1. Wash Trade là gì?
Wash Trade là một quá trình nhà giao dịch thực hiện bán và mua lại cùng một tài sản để tạo giao dịch, làm tăng/giảm giá tài sản và tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng để từ đó khiến giá giao dịch của tài sản tăng lên. Lệnh cũng có thể sẽ được đặt tại mức giá cao hoặc thấp tùy ý để tạo ra xu hướng giá giả mạo. Wash Trade nếu bị phát hiện sẽ không khó khăn có thể tìm được chứng cứ và hầu như tại nhiều nước các giao dịch này khi bị phát hiện sẽ bị hủy bỏ.
2. Bối cảnh xung quanh Wash Trade
Trong lĩnh vực cố phiếu, trước khi bị cấm vào thập niên 30 của thế kỉ trước, giao dịch Wash trade từng là cách thức phổ biến để những kẻ thao túng thị trường tạo ra tín hiệu sai lệch về độ hấp dẫn của một cổ phiếu nhằm đẩy giá trị của nó lên cao. Sau đó, những kẻ thao túng thị trường này sẽ kiếm lời bằng cách mở vị thế bán trên cổ phiếu này. Theo qui định của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), những bên môi giới cũng bị cấm kiếm lời từ những giao dịch wash trade, cho dù họ có thừa nhận là họ không hề biết dự định của những người giao dịch. Bởi vậy, những bên môi giới phải thực hiện thẩm định khách hàng của mình để đảm bảo việc họ mua cổ phiếu của một công ty vì những quyền lợi của chủ sở hữu thông thường.
Như vậy có thể nói, Wash trade là một dạng thao túng thị trường trong đó các lệnh bán và mua được đặt đồng thời trên cùng một tài sản để tạo ra hoạt động giao dịch sai lệch và gây hiểu lầm trên thị trường.
Vào giữa tháng 3, Bitwise Asset Managemen đã ban hành một báo cáo số liệu thiệt hại trong giao dịch Bitcoin (BTC). Nhà cung cấp chỉ số có trụ sở tại San Francisco tuyên bố rằng tăng 95% khối lượng giao dịch Bitcoin là do cái gọi là giao dịch wash trade tạo ra.
Theo thống kê, dữ liệu từ 97 sàn giao dịch cho thấy 87% khối lượng sàn giao dịch tiền mã hóa có khả năng sai. Những tiết lộ này đã gây ra cuộc tranh luận đáng kể giữa các bên liên quan trong ngành. Các nhà phê bình của các nền tảng như CMC đã nhanh chóng chỉ ra những sai sót trong các số liệu của CMC.
3. Market Making khác với Wash Trade như thế nào?
Market Maker - nhà tạo lập thị trường, đôi khi được gọi là ‘nhà cung cấp thanh khoản’, làm công việc đúng như tên gọi của họ — tạo ra thị trường và cung cấp thanh khoản. Vai trò của họ trong thị trường tài chính rất quan trọng. Người giao dịch muốn tìm mua tài sản không có tính thanh khoản sẽ phải chờ người bán, và ngược lại. Đây là một sự bất cập lớn khá dễ hiểu. Các quy tắc cung và cầu cũng sẽ có hiệu lực, và bất kỳ giao dịch nào cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ về giá, khiến nó trở nên đặc biệt biến động.
4. Ảnh hưởng của giao dịch wash trade đến giá cả
Nỗi sợ về việc thao túng giá không bao giờ là thừa với Bitcoin và cả thị trường tiền mã hóa nói chung. Trở lại năm 2018, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Hoa Kỳ (CFTC) bắt đầu điều tra các tuyên bố về thao túng thị trường trên thị trường.
Vậy, nếu khối lượng giao dịch wash trade liên tục cao có ảnh hưởng đáng kể đến giá của tiền mã hóa?
Nhận xét về vấn đề này, Joe DiPasquale, CEO của BitBull Capital – một quỹ phòng hộ tiền mã hóa – đã phản đối:
“Nếu 95% khối lượng giao dịch BTC của CMC là giả, như theo báo cáo nghĩa là hoạt động thị trường đang bị thao túng và giá hiện tại không phản ánh tâm lý thị trường thực sự. Tuy nhiên, khi các sàn giao dịch có uy tín hơn tham gia vào không gian, hiệu ứng này sẽ giảm đi, vì hầu hết các giao dịch “thực sự” đã đang diễn ra trên các sàn giao dịch nổi tiếng”.
Phần lớn thanh khoản thị trường đến từ 10 sàn giao dịch, mặc dù có hàng trăm nền tảng như vậy. Chín trong số 10 nền tảng này được điều tiết và giá BTC hiển thị trong số đó là khá phù hợp.
Vậy, nếu giao dịch wash trade không có tác động đáng kể đến giá cả, tại sao thực tế lại phổ biến như vậy? Câu trả lời có lẽ nằm ở những ý định của các nền tảng nhỏ hơn nhiều cố giành thị phần lớn hơn trên thị trường giao dịch.
Bằng cách thổi phồng con số của họ lên, họ có thể tăng thứ hạng CMC; giúp mang lại cho họ cơ hội thu hút nhiều người dùng hơn và tính phí niêm yết cao hơn.
5. Cách nhận biết khối lượng wash trade
Có rất nhiều phương pháp có thể được sử dụng để xác định khối lượng giao dịch giả mạo.
Theo Frank, nghiên cứu của công ty đã cho thấy một sự khác biệt lớn giữa hai số liệu đối với “các nền tảng có uy tín” và các sàn giao dịch ít được biết đến. Nhiều sàn giao dịch bị nghi ngờ có giao dịch wash trade thường xuyên hiển thị con số như 400.000 đô la về khối lượng giao dịch mỗi lượt xem. Trong khi đó, trên các nền tảng nổi tiếng, các số liệu gần hơn với 500- 600 USD.
Frank cũng tiếp tục tuyên bố rằng công ty đã quyết định cung cấp dữ liệu cho công chúng thông qua Google Sheets. Người đồng sáng lập Tie cho biết các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm hơn cũng có thể kiểm tra lịch sử giao dịch và đặt lệnh trao đổi để phát hiện dữ liệu giao dịch đáng ngờ.
6. Giải quyết vấn đề về wash trade
Trước sự tiết lộ của Bitwise, một số bên liên quan đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề khối lượng giao dịch giả mạo. Đối với CMC, bước đầu tiên sẽ là cải thiện cách thức trình bày dữ liệu thị trường cho người dùng. Trong một email gửi tới Cointelegraph, công ty lưu ý:
“Trong một hệ sinh thái mở giống như chúng ta đang có; chúng tôi tin rằng chính sách tốt nhất – một chính sách mà chúng tôi theo sát sẽ cung cấp nhiều dữ liệu và cho phép người dùng tự đưa ra lựa chọn sáng suốt về những việc cần làm với dữ liệu đó”.
Sau đó, Messari đã thực hiện các bước để hiển thị thêm thông tin, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về độ tin cậy của số liệu khối lượng giao dịch. Nền tảng này bao gồm một cột mới trên trang web của nó được gọi là “10 khối lượng giao dịch thật”.
Nền tảng Bitwise cũng tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác với các sàn giao dịch có uy tín này để cải thiện hơn nữa chất lượng dữ liệu thị trường của mình.
Cách tiếp cận của Messari với “10 khối lượng giao dịch thật” dường như gắn kết với ý tưởng của CMC về việc cung cấp nhiều dữ liệu. Sau đó, người giao dịch sẽ sử dụng các số liệu khác nhau có sẵn làm thước đo để xác định đâu là thật và đâu là giả.
Đối với CZ, cần có sự minh bạch hơn trong ngành để loại bỏ những vấn đề như vậy. Giám đốc Binance cũng tin rằng CMC có thể sử dụng ảnh hưởng đáng kể của mình để khuyến khích hành vi đạo đức giữa các nền tảng sàn giao dịch được niêm yết.
Là một trang web top 500 trên bảng xếp hạng Alexa, hầu hết các nền tảng sàn giao dịch phụ thuộc vào CMC về lưu lượng truy cập giới thiệu. CZ tuyên bố rằng CMC có thể áp dụng tiền phạt và đình chỉ việc niêm yết các nền tảng tham gia vào các hoạt động phi đạo đức. Cho dù điều đó cùng với sự xem xét kỹ lưỡng hơn sẽ đủ để hạn chế sự lừa đảo mà chúng ta đang thấy.
Đọc thêm: