theblock101

    Chainflip (FLIP) là gì? Dự án mở bán tiếp theo trên Coinlist

    ByDamianz10/08/2023
    Chainflip (FLIP) là dự án mới nhất được mở bán trên Coinlist trong tháng 8 này, đây là dự án AMM Cross-chain tiếp theo thâm nhập vào ngách crosschain trên thị trường.

    1. Chainflip (FLIP) là gì?

    1.1. Chainflip (FLIP) là gì?

    Chainflip là một giao thức AMM xuyên chuỗi (cross-chain), cho phép người dùng chuyển tải sản của mình qua các chain và network khác nhau như: L1, L2, Bitcoin, EVM, Non-EVM, Appchains,… mà không cần phải sử dụng tài sản đảm bảo wrapped (ví dụ: WETH, WBTC, WMATIC,….).

    Chainflip hướng đến mục tiêu có thể thay thế các sàn CEX (sàn giao dịch tập trung) trong việc di chuyển tài sản trên nhiều mạng lưới khác nhau mà vẫn đảm bảo về bảo mật, tốc độ giao dịch và tính phi tạp trung.

    Chainflip cung cấp giải pháp crosschain
    Chainflip (Flip) cung cấp giải pháp crosschain

    1.2. Đặc điểm của Chainflip

    Chainflip có các đặc điểm nổi bật sau:

    • Khả năng giao dịch xuyên chuỗi (crosschain): giúp người dùng hoán đổi tài sản giữa các chuỗi và mạng tùy ý (L1, L2, v.v.) mà không cần đến các wrapped, phân mảnh thanh khoản khiến người dùng gặp rủi ro hoặc thời gian xác nhận quá lâu.
    • Phi tập trung: Chainflip được vận hành và xác thực bởi 150 validator điều này giúp đảm bảo được tính bảo mật đồng thời đảm bảo tính phi tập trung trên mạng lưới.
    • Đảm bảo sự chênh lệch giá: Với việc không sử dụng tài sản Wrapped thì Chainflip cung cấp giá hoán đổi có tính chính xác cao và giảm thiểu trượt giá, đảm bảo được quyền lợi cho người dùng.
    • Cơ chế Buy-back: trong cơ chế về token của Chainflip thì các khoản phí thu được từ hoạt động trên nền tảng sẽ được sử dụng để mua tại token $FLIP từ các sàn AMM khác. Các khoản token mua lại sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho các Validator, holder và các chương trình Incentive dành cho cộng đồng.

    2. Cấu tạo chính của Chainflip

    2.1. Vault

    Để có thể hoán đổi tài sản gốc thì sẽ cần phải có nhóm tài sản gốc có tính thanh khoản trên mỗi chuỗi được hỗ trợ. Nếu không có nguồn thanh khoản trên chuỗi, sẽ không thể hoán đổi tài sản. Vậy nên Vault sẽ một phương thức lưu trữ tiền trên mỗi blockchain nhất định được kiểm soát bởi giao thức Chainflip.

    Hiểu đơn giản hơn thì Vault giống như là ví MPC (Multi-Party-Computation: ví đa chữ ký) được quản lý bởi 150 validator khác nhau. Ví này đóng vai trò lưu trữ tài sản phục vụ cho các giao dịch đa chuỗi.

    Ví dụ: người dùng nếu muốn di chuyển USDC (ETH) sang USDT (Arbitrum), họ phải đưa token USDC lên vault. Sau đó các validator xác thực giao dịch và sử dụng vault để trả USDT cho người dùng.

    Cơ chế lưu trữ tài sản trên Vault của chainflip
    Cơ chế lưu trữ tài sản trên Vault của chainflip

    Vault sẽ có nhiều dạng với các chuỗi khối khác nhau cung cấp các tính năng và giới hạn khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ cóp 2 loại vault chính được sử dụng:

    • Vault Contract: Là hợp đồng thông minh lưu trữ tài sản trên những mạng lưới, có khả năng gửi tiền nếu có sự chấp thuận của ít nhất 100 validator. Đồng thời, Vault Contract cũng là ví sử dụng MPC.
    • Native Wallet Vault: Là ví off-chain được quản lý bởi ít nhất 100 validator và ví này sử dụng hệ thống chữ ký FROST để gia tăng tính bảo mật.

    Nhìn chung, mô hình Vault có nét tương đồng với Liquidity Pool, nhưng đây là những ví được kiểm soát bởi các validator và không có chức năng cung cấp thanh khoản.

    2.2. State Chain

    State Chain là một chuỗi khối dành riêng cho ứng dụng (Appchain) dành riêng cho giao thức Chainflip, được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch hoán đổi chuỗi chéo phi tập trung trong hệ sinh thái Chainflip.

    State chain được xây dựng dựa trên bộ SDK Substrate và sử dụng ngôn ngữ Rust. State Chain cung cấp khả năng xử lý khối lượng giao dịch lớn cho giao thức Chainflip. Mục đích của State Chain là gia tăng khả năng bảo mật, mở rộng thông lượng cho nền tảng.

    2.3 Validator

    Validator là node vận hành trên State Chain, đồng thời là thành phần xác thực giao dịch. Để trở thành một validator, người dùng cần phải tham gia Validator Auction.

    Validator Auction là nơi các cuộc đấu giá diễn ra trên mạng lưới State Chain của Chainflip. Mục tiêu của cuộc đấu giá là xác định người dùng có số lượng staking lớn nhất và cho họ trở thành một validator.

    Khi trở thành validator, họ sẽ tham gia xác nhận giao dịch, bảo vệ mạng lưới và nhận phần thưởng FLIP từ các State Chain.

    3. Cơ chế hoạt động của Chainflip

    Chainflip hoạt động theo 2 cơ chế liền mạch bao gồm:

    • Ingress: đây là giai đoạn sau khi người dùng gửi tài sản đến các Vault thì các Validator ở State Chain sẽ xác nhận giao dịch đồng thời tại giai đoạn này thì sẽ redeem $FLIP để làm phần thưởng cho các Validator thông qua State Chain Account.
    • Egress: Sau khi mạng lưới đã có xác thực từ Validator, Vault sẽ cần xác nhận thêm chữ ký của các Validator để gửi tài sản đến đích đến của người dùng. Ngoài ra, phần thưởng FLIP từ State Chain Account sẽ chuyển về State Chain Gateway để trả cho Validator.
    Tổng quan về cơ chế của Chainflip
    Tổng quan về cơ chế của Chainflip

    Như vậy toàn bộ quá trình sẽ được xác nhận chữ ký 2 lần bởi các Validator, điều này giúp đảm bảo tính bảo mật. Ngoài ra, quy trình trên được giám sát và thực hiện trên State Chain, nhằm mục đích dễ dàng theo dõi mà không cần sử dụng quá nhiều smart contract giữa những mạng lưới khác nhau.

    4. Token FLIP là gì?

    4.1 Thông tin cơ bản của token FLIP

    • Tên token: Chainflip
    • Ticket: FLIP
    • Blockchain: Ethereum
    • Tổng nguồn cung: 90,000,000 FLIP

    4.2 Ứng dụng của token FLIP

    • Tham gia quản trị và biểu quyết.
    • Staking và trở thành validator trên State chain.
    • Phí giao dịch trên các State Chain.
    • Phần thưởng cho các Validator
    Tính ứng dụng của token FLIP
    Tính ứng dụng của token FLIP

    4.3 Tỉ lệ phân bổ của token FLIP

    • Strategic Investor: 38%
    • Treasury Reserves: 24.4%
    • Contributor Allocation: 14.4%
    • Token Sales: 7.7%
    • Liquid Treasury: 5.5%
    • Community Airdrops: 5.3%
    • Oxen Foundation Allocation: 4.7%
    Tỉ lệ phân bổ token FLIP
    Tỉ lệ phân bổ token FLIP

    4.4 Thời gian phân bổ token FLIP

    Lịch phát hành này cho thấy sự phân phối mở khóa toàn bộ token dự kiến trong 36 tháng sau khi dự án ra mắt mainnet.

    Nhìn vào lịch phân bổ này thì ta có thể thấy từ tháng thứ 9 sẽ có lượng lớn token được mở khoá, làm tăng nguồn cung từ 30m token lên đến 60m token, tương đương tăng gấp đôi số token đang lưu thông trên thị trường trong vòng 3 tháng.

    Điều này sẽ khá rủi ro trong giai đoạn này khi có lượng lớn token được mở khoá ở giai đoạn này, vậy nên nếu đầu tư thì các bạn cần lưu ý thời điểm mở khoá này.

    Thời gian phân bổ token FLIP
    Thời gian phân bổ token FLIP

    5. Roadmap của dự án

    Dưới đây là những mốc thời gian đáng lưu ý của Chainflip:

    • 11/2022: Ra mắt testnet
    • 7/2023: Được Audit bởi Trailofbits.
    • Q3/2023: Token sales trên CoinList và ra mắt mainnet.
    • Q4/2023: Tích hợp những EVM chain lên nền tảng.
    • Q1/2024: Tích hợp nền tảng vào các loại ví và tối ưu phí giao dịch
    • Q2/2024: Phát triển cross-chain messaging.

    6. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác

    6.1 Đội ngũ dự án

    Đội ngũ đằng sau Chainflip gồm:

    • Simon Harman: Founder và CEO của Chainflip, ông từng là CEO tại Loki - công ty công nghệ tại Úc.
    • Martin Rieke: CTO tại Chainflip, ông cũng từng là CTO tại Finoa và Founder của Covariant Labs.

    6.2 Nhà đầu tư

    Chainflip đã trải qua ba vòng gọi vốn với tổng số tiền đầu tư lên tới 19.8m$ với sự tham gia bởi các nhà đầu tư bao gồm:

    • 25/12/2020: Vòng Pre Seed Chainflip gọi 3.8m$ dẫn đầu bởi Blockchain Capital và Digital Asset Capital Management.
    • 19/8/2021: Chainflip gọi vốn vòng Seed với số tiền 6m$ dẫn đầu bởi Framework Ventures.
    • 11/5/2022: Chainflip gọi vốn vòng Venture với số tiền 10m$ từ Pantera Capital, Blockchain Capital và Framework Ventures.

    7. Thông tin về token sale trên Coinlist

    Dưới đây là thông tin cơ bản về đợt mở bán Chainflip trên Coinlist:

    Thời gian đăng ký mua  19h ngày tháng 8 năm 2023
    Thời gian mở bán  0h ngày 1 tháng 9 năm 2023
    Giá và thời gian mở khoá token

    - Giá token: 1,83$/FLIP

    - Số lượng token mở khoá: mở khoá 100% khi dự án mainnet.

    - Thời gian mainnet: mainnet dự kiến vào khoảng ngày 24 tháng 10 năm 2023 và có thể thay đổi, tối đa là 120 ngày sau khi kết thúc đợt mở bán.

    Định giá của dự án  $164,700,000
    Số lượng token mở bán  4,500,000 FLIP
    Chiếm tỉ lệ % trên tổng số nguồn cung  5.0%
    Số lượng mua

    - Tối thiểu: $100

    - Tối đa: $4,000

    Phân bổ bổ sung có thể yêu cầu

    - Yêu cầu tối thiểu: $100

    - Yêu cầu tối đa: $8,000

    Loại tiền chấp nhận  USDC, USDT
    FAQ Chainflip Sale FAQ
    Điều kiện tham gia  Những người tham gia bị loại trừ: cư dân của Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số khu vực pháp lý nhất định.

    Ngoài ra, có thể được mua thêm 2.400.000 token FLIP (2,7% tổng nguồn cung) được mở bán trong đợt Community Sale (phụ thuộc vào quyết định của Chainflip và Cross Chain Foundation). Đợt mua này chỉ áp dụng cho những người tham gia mua tối đa số lượng token FLIP ($4.000).

    Các bạn có thể tham gia đăng ký mua Chainflip tại đây.

    8. Kết luận

    Chainflip là AMM cross-chain cho phép người dùng chuyển tài sản của mình qua các chuỗi mà không cần phải sử dụng đến loại tài sản Wrapped.

    Cơ chế chuyển tải sản được xác thực bởi hơn 150 Validator giúp đảm bảo tính bảo mật, cơ chế Crosschain được vận hành trên State chain giúp đảm bảo tính liền mạch đồng thời giảm thời gian cũng như sự chênh lệch tài sản giữa các chain giúp đảm bảo quyền lợi cho người dùng.

    Đây là cơ chế mới trong lĩnh vực cross-chain và cũng cạnh tranh cùng hàng với các dự án khác như Layer 0. Hiện tại, cả 2 dự án vẫn chưa ra mắt mainnet nên chưa thể biết được đâu sẽ là dự án tiềm năng tương lai tới, vậy nên mọi người có thể cân nhắc khi tham gia đầu tư vào các dự án.

    Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về dự án Chainflip và đợt mở bán token FLIP trên Coinlist. Nếu có thắc mắc gì các bạn có thể trao đổi trong nhóm Bigcoin Việt Nam.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Damianz

    Damianz

    Researcher at Bigcoin Vietnam

    5 / 5 (3Bình chọn)

    Bài viết liên quan