1. Osmosis là gì?
Osmosis là một blockchain Layer-1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) được xây dựng bằng Cosmos SDK.
Mạng lưới này được tối ưu hóa để trở thành một môi trường thử nghiệm (sandbox) cho các hệ thống giao dịch tự động (AMMs). Osmosis cho phép các nhà phát triển thiết kế và triển khai các AMMs tùy chỉnh bằng cách sử dụng các module và tận dụng hệ thống quản trị trên chuỗi của Osmosis.
Ứng dụng đầu tiên trên Osmosis, cũng được gọi là Osmosis, là một hệ thống giao dịch tự động (AMM) có các cặp giao dịch cơ bản đầu tiên là ATOM và OSMO.
2. Lịch sử hình thành
Osmosis đã xuất hiện và phát triển trong bối cảnh AMMs trở nên phổ biến và IBC của Cosmos phát triển phục vụ nhu cầu chuyển đổi tài sản xuyên chuỗi.
Sự ra đời của AMMs
Trước khi có sự xuất hiện của các hệ thống giao dịch tự động (AMMs), thị trường tiền điện tử đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng kinh tế tiền điện tử và ứng dụng các công cụ bonding curve. AMMs đã trở thành một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng DeFi, và mọi hệ sinh thái mới đều cần một sàn giao dịch với các pool thanh khoản để hỗ trợ việc trao đổi tài sản và tạo ra các sản phẩm tài chính phái sinh khác.
Osmosis ra mắt
Dự án Osmosis được công bố vào tháng 10 năm 2020 và ra mắt chính thức vào ngày 19 tháng 6 năm 2021. Đội ngũ phát triển chính của Osmosis bao gồm Sunny Aggarwal, Josh Lee và Dev Ojha.
Tầm nhìn của Osmosis
Osmosis có tầm nhìn cung cấp một môi trường thử nghiệm cho việc phát triển AMM. Giao thức này cho phép các nhà phát triển thử nghiệm và tùy chỉnh các thiết kế AMM mới bằng cách sử dụng các pool thanh khoản và module đã có trên mạng lưới.
Ngoài ra, Osmosis tích hợp hệ thống quản trị trên chuỗi cho phép các bên liên quan đến từng pool thanh khoản (ví dụ: những người cung cấp thanh khoản) kiểm soát và điều hướng pool của họ.
Sự phát triển theo dòng chảy của IBC
Osmosis đã khiến cho việc sử dụng IBC (Inter-Blockchain Communication) cho các chain Cosmos trở nên phổ biến hơn. Trước đó, IBC đã có sẵn trong vài tháng nhưng chưa có nhiều yêu cầu kết nối từ các chuỗi khác, do đó, lượng giao dịch IBC rất thấp.
Với việc trở thành AMM đầu tiên trên Cosmos, Osmosis cung cấp khả năng giao dịch và kiếm phần thưởng thông qua việc cung cấp thanh khoản. Từ đó nhu cầu sử dụng của IBC ngày càng tăng cao.
3. Sản phẩm
3.1. AMM Swap
AMM của Osmosis cho phép chuyển đổi giữa các tài sản trong mạng lưới Cosmos.
3.2. Cung cấp thanh khoản
Người dùng có thể chọn các pool để cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch tương ứng và nhận về phần thưởng.
3.3. Nạp rút token xuyên chuỗi
Osmosis tích hợp thêm ICB vì thế người dùng có thể nạp rút token từ các blockchain khác nhau. HIện tại, giao thức này chỉ hỗ trợ các blockchain sử dụng SDK của Cosmos.
3.4. Stake token trên ví Keplr
Keplr Wallet là một ví interchain dành cho hệ sinh thái Cosmos, cho phép người dùng tham gia hoạt động Stake token OSMO và Vote (bỏ phiếu) các hoạt động quản trị của nền tảng.
4. Đánh giá giao thức Osmosis
Ưu điểm:
- Osmosis cho phép các nhà phát triển mới tận dụng các kết nối IBC , dữ liệu và các pool thanh khoản sẵn có.
- Điều chỉnh phí hoán đổi, hoặc phí giao dịch
- Cho phép cung cấp pool thanh khoản đa token
- Tính năng Stake token liên chuỗi cho phép người dùng có cơ hội tiếp cận nhiều lợi nhuận hơn
Nhược điểm:
- Độ trượt giá cao do pool thanh khoản thấp
- Chỉ hỗ trợ tương tác giữa các blockchain trong hệ sinh thái Cosmos
5. Thành viên team
Đội ngũ phát triển Osmosis bao gồm những người có kinh nghiệm trong blockchain và crypto trong đó 3 thành viên chủ lực gồm có:
- Sunny Aggarwal: Sunny Aggarwal là một trong những nhà phát triển chính của Osmosis. Anh đã tham gia vào nhiều dự án blockchain và tiền điện tử và được biết đến với những đóng góp của mình vào hệ sinh thái Cosmos. Anh hiện đang vận hành 5 validators hàng đầu trên mạng lưới Cosmos Hub, Kava và Akash.
- Josh Lee: Josh Lee là một nhà phát triển chính khác của Osmosis. Anh có kinh nghiệm về kỹ thuật phần mềm và đã tham gia vào việc xây dựng giao thức Osmosis. Anh đồng thời cũng là Co-Founder và CEO của Chainapsis, dự án đang xây dựng ví Keplr.
- Dev Ojha: Dev Ojha là một thành viên quan trọng của đội ngũ phát triển Osmosis và đã tham gia vào các khía cạnh kỹ thuật của dự án.
6. Nhà đầu tư và đối tác
Updating…
7. Tokenomics
7.1. Thông tin chung
- Tên token: Osmosis.
- Ký hiệu: OSMO.
- Blockchain: Cosmos.
- Chuẩn token: Updating...
- Contract: Updating...
- Loại token: Tiện ích và quản trị.
- Tổng cung: 1,000,000,000 OSMO.
7.2. Phân bổ token
- Phần thưởng cho Liquidity Mining: 40.5% - 405,000,000 OSMO.
- Nhà phát triển: 22.5% - 225,000,000 OSMO.
- Phần thưởng Staking: 22.5% - 225,000,000 OSMO.
- Community Pool: 4.5% - 45,000,000 OSMO.
- Dự trữ: 5% - 50,000,000 OSMO.
- Airdrop: 5% - 50,000,000 OSMO.
Osmosis sẽ không mở bán token. Tất cả số token của Osmosis sẽ được phân phối thông qua Airdrop, unlock cho Developer, Staking và Liquidity Mining trên nền tảng Osmosis.
7.3. Lịch trả token
Tổng cộng Osmosis sẽ có 1,000,000,000 OSMO và chia làm nhiều đợt release, mỗi đợt có chu kỳ 1 năm. Tổng cung ban đầu là 100 triệu OSMO, kể từ năm 2 trở đi số lượng token release sẽ giảm đi ⅓ so với năm 1 và cứ thế phân phối hết 900,000,000 OSMO còn lại.
7.4. Tính năng OSMO Token
- Cung cấp thanh khoản trong Osmosis Pool để nhận thưởng.
- Staking vào Osmosis để nhận thưởng.
- Đề xuất và biểu quyết cho những thay đổi của hệ thống.
8. Lộ trình phát triển
Updating…
9. Thông tin dự án
- Website: https://osmosis.zone/
- Twitter: https://twitter.com/osmosiszone
10. Kết luận
Osmosis là một AMM được xây dựng trên bộ công cụ Cosmos-SDK và có khả năng kết nối với các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos thông qua cầu xuyên chuỗi IBC. Điều này mang lại khả năng đổi tài sản (Token) giữa Osmosis và các blockchain khác sử dụng cùng bộ công cụ Cosmos-SDK và kết nối IBC. Osmosis tạo ra tính tích hợp và tương tác mạnh mẽ giữa các phần của hệ sinh thái Cosmos, mở ra nhiều cơ hội cho việc trao đổi tài sản và tích hợp giữa các chuỗi khác nhau.
Đọc thêm:
PenPie là gì? Chiến binh trong cuộc chiến Pendle Wars