theblock101

    Proof of Reserves (PoR) là gì? Liệu PoR có giúp crypto trở lên minh bạch?

    ByVitNhoNho09/12/2022
    Proof of Reserves là công cụ hữu hiệu giúp cho các tổ chức tập trung chứng minh được thực lực tài chính, cũng như giúp người dùng theo dõi và giám sát “sức khoẻ tài chính” của các bên cung cấp dịch vụ trữ tài sản mà họ đang dùng. Vậy, Proof of Reserves là gì ? Cơ chế hoạt động và vai trò của nó trong thị trường crypto và tài chính ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    1. Proof of Reserves (PoR) là gì?

    Proof of Reserves (PoR) được hiểu là bằng chứng (Proof) dự trữ (Reserves), một phương pháp kiểm toán minh bạch dành cho các tổ chức tiền điện tử (sàn giao dịch crypto) cung cấp báo cáo khách quan về tài sản dự trữ của công ty.

    Proof of Reservescơ chế đồng thuận áp dụng cấu trúc Merkle Tree cùng với việc kiểm toán của một bên thứ ba, cho phép người dùng có thể kiểm tra xem liệu tài sản của mình có đang được đảm bảo backed 1:1 trên sàn giao dịch hay không (với dữ liệu được cập nhật liên tục).

    Điều này giúp ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản nếu xảy ra hiện tượng “bank-run” và khách hàng rút tiền hàng loạt, đồng thời cung cấp sự minh bạch cho người dùng về việc tiền của họ đang ở đâu và được sử dụng vào việc gì.

    Với sự phát triển và áp dụng của công nghệ blockchain trong crypto thì việc thực hiện Proof of Reserves có thể kiểm tra được trên on-chain và xác minh bởi bất kỳ ai. Vì thế, trên thực tế thì một sàn giao dịch hoặc bất kỳ tổ chức lưu ký đều có thể trình bày “Báo cáo tài chính” dưới dạng on-chain.

    Proof of reserves
    Proof of reserves là gì

    Bằng cách này, người dùng hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào quan tâm đều có thể xác minh dữ liệu của tổ chức đó rằng họ có thực sự nắm giữ các loại tài sản cụ thể khớp với số dư tài khoản hay không, mà vẫn không tiết lộ danh tính của người dùng.

    Ví dụ về Proof of Reserves

    Để làm rõ hơn định nghĩa của Proof of Reserves, cùng tìm hiểu mọt số ví dụ về phương pháp kiểm toán này

    Binance

    Kiểm toán bằng mật mã: Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã tiến hành các cuộc kiểm toán PoR để chứng minh rằng họ nắm giữ đủ tài sản để đáp ứng các khoản tiền gửi của khách hàng. Binance sử dụng công nghệ mật mã và blockchain để công khai các số dư ví và thông tin liên quan.

    Kraken:

    Báo cáo hàng quý: Kraken, một sàn giao dịch uy tín khác, tiến hành kiểm toán Proof of Reserves hàng quý để cung cấp sự minh bạch cho người dùng. Họ hợp tác với các bên kiểm toán độc lập để xác minh và công khai kết quả, đảm bảo rằng tất cả các tài sản được lưu trữ một cách an toàn và đầy đủ.

    Bitfinex:

    Hệ thống xác minh thời gian thực: Bitfinex cung cấp hệ thống xác minh thời gian thực cho phép người dùng kiểm tra số dư tài sản của họ trên sàn giao dịch. Bằng cách sử dụng công nghệ blockchain và mật mã, Bitfinex có thể chứng minh rằng họ nắm giữ đủ tài sản để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

    2. Proof of Reserves ra đời như thế nào?

    Proof of Reserves được đưa vào áp dụng phổ biến hơn sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX (sàn giao dịch đứng Top2 trong thị trường crypto năm 2022) khiến người dùng hoang mang và mất niềm tin vào sàn CEX.

    Nguyên nhân sự sụp đổ của FTX đến từ việc sàn giao dịch này lấy tiền của người dùng để sử dụng vào những mục đích khác (cho Alameda vay, đầu tư…) dẫn tới tình trạng thua lỗ. Sau khi thông tin này được rò rỉ FTX đã bị người dùng ồ ạt “bank-run” và buộc phải chặn rút tiền của người dùng. Chỉ trong 1 ngày tài sản của Sam Bankman-Fried - CEO FTX đã bị “bốc hơi” 14,6 tỷ USD.

    Sự kiện của FTX đã khiến cho người dùng nhận thức rõ những hạn chế của CEX bao gồm:

    • Rủi ro mất tiền: Số dư tài khoản được hiển thị trong tài khoản của người dùng trên CEX không hoàn toàn được sở hữu bởi chính họ. Nếu như sàn CEX chặn rút tiền của người dùng thì họ cũng không thể làm gì khác được. Ngoài ra, nếu sàn CEX gặp vấn đề thua lỗ hay phá sản thì người dùng có nguy cơ không thể lấy lại được số tiền của mình khi đã gửi trên sàn.
    • Sự thiếu minh bạch về thông tin: người dùng hoàn toàn không biết tài sản của mình trên CEX sẽ được sử dụng hay chuyển đi đâu, có đang phục vụ cho một mục đích riêng tư của cá nhân hay một tổ chức nào khác không.

    Chính vì thế, làn sóng quay lưng với sàn CEX để chuyển qua sàn DEX diễn ra mạnh mẽ. Điều này cũng tạo nên các báo động đối với sàn CEX khác lúc bấy giờ, đòi hỏi họ phải ngay lập tức có giải pháp để xử lý vấn đề “quay lưng” của người dùng.

    Binance đã đi đầu trong hoạt động này với thông báo từ CZ - CEO Binance rằng sàn giao dịch Binance sẽ nhanh chóng đưa ra Proof of Reserves (PoR) bao gồm danh sách các ví mà sàn sử dụng để lưu trữ tài sản crypto của người dùng.

    PoR do Binance đề xuất sẽ giúp người dùng nắm được tổng lượng tài sản đang được lưu trữ trên sàn cũng như theo dõi những biến động lớn về số dư. Từ đó họ có thể suy ra các hoạt động của sàn và có biện pháp phòng tránh (một cách tương đối) những rủi ro tương tự như sự kiện FTX.

    Động thái này của Binance đã giúp “xoa dịu” những nỗi lo lắng và quan ngại của người dùng trong việc sử dụng sàn CEX để giao dịch. Sau đó, một loạt các sàn CEX khác như OKX, Bybit, Gate.io hay Crypto.com cũng đồng loạt công bố PoR như cách để chứng minh uy tín của mình và tạo dựng “uy tín” trong thị trường.

    3. Cơ chế hoạt động của Proof of Reserves

    Vì Binance là sàn giao dịch đầu tiên công khai về Proof of Reserves sau vụ sụp đổ của FTX, nên trong bài viết này mình sẽ phân tích cơ chế hoạt động của Proof of Reserves mà Binance đã thực thi. Điều này về sau cũng đã được một số sàn CEX khác thực hiện tương tự.

    Mục tiêu của việc ra mắt Proof of Reserves (PoR) của Binance là cung cấp bằng chứng chứng minh rằng sàn giao dịch này giữ tài sản của người dùng theo tỷ lệ 1:1. Binance đã xây dựng và triển khai Merkle Tree, công nghệ cho phép bất kỳ ai là người dùng của Binance đều có thể xác minh tài sản của họ trên nền tảng.

    Cơ chế Proof of Reserves (PoR) của Binance bao gồm ba thành phần chính:

    1. Snapshot: Binance thực hiện một "snapshot" (chụp ảnh) của tài sản trên sàn tại một thời điểm cụ thể. Trong quá trình này, Binance ghi lại thông tin số lượng và các địa chỉ ví của tất cả các loại tài sản tiền điện tử mà người dùng đã gửi vào sàn.

    2. Merkle Tree: Binance sử dụng cấu trúc dữ liệu Merkle Tree để tổng hợp thông tin số dư của tất cả các loại tài sản. Merkle Tree cho phép Binance chứng minh rằng dữ liệu đã được kiểm tra và không bị sửa đổi một cách dễ dàng. Đồng thời, nó bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng vì chỉ có Merkle Root (giá trị tổng hợp của dữ liệu) được công khai.

    3. Kiểm toán bên ngoài: Binance chủ động mời các công ty kiểm toán độc lập để xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu Proof of Reserves. Công ty kiểm toán sẽ nhận được Merkle Root từ Binance và sử dụng nó để xác minh thông tin số dư và số lượng tài sản của người dùng trên sàn. Công ty kiểm toán sẽ thực hiện các phép kiểm tra, kiểm tra lại và xác minh dữ liệu PoR để đảm bảo rằng Binance có đủ tài sản như tuyên bố và không có bất kỳ hành vi gian lận nào.

    Qua đó, Proof of Reserves của Binance đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho người dùng. Nó cho phép người dùng và bên thứ ba có thể xác minh và đảm bảo rằng Binance giữ đủ số lượng tài sản và không thực hiện các hành vi lừa đảo. Cơ chế PoR giúp tăng cường niềm tin trong việc giao dịch và lưu trữ tài sản trên sàn giao dịch Binance.

    4. Các phương pháp Proof of Reserves phổ biến

    Có một số phương pháp Proof of Reserves (PoR) phổ biến được sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng để xác minh tính toàn vẹn và tồn tại của tài sản. Dưới đây là một số phương pháp PoR phổ biến:

    Các phương pháp Proof of Reserves phổ biến
    Các phương pháp Proof of Reserves phổ biến
    1. Merkle Tree Proof of Reserves: Phương pháp này sử dụng cấu trúc dữ liệu Merkle Tree (cây Merkle) như đã đề cập ở trên. Tất cả số dư của khách hàng trên sàn giao dịch được tổng hợp thành một Merkle Root. Sàn giao dịch có thể cung cấp Merkle Root cho bên kiểm toán hoặc công khai, cho phép người dùng xác minh số dư của họ bằng cách so sánh Merkle Root với các thông tin số dư được công bố.
    2. Proof of Liabilities: Phương pháp này yêu cầu sàn giao dịch cung cấp bằng chứng về việc sàn đang nợ một số lượng tài sản tiền điện tử cụ thể. Điều này có thể được chứng minh bằng cách sàn công bố các địa chỉ ví tiền điện tử của mình và người dùng có thể xác minh rằng số dư của họ tương ứng với số liệu công bố.
    3. Proof of Reserve qua Exchange Audits: Sàn giao dịch có thể mời các công ty kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán tài chính. Các công ty kiểm toán sẽ xem xét và xác minh số lượng tài sản và số dư của người dùng có trên sàn giao dịch. Công ty kiểm toán sẽ tạo ra một báo cáo độc lập để xác nhận tính toàn vẹn của tài sản tiền điện tử và số dư của người dùng.
    4. Proof of Reserve qua Smart Contracts: Một số sàn giao dịch sử dụng hợp đồng thông minh trên blockchain để cung cấp PoR. Hợp đồng thông minh sẽ tự động xác minh và công bố thông tin số dư của sàn giao dịch, cho phép người dùng kiểm tra và xác minh tính toàn vẹn của tài sản tiền điện tử.

    Các phương pháp Proof of Reserves này nhằm đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho người dùng, cho phép họ kiểm tra và xác minh số lượng tài sản của mình trên sàn giao dịch tiền điện tử. Mỗi sàn giao dịch có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp PoR tùy thuộc vào chiến lược và công nghệ của họ.

    5. Công cụ theo dõi Proof of Reserves sàn giao dịch

    Dưới đây là danh sách các sàn giao dịch đã công bố Proof of Reserves:

    Thống kê các sàn giao dịch Proof of Reserves
    Thống kê các sàn giao dịch Proof of Reserves

    Nếu muốn kiểm tra Proof of Reserves của sàn giao dịch bạn có thể vào trang web của CoinGecko, phần Crypto Exchanges tìm cột có tiêu đề Dữ liệu dự trữ (Reserve Data). Trong cột này, bạn sẽ thấy các trao đổi được gắn nhãn là Available hoặc Unavailable.

    • Available có nghĩa là thông tin dự trữ nhất định có sẵn để người dùng thực hiện thẩm định.
    • Unavailable có nghĩa là thông tin dự trữ không có sẵn trên CoinGecko.
    Kiểm tra Proof of Reserves các sàn giao dịch trên Coingecko
    Kiểm tra Proof of Reserves các sàn giao dịch trên Coingecko

    6. Proof of Reserves có thật sự là giải pháp tối ưu?

    Proof of Reserves tập trung vào việc xác minh tính toàn vẹn và tồn tại của tài sản tiền điện tử trong sàn giao dịch, đồng thời đảm bảo rằng sàn có đủ số lượng tài sản để đáp ứng yêu cầu rút tiền của người dùng.

    Người dùng có thể kiểm tra và tin tưởng khi thấy tài sản của họ được back 1:1. Tuy nhiên, Proof of Reserves không cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của sàn giao dịch.

    Trong thực tế, một sàn giao dịch tiền điện tử cần có nhiều yếu tố khác để được coi là tối ưu và đáng tin cậy. Các yếu tố này bao gồm quản lý rủi ro, quy trình bảo mật, cơ chế xử lý giao dịch, hệ thống hạ tầng, tuân thủ quy định và quy tắc, khả năng quản lý tài chính và sự minh bạch về hoạt động kinh doanh. Proof of Reserves không thể cung cấp thông tin về những yếu tố này.

    Proof of Reserves có thật sự là giải pháp tối ưu?
    Proof of Reserves có thật sự là giải pháp tối ưu?

    Mặc dù Proof of Reserves giúp đảm bảo tính toàn vẹn của tài sản tiền điện tử trên sàn giao dịch, nhưng nó không phản ánh được toàn bộ tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của sàn. Điều này có nghĩa rằng người dùng thông qua Proof of Reserves không thể biết được các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tối ưu và đáng tin cậy của sàn.

    7. Ứng dụng của Proof of Reserves trong lĩnh vực crypto và blockchain

    Proof of Reserves đóng vai trò trong việc tạo nên sự tin cậy trong các sàn giao dịch tiền điện tử nói riêng và các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung khác.

    • Proof of Reserves giúp người dùng đảm bảo rằng tài sản của họ được quản lý một cách đáng tin cậy và an toàn.
    • Proof of Reserves cũng thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của crypto và blockchain bằng cách tạo niềm tin và tăng cường sự tham gia của người dùng.
    7 Ứng dụng của proof of reserves
    7 Ứng dụng của proof of reserves

    Dưới đây là các ví dụ cụ thể về ứng dụng của Proof of Reserves:

    7.1. Sàn giao dịch tiền điện tử

    • Một sàn giao dịch tiền điện tử áp dụng PoR có thể công bố báo cáo định kỳ để chứng minh rằng số dư tiền điện tử của họ trên sàn luôn tương ứng với số lượng tiền điện tử mà người dùng đã gửi vào.
    • Ví dụ: Sàn giao dịch "XYZ Exchange" công bố báo cáo hàng tháng cho thấy số dư tiền điện tử của họ và đảm bảo rằng số lượng tiền điện tử người dùng gửi vào sàn được bảo đảm và duy trì.

    7.2. Ví điện tử

    • Một ví điện tử sử dụng PoR có thể cung cấp công cụ cho người dùng để kiểm tra số dư tiền điện tử của họ và chứng minh tính minh bạch của số dư tài sản trong ví.
    • Ví dụ: Ví điện tử "ABC Wallet" cho phép người dùng kiểm tra số dư và đối chiếu với thông tin công bố PoR để đảm bảo tính minh bạch và an toàn của số dư tiền điện tử trong ví.

    7.3. Stablecoin

    Stablecoin - Ứng dụng của Proof of Reserves
    Stablecoin - Ứng dụng của Proof of Reserves
    • Đối với các dự án stablecoin, PoR đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh rằng số dư tiền tệ hoặc tài sản giao dịch được giữ bởi nhà phát hành tương ứng với số lượng stablecoin được phát hành.
    • Ví dụ: Một dự án stablecoin xác minh và công bố thông tin PoR để chứng minh rằng số dư tiền tệ hoặc tài sản tương ứng đã được giao dịch được giữ bởi nhà phát hành.

    7.4. DApps và NFTs

    • Các ứng dụng phi tập trung (DApps) và non-fungible token (NFTs) có thể sử dụng PoR để chứng minh tính minh bạch và tin cậy của số lượng tài sản mà họ quản lý.
    • Ví dụ: Một DApp hoặc NFT platform công bố thông tin PoR để đảm bảo tính chính xác của số lượng token hoặc tài sản quản lý và tạo niềm tin cho người dùng.

    Các ví dụ này chỉ ra rằng PoR có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của lĩnh vực crypto và blockchain, từ sàn giao dịch, ví điện tử, stablecoin cho đến DApps và NFTs. PoR đảm bảo tính minh bạch, tin cậy và an toàn trong quản lý tài sản tiền điện tử, đồng thời tạo niềm tin cho người dùng và thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

    8. Các sàn giao dịch đã công bố Proof of Reserves

    Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử đã công bố Proof of Reserves (PoR) để chứng minh tính minh bạch và độ tin cậy của họ trong việc quản lý tài sản của người dùng. Dưới đây là một số sàn giao dịch nổi bật đã thực hiện công bố PoR:

    Binance

    Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã công bố Proof of Reserves để minh bạch hóa hoạt động của mình. Binance sử dụng công nghệ Merkle Tree để xác minh và công bố tài sản dự trữ của mình, đảm bảo rằng tất cả các khoản tiền gửi của người dùng đều được bảo vệ đầy đủ.

    Kraken

    Kraken là một sàn giao dịch tiền điện tử uy tín khác đã công bố Proof of Reserves. Kraken sử dụng phương pháp kiểm toán mật mã để xác minh tài sản dự trữ của mình, cho phép người dùng kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của các khoản tiền gửi và tài sản dự trữ trên sàn.

    Bitfinex

    Bitfinex đã tiến hành kiểm toán Proof of Reserves để tạo sự tin tưởng cho người dùng về khả năng thanh khoản và an toàn tài sản của họ. Bitfinex cũng sử dụng công nghệ Merkle Tree để cung cấp bằng chứng mật mã về tài sản dự trữ của mình.

    Coinbase

    Coinbase, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu tại Hoa Kỳ, cũng đã thực hiện Proof of Reserves. Coinbase sử dụng các phương pháp kiểm toán độc lập để xác minh rằng tất cả các tài sản của người dùng được bảo đảm và bảo vệ một cách an toàn.

    Gemini

    Gemini, sàn giao dịch tiền điện tử được quản lý chặt chẽ tại Hoa Kỳ, đã công bố Proof of Reserves để minh bạch hóa hoạt động của mình. Gemini thường xuyên tiến hành kiểm toán bởi các bên thứ ba độc lập để đảm bảo rằng tài sản dự trữ của họ khớp với các khoản tiền gửi của người dùng.

    OKx

    OKx cũng đã tiến hành kiểm toán Proof of Reserves. Sàn giao dịch này cam kết cung cấp bằng chứng về tài sản dự trữ của mình để người dùng có thể tin tưởng rằng tài sản của họ được bảo vệ an toàn và minh bạch.

    9. Những câu hỏi thường gặp về Proof of Reserves (FAQs)

    Nên để tiền trên sàn CEX hay sàn DEX?

    Bạn nên biết cách phân bổ rủi ro và luôn ghi nhớ quy tắc “Không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Nếu bạn tự tin vào khả năng quản lý private key và bảo mật ví tiền điện tử của mình thì bạn có thể sử dụng sàn DEX.

    Nếu bạn muốn hạn chế rủi ro bị hack hoặc mất ví (do quên private key, click vào trang web độc hại,…) thì sàn CEX sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách lựa chọn sàn CEX nào an toàn và không nên để hết tài sản của mình vào duy nhất 1 sàn CEX. PoR cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể đánh giá độ legit của sàn giao dịch.

    Những sàn giao dịch nào đã có Proof of Reserves?

    Theo dữ liệu từ DeFi Llama, có 17 sàn giao dịch tập trung đã công bố PoR của mình. Trong đó bao gồm một số cái tên nổi bật như Binance, OKX, Bitfinex, Crypto.com, Bybit…

    Hiện tượng Bankrun là gì?

    Hiện tượng Bankrun trong lĩnh vực tiền điện tử (crypto) là tình huống mà nhiều người đồng loạt rút tiền từ các sàn giao dịch tiền điện tử. Người dùng có thể lo ngại về sự an toàn của tài sản tiền điện tử hoặc khả năng sàn giao dịch không thể đáp ứng được yêu cầu rút tiền.

    Điều này thường xảy ra khi có những tin đồn hoặc tín hiệu xấu về tình hình tài chính của sàn giao dịch đó. Khi những tin đồn này lan truyền, người gửi tiền có thể trở nên hoảng loạn và muốn rút tiền ra nhanh chóng để đảm bảo an toàn tài sản của mình.

    Làm thế nào để xác minh tài sản của mình trên sàn giao dịch?

    Sàn giao dịch khi công bố PoR sẽ cho phép người dùng có thể kiểm tra và theo dõi số tiền của mình trên sàn. Ví dụ đối với Binance, bạn có thể thực hiện dựa trên hướng dẫn dưới đây:

    Đăng nhập vào trang web Binance -> Bấm vào “Wallet” -> Click vào “Verification” Bạn sẽ có thể tìm thấy Merkle Leaf và Record ID của mình tại đây. Chọn ngày xác minh mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó, bạn sẽ tìm thấy xác nhận về loại xác minh, Record ID (dành riêng cho tài khoản của bạn và xác minh cụ thể này), tài sản được bảo đảm và số dư tài sản của bạn tại thời điểm xác minh.

    Record ID/Merkle Leaf cho phép bạn xác minh một cách độc lập rằng số dư tài khoản của bạn đã được bao gồm trong báo cáo chứng thực của kiểm toán viên bên thứ ba.

    10. Tổng kết

    Proof of Reserves (PoR) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain bằng cách tạo tính minh bạch, tin cậy và an toàn trong quản lý tài sản.

    PoR yêu cầu các dịch vụ tài chính tiền điện tử chứng minh rằng số dư tài sản của họ tương ứng với số lượng tiền điện tử mà người dùng đã gửi vào. Nó bảo vệ quyền riêng tư và an ninh dữ liệu, tăng cường sự đáng tin cậy và đối mặt với thách thức liên quan đến bảo vệ dữ liệu và chi phí thực hiện.

    Mặc dù PoR đối mặt với những khó khăn, triển vọng phát triển và ứng dụng tiềm năng của nó là rất lớn. PoR có thể ứng dụng rộng rãi trong các sàn giao dịch, ví điện tử, stablecoin, DApps và NFTs. Đó là một bước tiến quan trọng để tạo nên một hệ sinh thái tiền điện tử tin cậy và đáng tin cậy hơn, đem lại lợi ích cho người dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này.

    Trên đây là toàn bộ bài viết của TheBlock101. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được Proof of Reserves là gì và toàn bộ những thông tin liên quan!

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    VitNhoNho

    VitNhoNho

    Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

    5 / 5 (3Bình chọn)

    Bài viết liên quan