1. Tổng quan về Binance
1.1. Binance là gì?
Binance là sàn giao dịch tiền điện tử tập trung (Centralized Exchange) lớn và phổ biến nhất hiện nay, cho phép người dùng mua, bán hàng loạt các loại tiền điện tử. Sàn cũng cung cấp giao dịch với các cặp tiền điện tử khác nhau, cũng như các tính năng như trading spot, margin, futures, staking và các tính năng khác.
1.2. Nguồn gốc ra đời
Binance được thành lập vào tháng 7 năm 2017 bởi Changpeng Zhao (CZ). Changpeng đã có kinh nghiệm làm việc cho nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ trước khi tiếp cận thị trường tiền điện tử. Trước khi thành lập Binance, ông đã làm việc tại Blockchain.info và OKCoin hai tên tuổi lớn trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử.
Ban đầu, Binance có trụ sở tại Trung Quốc nhưng sau đó do vấn đề hợp pháp và quản lý, sàn giao dịch này đã chuyển trụ sở ra khỏi Trung Quốc chuyển đến Malta.
Chỉ trong vài tháng sau khi ra mắt, Binance đã đạt được vị trí top 10 sàn giao dịch có khối lượng giao dịch mới. Hiện nay, sàn Binance dẫn vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các sàn giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất (Theo Coingecko) vượt qua sàn lớn như Coinbase và các sàn khác nữa.
2. Ưu, nhược điểm của Binance
2.1. Ưu điểm
Binance là một trong những sàn giao dịch hàng đầu trong thị trường tiền điện tử, điều này không chỉ bởi vị thế của Binance, mà còn bởi những ưu điểm như sau:
- Thanh khoản tốt: Với khối lượng giao dịch lớn trên sàn Binance tạo ra thanh khoản tốt và cơ hội giao dịch đa dạng.
- Hỗ trợ nhiều cặp giao dịch: Binance hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử khác nhau, người dùng có thể giao dịch đa dạng các loại tiền điện tử.
- Sản phẩm đa dạng: Ngoài giao dịch cơ bản, Binance còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như margin, futures, phái sinh, staking, saving,...
- BNB chain: Không chỉ là một mạng chuỗi khối mà còn là một nền tảng đầy tiềm năng cho việc phát triển các ứng dụng và dịch vụ trong thị trường tiền điện tử.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, có đội ngũ hỗ trợ 24/7 khi người dùng gặp vấn đề cần giải quyết.
2.2. Nhược điểm
- Đối mặt với nguy cơ bị hack: Năm 2019, Binance bị hack 7000 BTC (giá trị khoảng 40 triệu $). Binance đã tuyên bố sẽ sử dụng quỹ SAFU để bù lại toàn bộ tài sản bị mất. Do đó, tài sản của người dùng hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
- Tính tập trung: Toàn bộ danh tính và thông tin cá nhân của người dùng bị quản lý bởi bên thứ 3.
3. Sản phẩm
3.1. Mua crypto
Trên sàn Binance bạn có thể mua tiền điện tử bằng nhiều phương thức thanh toán.
- Giao dịch nhanh
Với giao dịch nhanh, người dùng chọn loại tiền mình muốn mua và loại tiền mình muốn trả (VND, USD, EUR,...). Binance sẽ chọn một người bán ngẫu nhiên và người dùng có thể chọn thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc MoMo.
- P2P
P2P trên Binance là một phương thức cho phép người dùng mua và bán tiền điện tử trực tiếp với nhau, mà không thông qua sàn giao dịch trung gian. Binance cung cấp một nền tảng P2P cho phép người dùng mua bán tiền điện tử bằng tiền địa phương của họ (ví dụ: USD, VND, EUR, và nhiều loại tiền khác).
Lưu ý:
- Hãy chọn người giao dịch có tỷ lệ lệnh giao dịch hoàn thành cao, xem những phản hồi đánh giá của người mua trước đó. Nếu có gặp vấn đề khi giao dịch, bạn có thể liên hệ với bên hỗ trợ của Binance để giải quyết kịp thời.
- Kiểm tra hạn mức giao dịch từ đối tác giao dịch của bạn, để chắc chắn rằng hạn mức phù hợp với bạn.
3.2. Giao dịch trên Binance
Trên sàn giao dịch Binance, bạn có thể thực hiện giao dịch tiền điện tử theo nhiều hình thức như: Spot, Margin, Futures, Staking
- Spot
Spot Trading hay còn gọi là giao dịch giao ngay, đơn giản là việc bạn mua bán tiền điện tử trực tiếp ngay giá của thị trường hiện tại. Bạn có thể giao dịch giữa các cặp tiền điện tử khác nhau (ví dụ: BTC/USDT, ETH/BTC).
Giao diện của Spot Trading của Binance sẽ có những thông tin như sau:
- Biểu đồ (chart) nằm ở giữa giao diện giúp bạn theo dõi biến động giá của đồng coin theo thời gian.
- Cột Lệnh Bán (Sell Orders): Cột màu đỏ ở phía tay trái của biểu đồ hiển thị các lệnh bán coin từ những người dùng khác.
- Cột Lệnh Mua (Buy Orders): Cột màu xanh nằm phía dưới cột lệnh bán thể hiện các lệnh mua coin từ người dùng khác.
- Cặp giao dịch: Cột bên phải là các cặp tiền điện tử mà bạn chọn để giao dịch.
- Khung Đặt Lệnh Mua/Bán: Dưới biểu đồ (chart) là hai khung cho phép bạn đặt các lệnh mua hoặc bán. Bạn có thể nhập số lượng đồng coin bạn muốn giao dịch và mức giá bạn mong muốn.
- Loại Lệnh: Trong Spot Trading, Binance cung cấp các loại lệnh quen thuộc như Limit: Lệnh Limit sẽ đặt giá cụ thể cho cặp tiền điện từ mà bạn muốn mua.
Market: Lệnh Market sẽ thực hiện mua/bán cặp tiền điện tử ngay lập tức với giá thị trường hiện tại.
Stop-Limit: Loại lệnh này kết hợp giữa lệnh Stop và lệnh Limit giới hạn mức giá.
Với Spot Trading giao dịch đơn giản, nhanh chóng và phổ biến. Bạn có thể mua bán tiền điện tử theo giá của thị trường hiện tại mà không cần quá nhiều kiến thức phức tạp. Tuy nhiên, khi thị trường trong giai đoạn sideway (đi ngang), giao dịch Spot Trading sẽ có phần hạn chế khả năng kiếm lời lớn từ biến động giá.
- Margin
Khi bắt đầu giao dịch Margin (ký quỹ), người giao dịch sẽ được yêu cầu bỏ ra một khoản tiền tương đương với một tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị lệnh đặt. Khoản đầu tư ban đầu này được gọi là ký quỹ.
Ví dụ: để mở giao dịch 10.000 USDT với tỷ lệ đòn bẩy 10:1, một nhà giao dịch sẽ cần phải cam kết 1.000 USDT vốn của họ.
Giao dịch Margin có thể tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với giao dịch trực tiếp. Nếu thị trường diễn biến không theo dự đoán của bạn, bạn có thể mất tiền nhanh chóng. Không giống như giao dịch Spot Trading, bạn sẽ mất tiền vĩnh viễn. Vì vậy, quản lý rủi ro là rất quan trọng trong loại hình giao dịch này.
- Binance Futures
Binance Futures là giao dịch hợp đồng tương lai hay còn là giao dịch phái sinh, bạn có thể tham gia dự đoán về giá tài sản tiền điện tử trong tương lai mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó. Binance cung cấp hai loại hợp đồng tương lai (futures): [USDⓈ-M] và [COIN-M].
Hợp đồng tương lai [USDⓈ-M]: Là hợp đồng tương lai được định giá và thanh toán bằng USD.
Hợp đồng tương lai [COIN-M]: Là hợp đồng tương lại được định giá bằng USD và thanh toán bằng tiền điện tử.
Việc sử dụng đòn bẩy (1x-125x) giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn do trader không phải khóa toàn bộ số vốn để mua một lượng lớn tiền mã hóa.
Hơn nữa, chức năng short (đánh xuống) còn cung cấp cho trader cơ hội kiếm lợi nhuận khi giá trị của coin/token giảm xuống.
- Binance Staking
Binance Staking là một dịch vụ được cung cấp bởi sàn giao dịch tiền điện tử Binance, cho phép người dùng "đặt cọc" (staking) các loại tiền điện tử để nhận lãi suất hoặc phần thưởng tùy thuộc vào số lượng và thời gian mà họ thực hiện đặt cọc.
Trên sàn Binance có 2 hình thức staking:
- Staking ETH 2.0
Ethereum 2.0 là một phiên bản nâng cấp của mạng Ethereum hiện tại, nhằm cải thiện hiệu suất, tính bảo mật và mở rộng khả năng xử lý giao dịch. Quá trình staking ETH 2.0 đóng góp vào việc duy trì mạng Ethereum 2.0 và bạn có thể nhận được lợi nhuận từ việc tham gia này.
Để stake ETH, trước đây bạn cần phải stake ít nhất 32 ETH và đáp ứng nhiều yêu cầu và rủi ro. Nhưng giờ đây, Binance đã tạo điều kiện dễ dàng hơn. Bạn có thể tham gia với chỉ 0,0001 ETH, và Binance sẽ đảm nhiệm phần còn lại, bao gồm cả chi phí vận hành và rủi ro.
- Binance DeFi Staking
Binance cung cấp khả năng Staking cho nhiều dự án DeFi khác nhau, cho phép bạn tham gia vào DeFi và kiếm lợi nhuận.
Bạn có thể xem toàn bộ các dự án staking DeFi hiện có trên Binance Earn cùng lợi suất ước tính hàng năm, thời gian staking (Flexible hoặc Looked), số tiền khóa tối thiểu và trạng thái staking.
- "Flexible" là hình thức staking cho phép bạn rút tài sản đã stake bất kỳ lúc nào. Thời gian xử lý yêu cầu rút là 1 ngày, bắt đầu từ 07:00 của ngày sau ngày bạn gửi yêu cầu rút. Tài sản bạn rút sẽ được chuyển cho bạn trong khoảng thời gian từ 07:00 đến 07:30 hôm sau.
- "Locked” là hình thức stake tài sản trong một khung thời gian cụ thể. So với Staking Flexible, Staking Looked có tiền lãi cao hơn nhưng yêu cầu bạn phải khóa tài sản trong khoảng thời gian quy định.
Nếu muốn, bạn vẫn có thể rút tài sản bất kỳ lúc nào trước khi kết thúc thời gian khóa nhưng bạn sẽ không nhận được bất cứ tiền lãi nào phát sinh trong thời gian stake. Tài sản đã stake sẽ được mở khóa và hoàn trả vào Ví Spot của bạn vào ngày hôm sau.
Lưu ý: Trong thời gian staking, tài sản của bạn sẽ bị khóa trên chuỗi, do đó, bạn sẽ không thể rút hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch nào bằng các tài sản đã staking.
3.3. Launchpad/ Launchpool
Hai sản phẩm Launchpad và Launchpool trên Binance cho phép người dùng tham gia vào các dự án mới và kiếm lợi nhuận từ việc giữ và đầu tư vào các token mới ra mắt.
Binance Launchpad
Launchpad là nền tảng giúp các dự án tiền điện tử mới tiếp cận cộng đồng và huy động vốn bằng cách phát hành các token thông qua mô hình bán token theo giai đoạn (token sale). Những dự án tham gia Launchpad thường đã được Binance đánh giá kỹ lưỡng về khả năng thực hiện và tích hợp vào hệ thống của mình.
- Binance đi tiên phong trong hoạt động Initial Exchange Offering (IEO) thông qua nền tảng Binance Launchpad, đây là nền tảng độc quyền hỗ trợ ra mắt các token cho các dự án blockchain.
- IEO cũng là một cơ hội tốt để tạo ra lợi nhuận khi đầu tư. Việc mua token sớm trước khi chúng niêm yết trên các sàn giao dịch có thanh khoản cao có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý, luôn xem xét đánh giá dự án kỹ lưỡng từ nhiều phía.
Binance Launchpool
Launchpool là nền tảng cho phép người dùng giao dịch và đầu tư các token mới ra mắt thông qua việc staking token để kiếm lợi nhuận. Các dự án sẽ cung cấp số lượng token cho Launchpool và người dùng có thể stake token từ các dự án đó để tham gia farming và kiếm lợi nhuận từ việc giữ token.
4. Hệ sinh thái
Trong hành trình phát triển và trở thành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, Binance đã xây dựng lên một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, mang lại lợi ích to lớn cho cả cộng đồng người dùng và sự phát triển của ngành công nghiệp tiền điền tử.
4.1. Binance Exchange
Binance Exchange cung cấp nền tảng mua bán tiền mã hóa với thanh khoản tốt và đa dạng cặp giao dịch. Người dùng có thể tham gia giao dịch spot, margin, futures và nhiều hình thức khác trên sàn này.
4.2. BNB chain
Build N Build (BNB) Chain ban đầu được khởi tạo bởi Binance nhưng đã phát triển trở thành một hệ sinh thái blockchain phi tập trung. Trên mạng lưới này, các nhà phát triển có thể xây dựng những ứng dụng phi tập trung (DApp) như một phần trong quá trình chuyển đổi sang Web3.
Chương trình MVB VI:
MVB VI là chương trình được tổ chức bởi đội ngũ BNB Chain và Binance Labs thông qua việc đầu tư và hỗ trợ xây dựng nhằm giúp các dự án trong hệ sinh thái phát triển và mở rộng.
MVB IV cung cấp một chương trình học hàng tuần chi tiết và thông tin để hỗ trợ các đội dự án hàng đầu phát triển một sản phẩm phù hợp với thị trường.
4.3. Binance Labs
Binance Labs là một nhánh đầu tư mạo hiểm và ươm tạo các dự án tiềm năng của Binance.
Binance Labs sở hữu một danh mục đầu tư ấn tượng có nhiều dự án blockchain mới nổi phổ biến và thành công nhất bằng cách áp dụng các chiến lược đầu tư hiệu quả và tiến hành thẩm định kỹ lưỡng. Các dự án nổi bật bao gồm Axie Infinity, Polygon và CertiK.
4.4. Binance Research
Nền tảng nghiên cứu và phân tích của Binance cung cấp thông tin chi tiết về các dự án, xu hướng và sự kiện trong ngành tiền điện tử.
Họ đã cung cấp khá nhiều bản báo cáo nghiên cứu về các ngách trên thị trường như LSDFi, RWA, AA (Account Abstraction)...
4.5. Binance Academy
Binance Academy cung cấp nguồn thông tin học tập miễn phí kiến thức về tiền điện tử và blockchain.
Trên Binance Academy có khóa học cụ thể cho người mới bắt đầu, tổng hợp kiến thức cơ bản về blockchain và tiền điện tử sau khi hoàn thành khóa học sẽ nhận chứng chỉ NFT.
4.6. Binance Charity
Tổ chức từ thiện của Binance hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế và các hoạt động từ thiện khác, sử dụng các khoản quyên góp thông qua tiền điện tử.
4.7. Trust Wallet
Trust Wallet là một ví tiền điện tử an toàn và phổ biến, được Binance mua lại để cung cấp cho người dùng một cách lưu trữ và quản lý an toàn cho tài sản tiền điện tử của họ.
5. Lưu ý khi sử dụng sàn Binance
5.1. Lưu ý khi sử dụng Binance
Khi sử dụng sàn giao dịch Binance hoặc bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào, có một số điểm quan trọng mà bạn nên lưu ý để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro không mong muốn:
- Sử dụng mật khẩu mạnh, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
- Bật tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường bảo mật tài khoản.
- Trước khi thực hiện giao dịch, kiểm tra kỹ các thông tin như địa chỉ ví và số lượng tiền điện tử để tránh sai sót không cần thiết.
- Luôn kiểm tra địa chỉ website chính thức của Binance để tránh rơi vào các trang web giả mạo (phishing).
- Tránh để lượng lớn tiền điện tử trên sàn, hãy nên phân bổ tài sản của bạn trên các sàn khác hoặc ví. Lưu trữ tài sản của bạn trong ví cá nhân hoặc ví phần cứng (hardware wallet) để tránh rủi ro bị hack từ phía sàn.
5.2. Cơ hội kiếm tiền với Binance
Với sự phát triển của thị trường tiền điện tử, Binance đã không chỉ là một nền tảng giao dịch hàng đầu mà còn là một cơ hội để người dùng tham gia vào một loạt các hoạt động tiềm năng để kiếm tiền và tham gia vào sự phát triển của thị trường.
- Đầu tư coin sàn BNB. Nắm giữ BNB để có cơ hội tham gia vào Binance Launchpad và Launchpool.
- Staking kiếm lợi nhuận từ việc nắm giữ coin. Binance cung cấp dịch vụ staking ETH 2.0, các token với mức APR tốt.
- Tham gia hệ sinh thái BNBChain và tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án mạnh trong hệ sinh thái.
6. Kết luận
Binance cái tên đã trở nên rất quen thuộc trong thế giới tiền mã hóa, đã nắm vững vị trí trên thị trường giao dịch. Không chỉ là nơi để giao dịch, Binance còn có hệ sinh thái lớn thông qua quỹ đầu tư Binance Labs, Binance Academy, Binance Research, cùng với những nỗ lực từ thiện thông qua Binance Charity. Việc mua lại Trust Wallet và phát triển BNB Chain cho thấy cam kết của Binance trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain.
Ngoài ra, giao diện người dùng thân thiện và việc hỗ trợ đầy đủ tiếng Việt cũng là một điểm mạnh của Binance. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt đầu tham gia thị trường tiền điện tử.
Đọc thêm