OpenSea là gì? Khám phá các tính năng của OpenSea

ByLengkeng16/08/2023
Chắc hẳn cái tên OpenSea đã không còn xa lạ với những người chơi NFT hay với những người đã ở trong thị trường lâu năm. Vậy OpenSea là gì? OpenSea là chợ giao dịch NFT đầu tiên được xây dựng trên Ethereum. Hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để xem OpenSea có gì nổi bật nhé!

I. OpenSea là gì?

OpenSea là một chợ giao dịch NFT (NFT marketplace) trên Ethereum; cho phép người dùng mua, bán, và trao đổi các tài sản kỹ thuật số phi tập trung, được gọi là NFTs.

NFTs (Non-Fungible Tokens) là các token không thể hoán đổi cho nhau được ghi lại một cách minh bạch trên blockchain. Chúng có thể được sử dụng làm đại diện quyền sở hữu và chống giả mạo cho cả tài sản kỹ thuật số lẫn tài sản vật lý.

OpenSea là gì?
OpenSea là gì?

Mọi thứ đều có thể được NFT hóa, từ nghệ thuật kỹ thuật số, âm nhạc cho đến tài sản trong game và tài sản trong thế giới thực như bất động sản. Những tài sản kỹ thuật số này đã và đang trở nên phổ biến như một giải pháp cho những nghệ sĩ và nhà sáng tạo nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của họ.

Để duyệt, mua, bán hoặc tạo NFT của riêng mình, người dùng cần phải tham gia vào các chợ giao dịch NFT và OpenSea là một trong những chợ đời đầu trên thị trường. Được thành lập vào năm 2017, OpenSea đã nhanh chóng trở thành một trong những marketplace phổ biến nhất dành cho cộng đồng người chơi NFT.

Trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các marketplace mới, liệu OpenSea có vẫn giữ được phong độ? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua các phần tiếp theo nhé!

II. Tính năng của OpenSea

Giao diện đầu trang OpenSea
Giao diện đầu trang OpenSea

OpenSea hiện hỗ trợ đa dạng các loại NFT, bao gồm: Art, Gaming, Memberships, PFPs, Photography, Music; cùng với 5 tính năng chính sau đây:

1. Tìm kiếm và khám phá

OpenSea cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm và khám phá các items, bộ sưu tập và tài khoản dựa trên nhiều tiêu chí như tên, danh mục, danh sách phổ biến, nghệ sĩ,…

Mỗi NFT có trang chi tiết riêng, hiển thị thông tin như mô tả, ảnh minh hoạ, chủ sở hữ hiện tại, giá, lịch sử giao dịch và các thông tin khác.

Với tính năng này, sau khi đã tìm kiếm được đúng bộ sưu tập mà bạn đang tìm, bạn có thể kiểm tra chi tiết thông tin hiển thị về NFT với những đặc tính kể trên.

Những thông tin có thể check về một dự án NFT tại OpenSea
Những thông tin có thể check về một dự án NFT tại OpenSea

Ví dụ bạn đang tìm hiểu về bộ sưu tập NFT DeGods thì dưới đây là những thông tin bạn có thể đọc được:

  • DeGods là tên dự án NFT bạn tìm kiếm.
  • Có 8891 NFT trên chain Ethereum.
  • Creator earning 0.5%: ở đây Creator earning được hiểu là phí bản quyền. Khi mỗi giao dịch được thực hiện, 0.5% số tiền thu được từ NFT sẽ được trả cho team Degods.
  • Tiếp theo bạn có thể đọc được thông tin giới thiệu về dự án Degods.

Giải mã thông số ở hàng cuối cùng:

  • Bộ sưu tập này đã có tổng khối lượng giao dịch là 53.848 ETH.
  • Giá sàn của bộ sưu tập Degods là 6.7 ETH: tức là mức giá thấp nhất mà người bán cài trên marketplace.
  • Best offer 6.0364 WETH: tức là mức giá cao nhất mà người mua có thể chấp nhận mua NFT (mức giá mặc cả).
  • Hiện có 1% trên tổng số NFT được list trên OpenSea.
  • Bộ NFT Degods có 2337 chủ sở hữu NFT, trong đó có 26% holders chỉ sở hữu 1 NFT duy nhất.

Đó là về phần tổng quan dự án, khi click vào 1 NFT ngẫu nhiên bạn có thể đọc được những thông tin gì? Câu trả lời nằm ở bên dưới.

Check thông tin chi tiết về NFT qua OpenSea
Check thông tin chi tiết về NFT qua OpenSea

Bạn có thể xem được tên của NFT đó là gì (ở đây là DeGod #1806) được sở hữu bởi tài khoản nào (ở ví dụ trên NFT được sở hữu bởi tài khoản có tên là itainteasybeing). NFT này có 37 lượt xem và 2 lượt thích.

Tiếp theo bạn có thể nhìn thấy ở hàng dưới thông tin về việc treo bán NFT. NFT này đang được chủ sở hữu treo bán với giá 6.798 ETH, và thời gian giao bán sẽ kết thúc trong 23H36p23s nữa.

Ngoài ra bạn có thể check được lịch sử giá của NFT này đã được trao đổi mua bán với những mức giá nào trước đó, những mức giá mà người khác đã offer là bao nhiêu.

Tiếp theo, dưới NFT ở bên tay trái, bạn có thể check được các đặc điểm (trait) của NFT đó.

Check thông tin chi tiết về NFT qua OpenSea
Check thông tin chi tiết về NFT qua OpenSea

Dưới mục Trait, bạn có thể check được thông tin chi tiết về NFT thông qua các mục con như:

  • Contract Address: Địa chỉ hợp đồng
  • Token ID
  • Token Standard: chuẩn token
  • Chain
  • Last Updated: được cập nhật cách đây bao lâu
  • Creator Earnings: khoản tiền mà nhà sáng tạo nhận được

Đó là tất cả các thông tin mà người dùng có thể check được về một bộ sưu tập NFT trên OpenSea. Tuy nhiên, không phải bộ sưu tập nào cũng có đầy đủ tất cả các thông tin kể trên.

2. Tạo, mua và bán NFT

Với OpenSea, người dùng có thể trải nghiệm đa dạng các tính năng từ việc tạo cho tới việc mua bán trao đổi NFT.

Bất kể bạn là nghệ sĩ hay người dùng phổ thông, bạn đều có thể tạo NFT của riêng mình bằng cách tải lên các tác phẩm nghệ thuật và hoàn thiện việc tạo NFT chỉ với một vài thao tác đơn giản.

3. Quản lý sở hữu

Sau khi tạo hoặc mua NFT trên marketplace, người dùng có thể xem danh sách các NFT mà họ sở hữu trong tài khoản và quản lý chúng.

4. Đấu giá

Tính năng này cho phép người dùng tạo phiên đấu giá cho NFT của họ, cho phép người mua tham gia đấu giá và đặt giá mua tối thiểu.

5. Make a deal

Gần đây, OpenSea đã tung ra một tính năng mới “Make a deal” giúp người dùng đổi NFT ngang hàng giữa các ví sở hữu NFT.

Đọc thêm bài viết sau để hiểu thêm về tính năng này:

Make a Deal là gì? Sản phẩm mới của Opensea liệu có làm nên chuyện?

6. Các tính năng tiện ích khác

Ngoài các tính năng kể trên, tham gia chợ giao dịch OpenSea, người dùng còn có thể trải nhiệm 2 tính năng khác đó là: Drops và Stats.

6.1. Drops là gì?

Drops trên OpenSea là gì?
Drops trên OpenSea là gì?
  • Drops là nơi thông báo về các dự án sẽ tiến hành mở mint NFT. Ở đây, có thể lựa chọn 2 trạng thái: Đang và sẽ diễn ra; đã diễn ra trong quá khứ.

6.2. Stats là gì?

Stats trên OpenSea là gì?
Stats trên OpenSea là gì?

Tại đây, người dùng có thể check được đâu là bộ sưu tập đang trending, top các bộ sưu tập, bảng xếp hạng và các hoạt động giao dịch trên thị trường.

III. Ưu điểm và nhược điểm của OpenSea

Ưu và nhược điểm của OpenSea
Ưu và nhược điểm của OpenSea

1. Ưu điểm

  • Quy mô lớn và đa dạng: OpenSea là một trong những sàn giao dịch NFT lớn nhất với hàng ngàn loại tài sản số khác nhau được niêm yết trên nền tảng. Điều này tạo ra sự đa dạng cho người dùng khi lựa chọn và giao dịch NFT.
  • Dễ sử dụng: Giao diện trực quan và thân thiện của OpenSea giúp cho việc tìm kiếm, check thông tin và giao dịch NFT trở nên dễ dàng đối với cả những người mới tham gia thị trường.
  • Tạo ra cơ hội kiếm thêm thu nhập: OpenSea cung cấp cho nghệ sĩ cơ hội tạo ra, quản lý và bán các tác phẩm nghệ thuật của họ dưới dạng NFT, giúp họ tạo ra thêm nguồn thu nhập từ việc bán tác phẩm mà mình tạo ra.
  • Hệ sinh thái phát triển: OpenSea hỗ trợ các dự án và nhà phát triển NFT, giúp họ tạo ra các ứng dụng và tích hợp dễ dàng với nền tảng, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của hệ sinh thái.

2. Nhược điểm

  • Phí giao dịch cao: OpenSea áp dụng mức phí giao dịch khá cao, đặc biệt khi giao dịch các NFT giá trị cao. Điều này có thể tạo ra rào cản hạn chế đối với người dùng và gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cho người dùng.
  • Vấn đề an toàn và giả mạo: Bởi bất kể ai cũng có thể list NFT lên OpenSea và hiện nền tảng chưa có khâu kiểm duyệt một cách kỹ càng nên người dùng OpenSea vẫn phải đối mặt với rủi ro scam và thất thoát tài sản.
  • Khả năng chọn lọc thông tin: Với số lượng lớn các NFT được list trên OpenSea, việc chọn lọc và tìm kiếm thông tin có thể gây khó khăn đối với người dùng, đặc biệt khi họ mới bắt đầu tham gia thị trường.
  • Phụ thuộc vào mạng Ethereum: OpenSea hiện chỉ hoạt động trên mạng Ethereum, điều này có thể tạo ra các hạn chế về tốc độ giao dịch và phí trong trường hợp mạng Ethereum quá tải.

Tóm lại, OpenSea có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Để có thể cạnh tranh với các NFT nổi bật khác, OpenSea cần khắc phục được những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh để đem tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

IV. Hướng dẫn sử dụng OpenSea

Cách sử dụng OpenSea
Cách sử dụng OpenSea

Gần đây, Theblock101 đã cập nhật bài viết về chủ đề hướng dẫn sử dụng OpenSea từ A-Z. Tham khảo ngay bài viết để có thể trải nghiệm OpenSea một cách dễ dàng hơn.

V. Các NFT marketplace khác

Các NFT marketplace trên thị trường
Các NFT marketplace trên thị trường

Ngoài OpenSea, có thể kể đến một số các NFT marketplace nổi bật khác như:

  • Blur: tuy ra đời sau OpenSea nhưng hiện Blur đã trở thành NFT marketplace top 1 trên Ethereum
  • Magic Eden: Chợ giao dịch NFT tiêu biểu nhất trên hệ Solana
  • Dew: NFT marketplace nổi nhất hệ Polygon
  • Treasure: NFT marketplace nổi nhất hệ Arbitrum
  • Topaz: marketplace tiêu biểu trên Aptos
  • Hyperspace: marketplace nổi bật nhất trên hệ Sui

Vậy kể từ khi đi vào hoạt động, OpenSea đã đạt được những con số như thế nào? Hãy cùng check qua phần tiếp theo!

VI. Phân tích số liệu về OpenSea

Phân tích số liệu về OpenSea - Key Metrics
Phân tích số liệu về OpenSea - Key Metrics

Thông qua trang Tokenterminal, có thể thấy tổng volume hàng năm của OpenSea là $1.22; phí giao dịch trong 30 ngày là $3.8M; mức phí hàng năm là $46.21M; doanh thu trong 30 ngày của OpenSea là $1.45M; doanh thu hàng năm là $17.59M; lượng người dùng active hàng ngày trong 30 ngày là 7.57K.

Nhìn chung, các số liệu mà OpenSea đạt được gần đây đều có sự sụt giảm tương đối, các con số giảm từ 18.96% đến 32.19%.

Phân tích số liệu về OpenSea - Revenue Share
Phân tích số liệu về OpenSea - Revenue Share

Hình ảnh trên cho thấy thống kê về doanh thu của OpenSea trong 180 ngày qua. Doanh thu đạt cao nhất trong khoảng thời gian này là vào tháng Ba với $387.5K và thấp nhất ở đầu tháng Tư, chỉ khoảng hơn $4K/ ngày.

Nhìn chung, các số liệu về OpenSea đa số đều có sự sụt giảm và duy trì so với trước đây. Để có thể check được con số thống kê về OpenSea từ trước đến nay, bạn cần update tài khoản Pro trên nền tảng Token Terminal.

VII. Kết luận

Tổng quan, OpenSea đóng vai trò như người bạn đồng hành không thể thiếu trên công cuộc khám phá thế giới NFT của người dùng. Mặc dù có những điểm hạn chế nhất định, song không thể phủ nhận OpenSea là “chiếc nôi” đầu tiên trên thị trường và là nguồn cảm hứng cũng như tham vọng cho cộng đồng NFT từ rất sớm.

Với khả năng tạo nên môi trường thịnh vượng cho cả nghệ sĩ và người dùng, OpenSea đã chứng minh vai trò không thể thiếu của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường NFT.

Đọc thêm:

LooksRare (LOOKS) là gì? Top 3 đối thủ cạnh tranh “soán ngôi” OpenSea

X2Y2 là gì? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với OpenSea

Hướng dẫn cách tạo/ mint NFT trên OpenSea từ A đến Z

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

Lengkeng

Lengkeng

"Money is made by sitting, not trading"

5 / 5 (4Bình chọn)

Bài viết liên quan