1. NFTFi là gì?
NFTFi (NFT và DeFi) là việc đưa NFT trở thành tài sản thế chấp trong các ứng dụng và giao thức DeFi, từ đó cung cấp thanh khoản và tiện ích cho các NFT. Hiểu một cách đơn giản, thay vì với mô hình tài chính truyền thống, người dùng có thể giao dịch mua bán, giao dịch đòn bẩy, vay/cho vay với token, thì với các ứng dụng NFTFi, người dùng có thể thực hiện các hoạt động đó với NFT của mình.
Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), nhất là trong bối cảnh NFT ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự chú ý từ cộng đồng.
Tóm lại, các ứng dụng NFTFi sẽ cho phép mua/ bán, cho vay/ mượn và giao dịch NFTs/ các sản phẩm phái sinh liên quan đến NFT, giải quyết các vấn đề thanh khoản và tiện ích cho các NFT trên thị trường.
Vậy NFTFi được cấu thành bởi những mảnh ghép nào?
2. 6 mảnh ghép tạo nên NFTFi
Nhìn chung, hệ sinh thái của NFTFi bao gồm 6 mảnh ghép chính sau:
- NFT Marketplace: Đây là một nền tảng - nơi người dùng mua bán, trao đổi và giao dịch các NFT. NFT Marketplace có thể được hiểu là chợ giao dịch NFT, cho phép người dùng tìm kiếm, xem thông tin chi tiết và tham gia vào thị trường NFT.
- NFT Lending/ Borrowing: Cung cấp cơ chế vay và cho vay dựa trên NFT. Người dùng có thể sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay tiền/ token.
- NFT AMM/ DEX: NFT AMM/DEX là viết tắt của "Automated Market Maker" (AMM) và "Decentralized Exchange" (DEX) áp dụng cho NFTs. NFT AMM là một hệ thống tự dộng trên blockchain cung cấp tính thanh khoản cho NFTs. Thay vì dựa vào việc khớp lệnh giữa người mua và người bán, AMM sử dụng các cặp tài sản và tỷ lệ cung cấp (liquidity) để xác định giá trị của tài sản. NFT DEX là nền tảng giao dịch cho NFTs. Nền tảng này cho phép người dùng trao đổi NFTs trực tiếp với nhau mà không cần trung gian, đảm bảo tính phi tập trung để trao đổi và thêm thanh khoản cho NFTs, giúp người dùng tìm kiếm và tham gia vào các giao dịch NFT một cách hiệu quả.
- Derivatives/ Perpetual Trading: Cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh dựa trên NFT. Điều này cho phép người dùng tham gia vào các hợp đồng tương lai NFT và giao dịch liên tục trên thị trường tài chính phi tập trung.
- Staking/ Yield Farming: Cung cấp cơ chế staking và yield farming cho NFT. Người dùng có thể stake NFT của mình vào các giao thức staking để nhận được phần thưởng trong các token khác hoặc tham gia vào yield farming để kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản.
- NFT Analytics: Cung cấp công cụ và dịch vụ phân tích dữ liệu cho NFT. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về thị trường NFT, xu hướng giá cả và các thông tin quan trọng khác để hỗ trợ quyết định đầu tư và giao dịch.
Nhìn chung, cả 6 mảnh ghép trên đều khá quan trọng đối với hệ sinh thái NFTFi. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về từng mảnh ghép và những dự án đáng theo dõi trong 6 mảnh ghép kể trên.
3. Các dự án đáng theo dõi trong 6 mảnh ghép
3.1. NFT Marketplace
Đóng vai trò là nơi trao đổi và giao dịch NFT, các NFT Marketplace được xem như một phần quan trọng của NFTFi.
Dưới đây kà một số các marketplace nổi bật trong từng hệ mà các bạn có thể theo dõi:
- Ethereum: OpenSea, Blur, LooksRare, Gem (OpenSea Pro), X2Y2, CryptoPunks,…
- Polygon: Dew, Element, Magic Eden, Rarible,…
- Solana: Tensor, Magic Eden, Solanart,…
- Aptos: Souffl3, Topaz,….
- Sui: Hyperspace, Clutchy, Bluemove, Dragonsui, Somis,…
- Arbitrum: Trasesure, ToFu, OpenSea, Element,….
- Art: Zora, Super rare, Foundation
3.2. NFT Lending/ Borrowing
NFTFi có những nét khá tương đồng với DeFi. Với người dùng nắm giữ token, họ có thể khoá token để nhận lợi nhuận theo APY. Còn đối với NFT, người dùng có thể khoá NFT để nhận token.
Hiện tại trong ngách Lending và Borrowing có 3 dự án đứng đầu mà các bạn có thể theo dõi, đó là:
TheBlock101 đã có bài viết tổng hợp về 3 dự án này, các bạn có thể tham khảo thêm qua đường link dưới đây:
Top 3 dự án NFT Lending và Borrowing năm 2023
Ngoài 3 dự án kể trên, có thể kể đến các dự án như: NftFi, X2Y2, Jpeg…
3.3. NFT AMM/ DEX
Dự án đáng chú ý trong mảng NFT AMM/ DEX đó là SudoSwap.
SudoSwap là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) dành cho NFT. SudoSwap hỗ trợ việc swap ERC721 NFTs thành các loại tài sản như ETH và ERC20 tokens hoặc thực hiện mua bán NFT tức thời dựa trên liquidity pool. Mọi người dùng đều có khả năng tạo pool trên SudoSwap.
Trong mảnh ghép AMM/ DEX ta có thể kể đến một giải pháp mang tên NFT Fractionalization. Đây là hình thức phân mảnh một NFT thành các phần nhỏ hơn, thường được gọi là "fractional NFTs." Ý tưởng đằng sau việc phân mảnh NFT là làm cho một tài sản số không thể thay thế trở nên có thể chia sẻ và đầu tư bởi nhiều người hơn.
Hiện tại, dự án có thể theo dõi ở khía cạnh này là: Fractional art, LIQNFT, NFTX và một dự án mà Theblock101 mới cập nhật gần đây đó là Flooring Protocol.
3.4. Derivatives/ Perpetual Trading
NFT Derivatives (Phái sinh NFT) là các công cụ giao dịch phái sinh, cho phép người dùng dự đoán giá trị tương lai của NFT và thực hiện các giao dịch mua bán dựa trên dự đoán này.
Hiện tại, trong mảnh ghép này, có hai dự án NFTFi đang thu hút sự chú ý, đó là:
- NFTperp: NFTperp là một dự án phái sinh NFT nổi bật, cho phép người dùng trải nghiệm phiên bản "Paper Trading" để kiểm tra khả năng dự đoán của họ hoặc tham gia phiên bản private beta để trải nghiệm giao dịch bằng tài sản thực.
- NiftyOption: NiftyOption là một dự án khác trong lĩnh vực NFT derivatives, cung cấp các công cụ giao dịch phái sinh NFT.
Ngoài 2 dự án trên có thể kể đến SynFutures, một nền tảng phái sinh được hỗ trợ bởi các tên tuổi lớn trong ngành như Polychain, Dragonfly, Framework và Pantera. SynFutures đã ra mắt dự án NFTures, một nền tảng phái sinh dành riêng cho NFT.
Các dự án này cung cấp cho người dùng cơ hội tham gia vào thị trường NFT phái sinh, dự đoán và giao dịch về giá trị tương lai của NFTs, mở ra một loạt cơ hội và trải nghiệm mới trong không gian NFTFi.
3.5. Staking/ Yield Farming
Yield Farming là một trong những khái niệm khá phổ biến trong hệ sinh thái NFTFi, và đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ của trend DeFi.
Yield Farming cho NFT là một phương pháp khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản trên các giao thức và nhận lại lợi nhuận và phần thưởng dưới dạng token hoặc LP token.
Hiện tại trong ngách này, có 2 dự án có thể theo dõi và chú ý là Baton Finance và Revest Finance. Đối với người dùng quan tâm đến Yield Farming cho NFTs, những dự án này có thể cung cấp cơ hội để tham gia và tận dụng tiềm năng lợi nhuận trong không gian NFTFi.
3.6. NFT Analytics
Cuối cùng, không thể thiếu một khía cạnh quan trọng trong NFTFi là các công cụ tổng hợp và phân tích số liệu thống kê cho các bộ sưu tập NFT trên thị trường.
Tương tự như các nền tảng tổng hợp của DeFi như DappRadar hoặc Defilama, thị trường NFT cũng cần những công cụ như vậy để hỗ trợ người dùng trong việc nắm bắt thông tin về các bộ sưu tập NFT đang thịnh hành trên thị trường.
Các công cụ này giúp người dùng theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về NFT, bao gồm giá cả, vốn hóa thị trường, khối lượng giao dịch và số lượng người sở hữu trong từng bộ sưu tập. Thông tin này giúp người dùng đưa ra quyết định đầu tư NFT một cách thông minh và đúng đắn hơn.
Trong lĩnh vực NFT Analytics, có một số dự án đáng theo dõi, bao gồm Nansen, Upshot, DeBank, NFTGo, NFTBank... Các dự án này cung cấp các công cụ và dữ liệu phân tích NFT để giúp người dùng hiểu rõ hơn về thị trường NFT và các bộ sưu tập cụ thể.
4. Ưu và nhược điểm của NFTFi
Giống như bất kỳ công nghệ mới nào, NFTFi cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Hiểu rõ chúng sẽ giúp người dùng tận dụng tối đa cơ hội cũng như phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
4.1. Ưu điểm
-
Tăng tính thanh khoản cho NFT: Trước đây, các NFT thường bị đánh giá là kém thanh khoản do khó giao dịch và không dễ dàng quy đổi thành tiền. Tuy nhiên, với các ứng dụng NFTFi như lending, staking và liquidity pools, tính thanh khoản của NFT đã được cải thiện đáng kể.
-
Đa dạng hóa các cơ hội đầu tư: NFTFi mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho người dùng, từ việc tham gia vào các bể thanh khoản, staking NFT, đến giao dịch phái sinh. Điều này giúp người sở hữu NFT có thể tối ưu hóa lợi nhuận từ tài sản của mình.
-
Tăng giá trị cho NFT: Nhờ vào các ứng dụng tài chính, giá trị của NFT không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm hoặc giao dịch mà còn có thể được khai thác thêm thông qua các hoạt động tài chính. Điều này góp phần nâng cao giá trị nội tại của NFT.
-
Hỗ trợ tài chính cho người sáng tạo: Các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung số có thể sử dụng NFTFi để tiếp cận nguồn tài chính mà không cần phải bán đi tác phẩm của mình. Điều này tạo ra nhiều lựa chọn tài chính hơn cho họ, đồng thời giữ lại quyền sở hữu tác phẩm.
4.2. Nhược điểm
-
Rủi ro bảo mật: Giống như bất kỳ ứng dụng DeFi nào khác, NFTFi cũng đối mặt với nguy cơ bị hack và lỗ hổng bảo mật. Việc lưu trữ và quản lý NFT trên các nền tảng phi tập trung có thể gây ra rủi ro mất mát tài sản nếu không cẩn thận.
-
Biến động giá cao: Thị trường NFT và các tài sản liên quan thường xuyên biến động, dẫn đến rủi ro cao khi tham gia vào các hoạt động NFTFi. Giá trị của NFT có thể giảm mạnh trong một thời gian ngắn, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
-
Khả năng thanh khoản thấp cho NFT giá trị cao: Dù có sự hỗ trợ từ các ứng dụng NFTFi, nhưng một số NFT có giá trị cao vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua hoặc tham gia vào các bể thanh khoản do tính độc đáo và giá trị cao của chúng.
-
Phức tạp và khó tiếp cận: NFTFi là một lĩnh vực mới mẻ và phức tạp, yêu cầu người dùng có kiến thức sâu về cả NFT và DeFi. Điều này có thể làm hạn chế sự tiếp cận của nhiều người dùng mới và tạo ra sự phân biệt trong cộng đồng người dùng.
5. Kết luận
NFTFi, kết hợp giữa NFT và tài chính phi tập trung (DeFi) đã mở ra một loạt cơ hội mới trong lĩnh vực NFT. NFTFi cho phép người dùng mua/ bán, vay/ cho vay, giao dịch NFT, cung cấp thanh khoản cho các NFT và tham gia vào các hoạt động tài chính liên quan đến NFT.
6 mảnh ghép cấu thành hệ sinh thái NFTFi có khá nhiều dự án đáng theo dõi và khám phá. Mặc dù hiện tại thị trường NFT đang không quá sôi động, tuy nhiên NFTFi đã đang và sẽ vẫn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của không gian NFT, mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho người tham gia và đánh dấu sự giao thoa giữa NFT và tài chính phi tập trung.
Đọc thêm: