1. Catalyst là gì ?
Catalyst là AMM xuyên chuỗi (Cross-chain) chạy trên nhiều blockchain và không cần cấp phép (Permissionless). Nó giống như một cây cầu linh hoạt, giúp dễ dàng kết nối và trao đổi tài sản qua các chuỗi khối khác nhau như Ethereum, Cronos và các nền tảng rollup như Optimism hay Scroll. Mục tiêu chính của Catalyst là xây dựng một môi trường liên kết, nơi người dùng có thể dễ dàng truy cập tài sản và ứng dụng qua nhiều blockchain. Đồng thời, những nhà phát triển có thể dễ dàng tạo ra và kết nối chuỗi khối mới vào các mạng hiện có, tạo nên một hệ thống đa dạng và tiện ích cho cả cộng đồng sử dụng blockchain.
2. Cách thức Catalyst hoạt động và những đặc điểm đáng chú ý
Catalyst là một cross-chain AMM. Thay vì giống các AMM truyền thống, Catalyst không chỉ dựa vào số dư tài sản trong AMM. Thay vào đó, nó phân tách thông tin giữa các chain khác nhau để tạo nên các pools thanh khoản, các pools thanh khoản của tài sản có thể được tạo lập trên các chain khác nhau và được kết nối với nhau thông qua một lớp nhắn tin xuyên chuỗi (messaging layer).
Cách hoạt động của Catalyst linh hoạt và có thể thích nghi với nhiều blockchain khác nhau. Nó sử dụng một khái niệm gọi là "đơn vị thanh khoản" (Unit of Liquidity) để chuyển giá trị giữa các vùng thanh khoản trên các chuỗi khác nhau. Điều này giúp các chain tích hợp Catalyst đều có thể tự động di chuyển giá trị đến/từ bất kỳ chain hỗ trợ Catalyst nào khác.
Đơn vị thanh khoản (Unit of Liquidity) là một khái niệm quan trọng của Catalyst
- Một hình tượng trừu tượng về giá trị tài sản: Đơn vị Thanh khoản (UoL) là một cách biểu diễn ảo về giá trị của tài sản có thể được chuyển đổi qua các blockchain. Nó giống như một biên lai mà cá nhân có thể sử dụng để đổi lấy tài sản trên một chain khác. Khi ai đó gửi một tài sản, họ sẽ nhận lại một UoL. Đơn vị này hoạt động như một cơ chế kế toán tiêu chuẩn, cho thấy tỷ lệ giá trị giữa tài sản đã gửi và tài sản có sẵn để đổi lấy trên chain khác. UoL giúp trao đổi tài sản giữa các mạng khác nhau bằng cách cung cấp một cách để đo lường giá trị tài sản chung.
UoL giúp Catalyst mở rộng dễ dàng hơn: Catalyst chỉ cần thanh khoản cho mỗi loại tài sản thêm vào, không cần thanh khoản cho mỗi mạng lưới khác nhau. Điều này giúp Catalyst mở rộng một cách tiện lợi khi kết nối với nhiều mạng khác nhau.
Việc tạo ra UoL (Unit of Liquidity) đã mở khóa 4 cải tiến đáng kể từ giải pháp hiện tại
- Catalyst cho phép tạo token pool mà không cần cấp phép (permissionless). Cho đến nay, không có DEX nào cho phép tạo các nhóm chuỗi chéo mà không được phép. Điều này cho phép Catalyst hỗ trợ giao dịch nhiều loại tài sản không thể tìm thấy trên bất kỳ sàn giao dịch nào khác.
- Trải nghiệm người dùng : Giao dịch chỉ với một cú nhấp chuột trên mọi blockchain được hỗ trợ. Loại bỏ bước cầu nối phức tạp và nhiều giao dịch để xác nhận swap, không còn phụ thuộc vào tài sản bọc (wrapped).
- Mở rộng thanh khoản : Catalyst cho phép tạo single-sided pools ("single-sided pools" có nghĩa là bạn chỉ cần cung cấp một loại token trong một cặp giao dịch thay vì cả hai loại. Ví dụ, nếu bạn chỉ có token A, bạn có thể cung cấp thanh khoản cho giao dịch A/B mà không cần có token B). Catalyst cho phép bạn làm điều này cho từng tài sản trên mỗi chain. Không còn tình trạng thanh khoản bị phân mảnh và không cần dùng token cầu nối trung gian.
- An toàn thông qua thiết kế : Catalyst bảo vệ an toàn bằng cách gửi chỉ một tin nhắn cầu nối (bridge message), giảm nguy cơ tấn công. Nó cũng tương tác an toàn với giao thức IBC để đảm bảo tính bảo mật.
Ngoài đơn vị thanh khoản (UoL), Catalyst còn đổi mới trên các khía cạnh khác như :
Phân phối lại MEV (Miner Extractable Value) : Những người cung cấp thanh khoản trên Catalyst sẽ nhận được một khoản lợi nhuận ổn định từ MEV. MEV là giá trị khai thác mà những người cung cấp thanh khoản (LP) có thể nhận được từ việc tham gia vào các giao dịch và quy trình giao dịch trên nền tảng. Catalyst cố gắng tích hợp MEV và phân phối nó cho LP, làm cho nền tảng này trở thành một nền tảng tốt hơn để cung cấp thanh khoản so với các sàn giao dịch DEX khác.
Bể thanh khoản trên Catalyst (Liquidity Pools)
Catalyst có thể mở rộng và sao chép bất kỳ loại nhóm AMM nào như Curve stableswap, UNI v2 và pools thanh khoản đa tài sản của Balancer.
Catalyst giữ thanh khoản trên chuỗi mạng trong các kho lưu trữ (Vaults) mà không cần ngăn cách. Điều này giúp bất kỳ ai cũng có thể dùng toàn bộ thanh khoản trong một Vault cho bất kỳ cặp giao dịch nào, cả trong cùng chuỗi (Ví dụ : ETH sang USDC) và giữa các chuỗi khác nhau (ví dụ: Matic sang BNB).
Mỗi Vault chứa 1 hoặc nhiều tài sản và có thể kết nối với các Vault khác để hoán đổi tài sản. Khi kết nối, các Vault tạo thành một pool thanh khoản. Trong pool này, bạn có thể hoán đổi bất kỳ tài sản nào với tài sản khác.
Để hoán đổi giữa các Vault khác nhau, token sẽ được chuyển thành các “Units”. Điều này được thực hiện thông qua đường cong giá nội bộ của Vault. Sử dụng một lớp nhắn tin xuyên chuỗi (cross-chain messaging), các Units có thể được chuyển đến Vault khác và chuyển đổi thành token mong muốn.
3. Đội ngũ dự án
Catalyst được xây dựng bởi Cata Labs và dẫn dắt bởi Jim Chang và các cộng sự của mình như sau : Jim Chang, Co-Founder : Jim Chang từng học tại đại học Nortwestern và đã có nhiều kinh nghiệm ở vị trí Product Manager trong thị trường tiền điện tử, ông đã từng làm việc tại Unstoppable Domain, Ripple và Aave đều hơn 1 năm dưới vị trí Product Manager.
Cùng các thành viên còn lại như Jintao, Diego, Nicolo …
4. Nhà đầu tư & Đối Tác
Nhà đầu tư
Tháng 4/2023 Catalyst công bố huy động thành công vòng SEED ROUND với số tiền 4,2 triệu USD led bởi Spartan Group và các VCs như Robot Ventures, Maven11, Alchemy Ventures, HashKey Capital, Circle Ventures, Superscrypt và một số nhà đầu tư “thiên thần” khác bao gồm Calvin Liu (CSO của EigenLayer), David Phelps…
Đối tác
Catalyst hiện tại vẫn đang trong giai đoạn demo testnet và đã có một số dự định khởi chạy trên những mạng lưới như Cosmos, Sei Network, Omni Network, Espresso, Scroll, Celestia, Neutron, Eclipse…
Có thể thấy mặc dù chỉ đang ở giai đoạn Demo nhưng Catalyst vẫn đang tích cực mở rộng mạng lưới Đối Tác của mình.
5. Tokenomics
Updating…
6. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin đáng chú ý về dự án AMM Catalyst, một AMM với mục tiêu kết nối tính thanh khoản và trao đổi qua các chuỗi khối khác nhau một cách dễ dàng hơn, đây cũng không phải là dự án đầu tiên có những ý tưởng này, hãy cùng chờ xem Catalyst sẽ áp dụng những khái niệm và công nghệ của mình để phát triển dự án ra sao trong tương lai.
Đọc thêm:
Ambit Finance là gì? Dự án DeFi được đầu tư bởi Binance Labs có gì đặc biệt?
Prisma Finance là gì? Dự án mới nổi trong ngách LSDFi
Puffer Finance là gì? Nền tảng LSDFi nhận được grant từ Ethereum