theblock101

    Pantera Capital là gì? Tổng quan danh mục đầu tư của Pantera Capital

    ByLengkeng11/03/2024
    Pantera Capital là một trong những quỹ đầu tư nổi bật trong giới crypto. Vậy khẩu vị đầu tư của Pantera Capital là gì và đâu là những dự án nổi bật được Pantera đầu tư trong thời gian qua? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây!

    1. Tổng quan về Pantera Capital

    1.1. Pantera Capital là gì?

    Pantera Capital là gì
    Pantera Capital là gì

    Pantera Capital là một quỹ đầu tư tập trung vào các dự án liên quan đến blockchaintiền điện tử.

    Pantera quản lý 4,8 tỷ USD thông qua ba chiến lược – thụ động, phòng ngừa rủi ro và mạo hiểm; tập trung hoàn toàn vào bitcoin, các loại tiền kỹ thuật số khác và các công ty trong hệ sinh thái công nghệ blockchain.

    1.2. Pantera Funds

    Pantera bao gồm những quỹ như sau:

    • Pantera Fund V: quản lý với tất cả các khía cạnh của thị trường đầu tư mạo hiểm blockchain và tiền điện tử.
    • Liquid Token Fund: quản lý các tài sản kỹ thuật số được giao dịch công khai.
    • Early-stage Token Fund: quản lý các giao thức blockchain giai đoạn đầu theo mô hình mạo hiểm.
    • Bitcoin Fund: tiếp xúc thụ động với Bitcoin với tính thanh khoản hàng ngày và phí thấp.
    • Venture Funds: tiếp xúc nhiều giai đoạn với các công ty xây dựng sản phẩm và dịch vụ trong hệ sinh thái blockchain.

    2. Đội ngũ

    Pantera Capital được thành lập bởi cựu Giám đốc Kinh doanh Vĩ mô và Giám đốc Tài chính của Tiger Management Dan Morehead.

    Pantera đã ra mắt quỹ tiền điện tử đầu tiên ở Hoa Kỳ khi Bitcoin ở mức $65/BTC vào năm 2013. Sau đó, công ty đã ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm blockchain độc quyền đầu tiên.

    Năm 2017, Pantera là công ty đầu tiên cung cấp quỹ token giai đoạn đầu. Quỹ Bitcoin Pantera đã mang lại lợi nhuận 66.600% trong 8 năm.

    Các thành viên chủ chốt tại Pantera Capital
    Các thành viên chủ chốt tại Pantera Capital

    Đội ngũ chủ chốt của Pantera bao gồm:

    • Dan Morehead, Founder: Ông là một trong những nhà sáng lập và Đối tác Quản lý của Pantera Capital, Dan Morehead có một lịch sử sự nghiệp đáng chú ý. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Goldman Sachs, giữ vị trí là Nhà giao dịch Chứng khoán Đảm bảo bằng Tài sản (Asset-Backed Securities Trader) đầu tiên của ngân hàng này. Trải qua nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính hàng đầu như Deutsche Bank, Tiger Management, Bitstamp, ông đã tích luỹ được tương đối nhiều kinh nghiệm. Năm 2003, ông đã sáng lập nên Pantera Capital và tiếp tục vận hành quỹ đến thời điểm hiện tại.
    • Matt Gorham, CFA: Hiện tại ông là Giám đốc tài chính tại Pantera Capital. Ông bắt đầu công việc tại Pantera Capital vào năm 2005 với vai trò Nhà giao dịch và Phân tích Rủi ro Toàn cầu. Sau đó, ông rời công ty vào năm 2009 và làm việc tại Aperio Group, LLC và Hiệp hội CFA San Francisco. Trở lại Pantera Capital vào năm 2013, ông tiếp tục công việc với vai trò Nhà giao dịch và đã được thăng chức lên vị trí CFO từ năm 2015 đến nay.
    • Marc Selfon, CFO: Trước khi gia nhập Pantera Capital, ông đã tích lũy được 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Apollo Global Management với tư cách là Giám đốc điều hành và Trưởng Bộ phận Tài khoản Chiến lược.
    • Katrina Paglia, CLO: Là Giám đốc Pháp lý của Pantera, Katrina đảm nhiệm các công việc liên quan tới pháp lý, quy định và tuân thủ của công ty. Trước đây bà đã từng làm việc tại Coinbase với vai trò Giám đốc kiêm Cố vấn Pháp lý.

    Nhìn chung, đội ngũ cốt lõi của quỹ đều là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử.

    3. Thống kê đầu tư

    3.1. Các ngách đầu tư

     

    Các ngách Pantera Capital đầu tư và tỉ lệ %

    Có thể thấy Pantera đầu tư chủ yếu vào các dự án DeFi, sau đó đến những dự án cũng cấp dịch vụ blockchain và CeFi.

    3.2. Số lượng dự án đầu tư theo thời gian

    Ảnh chụp Màn hình 2024-03-07 lúc 16.55.57.png

    Số lượng dự án đầu tư theo thời gian của Pantera Capital

    Cho đến nay Pantera đã đầu tư vào 231 dự án và khoảng thời gian đầu tư sôi động nhất là vào năm 2021 và 2022. Trong đó, 2022 vẫn là năm có nhiều dự án được đầu tư hơn. Thời điểm này thị trường đã bước vào giai đoạn downtrend.

    Ảnh chụp Màn hình 2024-03-07 lúc 16.57.10.png

    Số lượng dự án Pantera đầu tư theo khu vực

    Về khu vực, Pantera khá tương tự với các quỹ khác khi tập trung đầu tư vào những dự án đến từ châu Mỹ với gần 100 dự án, chiếm gần 50% trên tổng số lượng dự án được đầu tư. Tiếp theo là các dự án đến từ châu Âu với các quốc gia như Anh, Switzerland,… Và cuối cùng là 1 số dự án đến từ Singapore, Ấn Độ, Indonesia... Riêng đối với Việt Nam, đã có 4 dự án được đầu tư, trong đó có 3 dự án Pantera là nhà đầu tư dẫn đầu.

    4. Tổng quan về danh mục

    4.1. Những thương vụ đầu tư thành công của Pantera Capital

    Trong số 231 dự án có 97 dự án Pantera là quỹ đầu tư dẫn đầu. Gần đây nhất vào ngày 27/2, Pantera đã đầu tư vào Morpho Labs - nền tảng Lending P2P được phát triển trên Ethereum.

    Ảnh chụp Màn hình 2024-03-09 lúc 10.45.34.png

    Những dự án Pantera đầu tư có ROI cao

    Top 3 dự án đem lại lợi nhuận tốt nhất cho quỹ đầu tư này là:

    • Injective - dự án blockchain Layer 1 được xây dựng trên Cosmos SDK đem lại lợi nhuận 206.0x lần tính tại ATH.
    • Cosmos - blockchain Layer 0 cho phép các blockchain Layer 1 xây dựng và phát triển ứng dụng, đem lại lợi nhuận 139.0x lần tính tại ATH.
    • Aave - giao thức Lending “lão làng” trên Ethereum đem lại lợi nhuận 111.0x lần tính tại ATH.

    4.2. Những dự án nổi bật trong hành trình đầu tư của Pantera

    Trong quá trình đầu tư của Pantera, dưới đây là những dự án nổi bật nhất:

    • Near Protocol: trong mùa bull run trước, Near Protocol là một trong những blockchain Layer 1 có sự tăng trưởng rõ rệt nhất. Dự án nền tảng này đã kêu gọi được $544.14M, được dẫn đầu bởi a16z và Accomplice.
    • Arbitrum: là một trong những dự án blockchain Layer 2 đình đám trên Ethereum với airdrop khủng trong năm 2023. Arbitrum đã kêu gọi được $123.7M với sự dẫn đầu bởi Pantera và Lightspeed Venture Parters.
    • StarkNet: là giải pháp Layer 2 mở rộng cho Ethereum được phát triển bởi công ty công nghệ StarkWare. StarkNet đã kêu gọi được $282.5M với sự dẫn đầu bởi Sequoia Capital, Paradigm, Pantera và Ethereum Foundation.
    • Mina Protocol: là blockchain Layer 1 được phát triển bởi công ty công nghệ phi tập trung O(1) Labs. Mina đã kêu gọi được $140.15M với sự dẫn đầu bởi Paradigm, Three Arrows Capital và FTX Ventures.
    • Ondo: là dự án DeFi phát triển về mảng Real World Asset hỗ trợ người dùng đầu tư vào các tài sản tài chính truyền thống thông qua stablecoin. Ondo đã kêu gọi được $32.44M với sự dẫn đầu bởi Pantera Capital.

    5. Kết luận

    Trên đây là bài viết về quỹ Pantera Capital và tổng quan về danh mục đầu tư. Hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích từ bài viết.

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại nhóm BigcoinVietnam để được giải đáp.

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Lengkeng

    Lengkeng

    "Money is made by sitting, not trading"

    0 / 5 (0Bình chọn)

    Bài viết liên quan