Đội ngũ của Harris đang liên hệ với các công ty tiền điện tử hàng đầu như Ripple, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase, và nhà phát hành stablecoin Circle. Động thái này của phó tổng thống được thực hiện sau khi đối thủ của bà là ông Trump đang nhận được sự ủng hộ đáng kể từ cộng đồng tiền điện tử.
Đặc biệt, Ủy ban Hành động Chính trị Fairshake, một tổ chức tài chính với khả năng huy động quỹ không bị giới hạn và đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch vận động bầu cử gần đây đã huy động được hơn 200 triệu USD từ các nhà tài trợ lớn. Sự hỗ trợ tài chính này đến từ những tên tuổi nổi bật trong ngành tiền điện tử, bao gồm Coinbase, Ripple và Andreessen Horowitz, phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ từ các công ty trong lĩnh vực này.
Các cố vấn kinh doanh của Harris cho biết việc xây dựng lại mối quan hệ với ngành công nghiệp tiền điện tử không nhằm thu hút các khoản đóng góp tài chính mới. Mà mục tiêu chính là tạo dựng một mối quan hệ tích cực trong bối cảnh nhiều công ty trong ngành này đã không còn ủng hộ đảng Dân chủ do lo ngại về các chính sách thuế và quy định mới.
Gần đây, các nhà đầu tư mạo hiểm danh tiếng như Marc Andreessen và Ben Horowitz đã công khai ủng hộ Donald Trump nhờ sự thân thiện của chính trị gia này đối với crypto. Đồng thời chỉ trích chính quyền Joe Biden và Chủ tịch SEC Gary Gensler vì những hành động gây tổn hại cho ngành công nghiệp tiền điện tử.
Một số công ty tiền điện tử hy vọng Kamala Harris sẽ có nhiều chính sách công bằng hơn đối với ngành này. Họ cũng cảm thấy rằng sự sẵn sàng lắng nghe của bà Harris là một dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi so sánh với chính quyền Biden trước đó, nơi việc tổ chức các cuộc gặp gỡ để trao đổi ý kiến gần như không thể.
Nhìn chung, hành động của Kamala Harris nhằm cải thiện mối quan hệ với ngành công nghiệp tiền điện tử diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị. Bà hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp đảng Dân chủ cải thiện hình ảnh và thu hút lại sự ủng hộ từ cộng đồng công nghệ và các nhà đầu tư tiền điện tử trong cuộc bầu cử sắp tới.
Đọc thêm: