Ethereum 2.0 là gì? Kiến thức cơ bản cần có về ETH 2.0

21/07/2021
Ethereum 2.0, còn được gọi là Serenity hoặc ETH 2.0, là một bản nâng cấp cho Ethereum ở một số cấp độ. Mục tiêu chính của bản nâng cấp này là tăng tốc độ giao dịch của mạng Ethereum, giảm phí giao dịch và làm cho mạng bền vững hơn. Để thực hiện điều này, Ethereum sẽ thay đổi cơ chế đồng thuận từ bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS).

1. Những tin tức nổi bật

Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0 là gì?
  • Ethereum 2.0 của Ethereum đại diện cho việc chuyển đổi sang mô hình đồng thuận Proof of stake (PoS).
  • Proof-of-stake cho phép giao dịch nhanh hơn với mức phí thấp hơn so với mô hình Proof-of-work (PoW) trước đây.
  • Mô hình bằng chứng cổ phần (PoS) cho phép người nắm giữ Ethereum Stake  phần nắm giữ của họ vào "nhóm cổ phần" sẽ kiếm được phần thưởng và tăng số lượng ETH họ nắm giữ theo thời gian.
  • Chủ sở hữu Ethereum có thể đặt cổ phần của họ ngay bây giờ trên một số sàn giao dịch phổ biến như Kraken, Coinbase và Binance.
  • Ethereum 2.0 sẽ triển khai một phương pháp được gọi là Sharding - phương pháp này làm tăng đáng kể tốc độ giao dịch, có khả năng mở rộng lên trên 100.000 giao dịch mỗi giây.
  • Chi phí hiện tại cho các giao dịch trên mạng Ethereum rất cao và  đây là lý do nhiều người không sử dụng mạng ETH. Nếu bản cập nhật này thành công, với mức phí giảm, mạng ETH sẽ được nhiều người dùng thực chào đón hơn.
  • Bản nâng cấp này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến giá đồng ETH trong thời gian tới, vì phí thấp hơn và các giao dịch nhanh hơn sẽ mở ra mạng lưới cho nhiều người dùng hơn.

Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác sẽ giúp Ethereum có thể giảm phát và tăng trưởng tốt về mặt giá cả như là staking và đốt phí giao dịch. Về staking, với việc nâng cấp ETH 2.0 từ đầu năm nay người dùng đã có thể tham gia staking ETH trên mạng lưới của Ethereum. Hiện nay số Ethereum được stake trên mạng lưới là hơn 6,1 triệu ETH. Yếu tố thứ 2 là đốt phí giao dịch khi có bản cập nhật Hard Fork London trong thời gian tới. Một phần giao dịch sẽ bị đốt đi hoàn toàn khỏi mạng lưới Ethereum. Và mình sẽ dành riêng một bài viết để nói về tầm quan trọng của Hard Fork Luân Đôn. Thời điểm hiện tại, nguồn lưu thông ETH trên các sàn giao dịch đang liên tục giảm xuống mức thấp nhất. Mình tin chắc rằng trong tương lai với việc nguồn cung khan hiếm thì giá cả Ethereum sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.

2. Cơ chế đồng thuận là gì?

Các công ty và tổ chức thường có cơ sở dữ liệu lưu giữ thông tin người dùng như email, tên và địa chỉ. Các máy tính chứa cơ sở dữ liệu thường tồn tại ở một vị trí duy nhất và được vận hành bởi một người hoặc một nhóm nhỏ, được gọi là quản trị viên.

Blockchain là một chuỗi khối rất nhiều cơ sở dữ liệu, nhưng thay vì thông tin nằm ở một vị trí trung tâm và chịu sự giám sát và kiểm soát của một số ít, chúng được phân tán giữa nhiều cá nhân và địa điểm. Bằng cách này, nếu một máy tính gặp sự cố thì sẽ có rất nhiều máy tính khác giữ lại dữ liệu và mạng. Những cá nhân đó phải tìm cách đồng ý về tập hợp dữ liệu chính xác để tất cả các phiên bản dữ liệu của họ khớp với nhau. Để hình thành sự đồng thuận này, các loại cơ chế là một nhân tố không thể thiếu.

Có nhiều loại cơ chế đồng thuận khác nhau mà các chuỗi khối sử dụng để đảm bảo rằng dữ liệu (hay còn là các giao dịch) luôn nhất quán trên tất cả các nút (máy tính riêng lẻ) trong hệ thống.

3. Sự cải tiến từ Proof-of-Work sang Proof-of-stake

Cơ chế ban đầu được sử dụng bởi các chuỗi khối là bằng chứng công việc(PoW). Bằng chứng đó yêu cầu các máy tính cạnh tranh với nhau để xử lý các giao dịch và nhận phần thưởng. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thời gian.

Sự cải tiến từ PoW sang PoS
Sự cải tiến từ PoW sang PoS

Vì lý do đó, một số loại tiền điện tử mới hơn đã chọn đi theo một con đường khác - bằng chứng cổ phần (PoS). Việc nâng cấp Ethereum lên phiên bản 2.0 , chuyển đổi sang mô hình  PoS sẽ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch nhanh hơn và phí thấp hơn.Với PoS, sự đồng thuận đạt được bằng cách sử dụng một thuật toán chọn một nút để giành được một khối giao dịch, thay vì các nút cạnh tranh để giành được khối bằng cách sử dụng một lượng lớn năng lượng. Khi một nút được chọn, nó sẽ tạo ra khối giao dịch tiếp theo trong chuỗi. Với PoS, các nút này thường được gọi là "nhóm cổ phần".

Các nút hoặc nhóm cổ phần được chọn dựa trên kích thước của "cổ phần" mà nó nắm giữ. Nói cách khác, nhóm cổ phần càng giữ được nhiều ‘’số lượng coin cổ phần’’ thì càng có nhiều khả năng được chọn để tạo khối và nhận phần thưởng. Để đảm bảo rằng các nhóm ‘’giàu có nhất’’ không phải lúc nào cũng giành chiến thắng thì còn các tiêu chí khác như số lượng tiền xu thời gian đã được đặt cược, có thể ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn. Người nắm giữ đồng tiền có thể "đặt cược" số tiền nắm giữ của họ vào một nhóm cổ phần và khi một nhóm (nút) được chọn để tạo ra một khối, phần thưởng mà nó nhận được sẽ được phân phối cho từng người đặt cược.

Một số chuỗi khối bằng chứng cổ phần (PoS) đã thêm một mức độ ngẫu nhiên vào quy trình để các khoản tiền lớn hơn và cũ hơn không phải lúc nào cũng chiến thắng. Vì vậy trong bằng chứng cổ phần, các thợ đào được thay thế bằng các nhóm cổ phần nơi mọi người đặt tiền của họ. Các cá nhân có thể "đặt cược" hoặc đặt tiền của họ với các nhóm cổ phần khác nhau, giống như việc các thợ đào tham gia nhóm khai thác để kiếm được nhiều phần thưởng hơn.

4. Có thể đặt cược (stake) Ethereum ở đâu?

Mặc dù Ethereum 2.0 chưa ra mắt, nhưng một số dịch vụ cho phép chủ sở hữu Ethereum đặt cổ phần của họ trên bản thử nghiệm của một số sàn giao dịch ngay bây giờ. Điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rằng việc đặt cược ETH của bạn sẽ khóa chúng tại chỗ cho đến khi Ethereum 2.0 hoàn tất phát hành. Lượng ETH của bạn tất nhiên sẽ tăng lên trong suốt quá trình đặt cược, nhưng những người đặt cược không thể rút ETH của họ khỏi nhóm cổ phần.

Việc đưa đặt cược ETH vào bản thử nghiệm thông qua một nhóm cổ phần có chút  khó khăn và đi kèm với nhiều rủi ro. Vì lý do đó, chúng ta có thể đợi cho đến khi phiên bản ETH nâng cấp hoàn thiện về mặt kĩ thuật hơn. Đối với những người muốn có cách tiếp cận dễ dàng hơn, đặt cược trên một sàn giao dịch là một phương án tốt Một số sàn giao dịch cho phép chủ sở hữu Ethereum đặt cược ngay bây giờ bao gồm Kraken, Coinbase, Binance, v.v. Đặt cược trên một sàn giao dịch phí cao hơn, hầu hết các sàn giao dịch tính phí 15% phần thưởng đặt cược hoặc có thể hơn thế nữa.

5. Quy mô như thế nào?

Ethereum 2.0 có kế hoạch mở rộng quy mô công suất bằng cách sử dụng một phương pháp gọi là ‘’Sharding’’. Đây là một kỹ thuật phổ biến trong một số loại tiền điện tử PoS mới hơn vì nó cho phép chúng mở rộng quy mô mà không mất sự bảo mật và phân quyền.

‘’Sharding’’ là một cách để phân vùng cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ dễ quản lý hơn. Với chuỗi khối PoW, hầu hết các nút hoặc mạng máy tính đều có toàn bộ bản sao lịch sử của các giao dịch. Toàn bộ lịch sử này có thể chiếm nhiều dung lượng, đặc biệt là đối với các loại tiền điện tử cũ hơn với lịch sử giao dịch lâu dài.

Với ‘’Sharding’’, chuỗi khối được chia thành các phần song song và các nút được gán cho một phần thay vì phải giữ toàn bộ dữ liệu của chuỗi. Điều này cho phép nhiều giao dịch hơn được xử lý đồng thời, tăng đáng kể thông lượng và tốc độ giao dịch.
 
Còn rất nhiều tin tức đáng chú ý về bản cập nhật này, hãy cùng tìm hiểu thêm ở phần 2 nhé! 

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/Theblock101_ 

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan