1. Scalping là gì?
Trong lĩnh vực đầu tư, Scalping - Scalp hay Scalper trong trading đều là thuật ngữ dùng để biểu thị những phương pháp lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày. Đồng thời, lợi nhuận trên mỗi lệnh cũng không nhiều.
Trong giao dịch Forex và tiền điện tử, trader dùng cách scalping để mua hoặc bán các loại tiền tệ/ tiền mã hoá và giữ vị thế trong một thời gian rất ngắn rồi đóng lệnh để kiếm một lợi nhuận nhỏ.
Scalping không giống với Day Trading, Scalping không bao giờ giữ lệnh qua phiên giao dịch tiếp theo hay giữ lệnh qua đêm. Trong khi Day Trader có thể vào lệnh từ một đến hai lần, hay có thể nhiều lần một ngày, các Scalpers sẽ là những người vào lệnh với tần xuất điên cuồng hơn và cố gắng lướt nhanh để kiếm lợi nhuận nhỏ nhưng nhiều lần trong cùng một phiên giao dịch nhất định.
2. Tại sao Trader lại lựa chọn Scalping?
Trong lĩnh vực giao dịch, các phong cách trade phổ biến hiện nay có trade ngày (day trading), trade nhiều ngày, khoảng thời gian giữ lệnh lâu (swing trading) và scalping. Nhờ việc đóng lệnh nhanh gọn, trade phong cách scalping sẽ giúp các trader nhẹ đầu hơn.
Điều này bắt buộc trader phải chăm chỉ và kiên nhẫn tích tiểu thành đại để nâng lợi nhuận. Hoặc, cần phải dùng đòn bẩy để tang lợi nhuận lên nhiều lần.
Scalper là những người cố gắng kiếm lời từ 5 đến 10 pips cho mỗi lệnh giao dịch và lặp lại hành động này trong suốt phiên giao dịch. Họ sử dụng đòn bẩy cao và thực hiện giao dịch với chỉ một vài pips lợi nhuận tại một thời điểm nào đó.
Với một lot tiêu chuẩn, giá trị trung bình của pip khoảng 10 đô la. Vì vậy, cứ 5 pips lợi nhuận, trader có thể kiếm được 50 đô la một lần.
3. Đặc điểm của các Scalper
3.1. Ưu điểm của trade scalping là gì?
- Hạn chế rủi ro khi giao dịch
Với thị trường non trẻ như tiền điện tử thì rủi ro đảo chiều xảy ra thường xuyên. Đơn cử, khi chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tích cực về blockchain và nhắc đến Bitcoin với chiều hướng tích cực, giá Bitcoin và các altcoin đã nhảy vọt. Sau đó không lâu, phía Trung Quốc tuyên bố đàn áp giao dịch tiền mã hoá, thị trường đã đổ máu và Bitcoin lao dốc. Do đó, với phương pháp scalping, nhà giao dịch sẽ hạn chế được rủi ro lệnh đảo chiều bởi các xúc tác như thế này lên các lệnh.
- Có thể kiếm tiền trong thị trường sideway
Lợi nhuận của mỗi lệnh đánh theo phương pháp scalping khá khiêm tốn. Nếu bạn vào đúng sóng, chớp được các thời cơ thì chỉ trong vòng 5 phút, 15 phút, bạn hoàn toàn có thể đóng lệnh và thu lời. Nhờ đó, ngay cả khi thị trường sideway, trader có thể ăn 20-30 giá trên mỗi lệnh.
- Dùng đòn bẩy để nâng lợi nhuận
Với giao dịch scalping, trader có thể sử dụng đòn bẩy để mở vị thế lớn và nhân nhiều lần số lợi nhuận của mình. Quan trọng, khi sử dụng đòn bẩy, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã biết quản lý vốn.
3.2. Rủi ro khi trade scalping là gì?
Giao dịch Forex, crypto luôn tiềm ẩn rủi ro dù bạn áp dụng phương pháp nào. Phương pháp scalping cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là các rủi ro cơ bản khi trade theo phong cách scalping.
- Tốn nhiều phí giao dịch
Giao dịch bằng phương pháp scalping thu được ít lợi nhuận trên mỗi lệnh. Vì thế, trader theo phương pháp này cần thực hiện nhiều lệnh trong ngày. Số lệnh có thể là vài chục, đến cả trăm. Do đó, phí giao dịch trader phải trả cho sàn sẽ khá nhiều.
- Thua lỗ vì thiếu tập trung
Scalp trading đòi hỏi tốc độ và sự nhạy bén. Trader thiếu tập trung và phản xạ chậm hay “nhảy số” không kịp với biến đổi của thị trường sẽ dễ dàng bị thua lỗ. Do đó, khi đã chọn scalping, trader phải tập trung cao độ và đảm bảo có khả năng chịu căng thẳng và áp lực lớn.
Scalping không dành cho tất cả mọi người. Bạn phải có tính cách của một scalper thì mới nên lựa chọn phương pháp giao dịch này. Khi chọn lựa phương pháp này, bạn cần phải ngồi máy tính cả ngày và tập trung cao độ trong suốt phiên giao dịch.
Sẽ không có thời gian để bạn suy nghĩ. Khả năng phản xạ nhanh là một yếu tố cần thiết cho một Scalper.
4. Sự khác biệt giữa Market Making và Scalping
Scalping tương tự như những gì các Market Maker - nhà tạo lập thị trường thực hiện các giao dịch quanh spread. Khi một market maker thực hiện các giao dịch của mình, anh ta sẽ kiếm lời từ spread của thị trường. Và ngược lại, các Scalper là người trả spread.
Việc phân biệt Scalper với Market Maker là rất quan trọng. Khi các Scalper mua vào giá ask và bán giá bid, anh ta phải chờ cho thị trường đi đúng theo hướng đi của mình để vượt được phí spread chi trả cho Market Maker. Market Maker ngược lại, kiếm lời ngay lập tức tại thời điểm Scalper đặt lệnh. Do đó, rủi ro cua các Scalper phải cao hơn so với Market Maker, mặc dù cả hai đang tìm cách để vào và cắt lệnh cực nhanh.
5. Khi nào NÊN và KHÔNG NÊN áp dụng scalping?
Scalping là giao dịch tốc độ cao. Do đó, thị trường đòi hỏi phải có thanh khoản lớn để đảm bảo các lệnh được thực thi ngay lập tức. Bạn cần chọn những loại tiền điện tử thanh khoản cao nhất và chỉ giao dịch khi chúng có khối lượng giao dịch lớn. Trader chỉ nên lựa chọn Bitcoin để đánh theo phương pháp này.
Không scalping khi cảm thấy xao nhãng, không tập trung.
Nếu bạn đã có một chuỗi thua lỗ thì hãy ngừng trade và dành thời gian suy nghĩ và bình tâm. Đừng bao giờ cố gắng trả thù thị trường.
Scalping thú vị và đầy thử thách, nhưng nó cũng không kém phần căng thẳng và không dành cho tất cả mọi người.
6. Sử dụng scalping thế nào cho hiệu quả?
Một khi đã quyết định “chơi” scalping, bạn hãy chú ý các yếu tố sau.
- Thứ nhất, mỗi người phải có kiến thức quản lý vốn và phân tích kỹ thuật. Bạn có thể luyện tập với tài khoản demo trước khi trade thật.
- Thứ hai, hãy lựa chọn những công cụ phân tích và khung thời gian phù hợp với bản thân.
- Thứ ba, khi đã scalping, hãy tập trung cao độ và kiên nhẫn.
- Cuối cùng, đừng quên ghi chép các giao dịch mỗi ngày và chụp lại màn hình lịch sử giao dịch. Dựa trên các dữ liệu này, bạn sẽ học được nhiều hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn khi sử dụng scalping.
7. Những câu hỏi thường gặp
Q1: Các trader scalping giao dịch trong khung thời gian nào?
Scalping diễn ra chủ yếu trong khung thời gian rất ngắn, như khung 1 phút (M1) hoặc 5 phút (M5). Trader scalping thường sử dụng các biểu đồ ngắn hạn để theo dõi hành động giá và tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Q2: Trader scalping sử dụng những công cụ nào?
Scalper thường sử dụng:
-
Biểu đồ ngắn hạn (1 phút, 5 phút)
-
Các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động, chỉ báo RSI, Bollinger Bands, và các chỉ báo động lượng.
-
Phần mềm giao dịch tự động hoặc các công cụ phân tích nhanh để tăng hiệu quả giao dịch.
Q3: Scalping có phù hợp với tất cả trader không?
Scalping không phù hợp với tất cả trader. Nó yêu cầu tốc độ phản ứng nhanh, khả năng phân tích kỹ thuật tốt và chịu được áp lực cao. Trader cũng cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đối phó với những biến động giá bất ngờ trong khung thời gian ngắn.
Q4: Có cần vốn lớn để thực hiện Scalping không?
Scalping không yêu cầu vốn lớn, nhưng do giao dịch với biên độ lợi nhuận nhỏ, trader thường sử dụng đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng làm tăng rủi ro và cần được quản lý cẩn thận.
8. Kết luận
Scalping là một chiến lược giao dịch ngắn hạn phổ biến, được nhiều trader lựa chọn để tận dụng các biến động nhỏ trong giá tài sản nhằm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Mặc dù mang lại tiềm năng thu nhập cao nhờ giao dịch thường xuyên và trong thời gian ngắn, nhưng scalping cũng đi kèm với rủi ro, đặc biệt là chi phí giao dịch cao và áp lực tâm lý lớn. Chiến lược này đòi hỏi sự tập trung cao độ, kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt và khả năng quản lý rủi ro hiệu quả. Scalping không phù hợp cho tất cả mọi người, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể là một công cụ hữu ích trong bộ kỹ năng của trader.
Đọc thêm: