theblock101

Fluence là gì? Nền tảng điện toán mới nhất trên thị trường

ByDamianz30/06/2024
Fluence là nền tảng điện toán “Cloudless” cung cấp các giải pháp về lưu trữ dữ liệu dành cho người dùng, dự án có hướng phát triển khá giống với IO Net ở giai đoạn hiện tại. Liệu đây có phải đối thủ cạnh tranh của IO Net? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới.

1. Fluence là gì?

Fluence là nền tảng điện toán “Cloudless” cung cấp các giải pháp về lưu trữ dữ liệu dành cho người dùng. Mô hình của Flience có 2 sản phẩm chính bao gồm:

  • Nền tảng điện toán phi tập trung: Trao quyền cho nhà phát triển xây dựng và triển khai ứng dụng, API, backend… mà không cần phụ thuộc vào máy chủ trung tâm.
  • Thị trường giao dịch điện toán: Mang đến cơ hội kiếm lợi nhuận cho những bên cung cấp sức mạnh tính toán từ CPU, GPU,….
Fluence là gì?
Fluence là gì?

Để có thể dễ hiểu thì mô hình của Fluence sẽ tương đồng với mô hình Google Cloud, AWS, Amazon Cloud,…. trong thị trường truyền thống, tuy nhiên mô hình của các bên này sẽ có tính tập trung và phụ thuộc hoàn toàn vào công ty cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ làm tăng chi phí và sự phức tạp khi các nhà phát triển muốn sử dụng dịch vụ này.

Ngoài ra, mô hình của Fluence cũng cung cấp nền tảng dành cho những người dùng, tổ chức có thể đóng góp sức mạnh về phần cứng của mình và nhận được lợi nhuận dựa trên việc các dự án thuê phần cứng của mình.

Để vận hành được mô hình này thì Fluence được tạo thành bởi 3 thành phần chính bao gồm:

  • Aqua (Cloudless Functions): đây là nơi cung cấp khả năng thực thi an toàn mà không cần phải dựa vào 1 cloud cụ thể. Cloudless Function sẽ hỗ trợ cả khách hàng, dự án và chính giao thức của Fluence, bên cạnh đó, các tính năng khám phá, định tuyến, khởi tạo và vận hành mạng con, mở rộng quy mô và cơ chế fault tolerance sẽ được chạy trên Aqua và được biểu thị dưới dạng Cloudless Functions.
  • Marine (Compute Functions): Nhiệm vụ của Marine là hỗ trợ cho Compute Functions và được thực thi trong máy riêng biệt giống với tính năng của điện toán đám mây không server. Marine hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Rust và C++ và sau này sẽ hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác để phát triển tiêu chuẩn của WebAssembly.
  • Subnets: Tất cả các đơn vị Compute Functions trong mạng lưới đều sẽ được triển khai cùng với một bản sao để lưu trữ, đảm bảo tính liền mạch trong hoạt động và khả năng chịu lỗi. Bên cạnh đó, hoạt động của mạng con hoàn toàn có thể được các nhà phát triển tùy chỉnh thông qua Cloudless Functions, vì thế, các nhà phát triển có thể kích hoạt các phương án dự phòng trong các trường hợp có lỗi xảy ra.
Cấu trúc của Fluence
Cấu trúc của Fluence

2. Sản phẩm

Dự án phát triển các sản phẩm chính dành cho nhà phát triển và người cung cấp phần cứng bao gồm:

  • Computing marketplace: đây là nền tảng giao dịch nguồn tài nguyên tính toán của máy tính, cho phép bên sở hữu sức mạnh tính toán từ CPU, GPU… có thể cho nhà phát triển thuê và kiếm được thu nhập thụ động. Nguồn thu nhập đến từ hai nguồn chính: phí thuê được trả bởi nhà phát triển và phần thưởng từ Fluence được phân phối dưới dạng token $FLT. Ngoài ra, các nhà cung cấp cũng không cần quảng cáo dịch vụ của mình vì nền tảng sẽ tự động kết nối đến những nhà phát triển phù hợp. Thu nhập phụ thuộc vào hiệu suất tính toán. Sức mạnh tính toán càng lớn, thu nhập nhận về càng cao và ngược lại.
  • Serverless platform: đây là nền tảng cung cấp mạng lưới các node phi tập trung, cho phép nhà phát triển có thể sử dụng nguồn lực tính toán để xây dựng dApp, backend, API hoặc bất kỳ dịch vụ kỹ thuật số khác.
Nền tảng cung cấp mạng lưới các node
Nền tảng cung cấp mạng lưới các node

Nhìn chung các sản phẩm của dự án khá tương đồng đối với dự án IO Net hiện tại trên thị trường nên đây cũng được xem là dự án cạnh tranh chính về mặt sản phẩm. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận đến người dùng thông thường của Fluence thấp hơn so với IO Net vì bên này không có nền tảng mở trong việc trở thành thành Provider mà thông qua việc đăng ký và xét duyệt từ dự án. Điều này sẽ phần nào làm giảm đi sự tham gia dành cho những người dùng thông thường muốn cung cấp phần cứng của mình vào dự án.

3. Tokenomic

3.1. Thông tin cơ bản

  • Ticker: FLT
  • Giá: 0.392
  • Marketcap: $19M
  • FDV: $391M
  • Total Supply: 1,000,000,000 FLT
  • Circulating Supply: 50,000,000 FLT

3.2. Ứng dụng của token

  • Governance
  • Chi trả cho các khoản phí thuê và dịch vụ trên nền tảng.
  • Trả thưởng dành các Provider
  • Staking để trở thành compute provider.

3.3. Tỉ lệ phân bổ token

  • DAO Treasury: 34.6%
  • Investors: 25.4%
  • Fluence Labs: 20%
  • Capacity Incentives: 10%
  • Launchpool: 5%
  • Community Rewards: 5%
Tokenomic của dự án
Tokenomic của dự án

Nhìn vào tokenomic ta có thể thấy được trong vòng 1 năm đầu gần như nguồn cung lưu thông khá thấp toàn bộ đến từ phần thưởng dành cho cộng đồng là chính. Token của team cũng như các nhà đầu tư đã được lock lại trong 1 năm vì thế nên trong giai đoạn Q3 Q4 này sẽ khá đẹp khi có dòng tiền được đổ vào thị trường, đặc biệt đây là dự án cung cấp hạ tầng về dữ liệu khá tiềm năng đối các dự án làm về AI.

4. Đội ngũ phát triển

Dự án được phát triển bởi Fluence Labs, nay đã đổi tên thành Cloudless Labs với 26 thành viên bao gồm:

  • Tom Trowbridge - Co-founder: từng là giám đốc tại Hedera Hashgraph, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing.
  • Evgeny Ponomarev - Co-founder: với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực công nghệ và từng đảm nhiệm các vị trí quản lý về sản phẩm tại các công ty như: MeForo, 2Gis, Group Force, Hội nghị nhà phát triển CodeFest,…
  • Dmitry Kurinskiy - Co-founder: với nhiềm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ như: Whisk, PASSENGER, Taktika,…
Đội ngũ phát triển dự án
Đội ngũ phát triển dự án

5. Đối tác và nhà đầu tư

Dự án đã raise được tổng cộng hơn $15M từ các vòng gọi vốn như:

  • $150K - IEO trên Bybit
  • $50K - IEO trên Gate
  • $9M từ vòng Series A với sự tham gia của: Multicoin Capital, Tiger Global Management, Signum Capital,….
  • $6M từ vòng Seed với sự tham gia của: 1kx, Distributed Global, Blockchange Ventures,…
Đối tác và nhà đầu tư
Đối tác và nhà đầu tư

6. Kết luận

Fluence là dự án về cung cấp hạ tầng trong việc xử lý dữ liệu, dự án có hướng phát triển khá giống với IO Net ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, nhìn vào độ phổ biến cũng thì dự án chưa có sức hút mạnh như IO Net, điều này có thể dễ dàng thấy được khi khả năng tiếp cận đến người dùng thông thường của dự án còn khá thấp cùng với đó việc tiếp cận nền tảng marketplace của dự án không quá thực sự mạnh.

Mặc dù vậy thì dự án vẫn có tiềm năng phát triển khi sóng AI nổi lên, hiện tại sóng Depin đang hưởng lợi nhiều trong nhóm ngách về cloud khi đây là hạ tầng cần thiết dành cho các dự án về AI. Ngoài ra, tokenomic của dự án trong vòng 1 năm tới khá đẹp nên đây sẽ là giai đoạn tốt để có thể tích luỹ và đầu tư cho sóng tăng trong Q3 Q4 sắp tới.

Đọc thêm:

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Damianz

Damianz

Researcher at Bigcoin Vietnam

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan