu rất đơn giản, tạo ra một nền tảng, đóng vai trò như lớp nền, các blockchain layer 1 khác sẽ như các ngôi nhà, được xây dựng trên đó và thoải mái giao tiếp với nhau.
Hệ sinh thái của Cosmos chủ yếu xoay quanh các thành phần chính sau đây
2.1. Cosmos Hub
Cosmos Hub là toàn bộ hệ sinh thái của Cosmos Network, nơi các Zone (hay còn gọi là các blockchain layer 1 khác) xây dựng độc lập trên đó. Các Zone này sẽ có thể thoải mái tương tác với nhau thông qua cầu nối IBC (Inter-Blockchain Communication) của Cosmos.
Hiểu đơn giản, hầu hết các blockchain layer 1 khác chỉ cho phép các Dapps được xây dựng trong đó có thể tương tác với nhau, chứ không thể dễ dàng chuyển tài sản từ chuỗi này sang chuỗi khác được. Nhưng đối với các blockchain xây dựng trên Cosmos, có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản giữa các chuỗi với nhau.
2.2. Cosmos SDK
Vậy làm thế nào để các dự án có thể xây dựng trên Cosmos? Cosmos SDK là một khung mã nguồn mở, một bộ công cụ hỗ trợ về mặt công nghệ, cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo và phát triển các blockchain hay các ứng dụng riêng của mình trên Cosmos.
Với Cosmos SDK, các nhà phát triển có thể chọn xây dựng các chuỗi khối dành riêng cho các ứng dụng của mình, hoàn toàn tự động và có thể dễ dàng kết nối với nhau. Điều này có nghĩa là, các nhà phát triển hoàn toàn có thể xây dựng blockchain riêng của mình, không phải phụ thuộc vào hợp đồng thông minh trên chuỗi khác, thoải mái tạo ra các quy tắc riêng cho blockchain của mình.
2.3. IBC (The Inter-Blockchain Communication)
Inter-Blockchain Communucation Protocol (IBC) là một giao thức mã nguồn mở để xác thực và trao đổi các dữ liệu, tài sản giữa các chuỗi khối (zone) trên Cosmos. IBC cho phép các chuỗi khối độc lập, có thể tin cậy liên lạc, trao đổi dữ liệu, tin nhắn và các token với nhau.
2.4. CometBFT (trước đó là Tendermint Core)
Được phát triển từ năm 2014, Tendermint (CometBFT) là một giao thức chuỗi blockchain, đóng vai trò như một công cụ blockchain, cho phép các nhà phát triển xây dựng các blockchain riêng của mình mà không phải viết mã từ đầu. Cosmos được xây dựng ban đầu bởi đội ngũ của Tendermint.
Tendermint hoạt động như một cơ chế đồng thuận, cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo ra các blockchain PoS riêng của mình.
CometBFT hoạt động như xương sống của mạng Cosmos, cho phép các mạng blockchain xây dựng trên Cosmos, có thể hoạt động đồng bộ với Cosmos Hub, bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận PoS (Proof-of-Stake). Thuật toán của CometBFT được sử dụng để bảo mật mạng, xác thực các giao dịch nhanh chóng và kết nối các blockchain trên Cosmos với nhau.
2.5. Interchain
Interchain là mạng lưới bao gồm các blockchain độc lập nhưng có thể giao tiếp và tương tác với nhau, được triển khai bởi Cosmos. Trong đó, Cosmos Hub là blockchain đầu tiên trong hệ sinh thái Interchain của Cosmos.
Nhờ có Interchain, mà các blockchain trong Cosmos có thể trao đổi dữ liệu và tài sản qua lại dễ dàng và bảo mật hơn.
Hiện tại, số lượng validator đang đóng góp vào quá trình bảo mật mạng lưới của Interchain bao gồm hơn 180 validator và hoạt động với hơn 24 chuỗi IBC khác nhau.
3. Hệ sinh thái Cosmos
Hiện tại, hệ sinh thái Cosmos bao gồm hơn 250 ứng dụng và dự án khác nhau đang được phát triển trên cơ sở hạ tầng của Cosmos với hơn 52 tỷ USD tài sản quản lý.
Hệ sinh thái của Cosmos tới thời điểm này đã khá đa dạng ngách, từ nền tảng (infrastructure) đến các ứng dụng phi tập trung như NFT, Games, DEX, Social,…
Tổng hợp hệ sinh thái Cosmos: https://cosmos.network/ecosystem/apps
Tuy nhiên, để mỗi hệ sinh thái có thể phát triển, thường hệ sinh thái đó sẽ cần phát triển mạnh hay gắn với 1 narratives nào đó. Ví dụ như Ethereum gắn với DeFi, Fantom mạnh lên và thu hút dòng tiền nhờ Yield, BNB Chain dẫn đầu GameFi,… Tuy nhiên, khi nhắc tới Cosmos vẫn chưa có một ngách nào quá nổi bật để thu hút được dòng tiền.
4. Tokenomics
4.1. Thông tin token
- Tên token: Cosmos Hub
- Ký hiệu token: $ATOM
- Blockchain: Cosmos
- Cơ chế đồng thuận: PoS
- Tổng cung: Không giới hạn
- Cung lưu thông: 292,586,163 $ATOM (tính tại thời điểm viết bài)
4.2. Phân bổ token
- Seed round: 5%
- Strategic round: 7.1%
- Public round: 67.9%
- Quỹ phát triển: 10%
- Đối tác: 10%
4.3. Token utility
Là mã token native của mạng lưới Cosmos, $ATOM đóng vai trò vừa là token quản trị vừa là token tiện ích, phục vụ các mục đích chính sau:
- Quản trị: $ATOM holders có thể stake để bình chọn cho các thay đổi và sự phát triển của mạng lưới trong tương lai.
- Staking: Những người nắm giữ token $ATOM có thể stake để nhận lãi hoặc stake vào mạng lưới để trở thành validators, xác minh các giao dịch trong mạng lưới để gia tăng bảo mật cho toàn mạng lưới và nhận lại được phần thưởng.
- Phí mạng lưới: Tương tự như các blockchain nền tảng khác, token $ATOM sẽ được sử dụng để trả phí mạng lưới cho các giao dịch phát sinh trên hệ sinh thái của Cosmos Hub.
4.5. Giao dịch token $ATOM ở đâu
Hiện tại, $ATOM đang được giao dịch trên hầu hết các sàn giao dịch lớn cả phi tập trung và tập trung như:
- Sàn tập trung: Binance, MEXC, Coinbase, Gate, Kucoin,…
- Sàn phi tập trung: Osmosis,…
Danh sách các sàn giao dịch đang list $ATOM có thể tìm hiểu tại đây.
5. Đội ngũ phát triển
Ban đầu, Jae Know và Ethan Buchman là hai nhà phát triển đã tạo ra mạng Cosmos. Ban đầu, họ bắt đầu bằng việc xây dựng thuật toán đồng thuận Tendermint vào năm 2014 đầu tiên và hỗ trợ hệ sinh thái Cosmos.
Sau đó, hai nhà phát triển này đã chính thức thành lập Tendermint Inc và huy động thành công hơn 9 triệu USD để phát triển Cosmos.
Năm 2017, khi cơn sốt ICO nổi lên, Cosmos cũng chính thức trình diện và ra mắt thông qua ICO do Interchain Foundation thực hiện. Interchain Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận của Thuỵ Sĩ, đầu tư vào hệ sinh thái Cosmos từ ban đầu. Cosmos cũng tạo được tiếng vang khá lớn khi thành công huy động được hơn 17 triệu USD qua đợt ICO đó.
Nhưng tới năm 2020, Jae Know đã từ chức giám đốc điều hành của Tendermint và ban giám đốc cũng có sự thay đổi hoàn toàn.
6. Nhà đầu tư và đối tác
Cosmos đã trải qua 7 vòng huy động vốn với tổng số tiền huy động lên đến 17 triệu USD, với sự góp mặt của các quỹ nổi tiếng trong ngành như Paradigm, 1confirmation, BFF (Blockchain Founders Fund), HyperChain Capital,…
7. Lộ trình phát triển
Cập nhật sau!
8. Hệ sinh thái
- Website: https://cosmos.network/
- Twitter: https://twitter.com/cosmos
- Discord: https://discord.com/invite/cosmosnetwork
- 9. Kết luận
Trên đây là những thông tin và cập nhật về Cosmos và hệ sinh thái của Cosmos. Trải qua gần 10 năm phát triển, Cosmos đã và đang đạt để lại những dấu ấn và thành tựu khá ấn tượng khi được xem là một trong những blockchain lớp 0 đầu tiên, hướng tới xây dựng và phát triển một mạng lưới cho phép sự kết nối và tương tác giữa các blockchain độc lập khác.
Sự cho phép trao đổi và tương tác liên chuỗi không thể phủ nhận sẽ là một trong những tương lai mà blockchain cần thiết hướng tới. Với sự phát triển không ngừng và liên tục cải tiến, Cosmos sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong mùa tới.
Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng về dự án. Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần tự DYOR và đưa ra những đánh giá riêng của mình trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào.