Liquid Staking Token là gì? Dòng chảy xuyên suốt trong các dự án LSDFi

ByHanaLuong22/08/2023
LSDFi là một mảng lớn trong thị trường DeFi, mảng này hứa hẹn sẽ là ngòi nổ cho DeFi mùa sau. Các dự án LSDFi ra đời giúp làm tăng tính ứng dụng cho các Liquid Staking Token (LST) từ đó giúp người dùng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nhờ các hoạt động trong hệ sinh thái LSDFi. Cùng tìm hiểu về Liquid Staking Token và lí do tại sao LST được coi là huyết mạch trong các dự án LSDFi trong bài viết dưới đây. 
Liquid Staking Token là gì?
Liquid Staking Token là gì?

1. Liquid Staking Token là gì?

Liquid Staking Token (LST) là các token được tạo ra sau khi người dùng Stake các loại tài sản vào các giao thức Liquid Staking.

LST được chia thành 3 loai chính là Rebasable Token, Reward-bearing Token, Dual-Token.

2. Phân loại Liquid Staking Token

Như đã đề cập ở trên, LST có ba loại chính là Rebasable Token, Reward-bearing Token và Dual-Token. Vậy ba loại này khác nhau như thế nào?

2.1. Rebasable Token (Rebase Token)

Rebasable Token hay Rebase Token là token có thể bán lại. Nguồn cung phụ thuộc vào số lượng ETH Stake thông qua giao thức. Token này được chốt theo tỉ lệ 1:1 với ETH. Một ví dụ về Rebasable Token đó chính là stETH của nền tảng Lido Finance.

Không phải giao thức DeFi nào cũng hỗ trợ Rebasable Token. Chẳng hạn như cặp giao dịch stETH-ETH trên Uniswap gặp sự cố trong việc khởi động lại mã thông báo, điều này có khả năng gây mất phần thưởng stake của stETH. Tức là việc số lượng stETH tự động tăng lên gây ra nhiều khó khăn cho Pool.

Do đó, Lido cho phép người dùng bọc stETH thành wstETH để thuận tiện trong việc tương tác với các giao thức DeFi. wstETH sẽ có số lượng cố định nhưng giá trị của nó sẽ tăng theo thời gian giống Reward-bearing Token.

Rebasable Token
Rebasable Token

Ví dụ về Rebasable Token: Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 LST và lượng LST này sẽ tăng theo thời gian do phần thưởng được cộng vào. Tức là ban đầu khi Stake 1 ETH nhận được 1 LST, sau khi nhận được phần thưởng Staking thì bạn sẽ có 1.01 LST và đổi được 1.01 ETH (sau thời gian Stake ETH bạn đã có lợi nhuận 0.01 ETH).

Cơ chế này có thể được hiểu đơn giản như sau: ban đầu Stake 100 ETH vào mạng lưới Ethereum và nhận về 100 LST. Sau một thời gian từ 100 ETH sinh ra thêm lợi nhuận 10 ETH. Lúc này đang có 110 ETH, mặt khác 100 LST trong ví người gửi ban đầu cũng đã tăng lên thành 110 LST. Nên người gửi có thể dùng 110 LST đổi lại 110 ETH (cả tiền gửi và lợi nhuận) sinh ra tỉ lệ 1:1.

2.2. Reward-bearing Token (Non-Rebase Token)

Reward-bearing Token hay Non-Rebase Token là token mang phần thưởng. Token tăng giá trị theo thời gian để phản ánh phần thưởng đặt cược, tức là giá trị của 1 Token này sẽ lớn hơn 1 ETH. Một ví dụ về Reward-bearing Token điển hình chính là rETH của nền tảng Rocket Pool.

Loại Token này rất thân thiện với DeFi trong việc dễ tích hợp vào sản phẩm. Nhưng việc Token tự tăng giá cũng mang lại nhiều rủi ro đặc biệt khó kiểm soát lợi nhuận.

Reward-bearing Token
Reward-bearing Token

Ví dụ về Reward-bearing Token: Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 LST và lượng LST này sẽ cố định theo thời gian nhưng giá trị nó sẽ tăng nhờ tích lũy của Staking Reward. Tức là ban đầu khi Stake 1 ETH nhận được 1 LST, sau khi nhận được phần thưởng Staking thì cũng chỉ có 1 LST nhưng lại đổi được 1.01 ETH (sau thời gian Stake ETH bạn đã có lợi nhuận 0.01 ETH).

Cơ chế này có thể được hiểu đơn giản như sau: ban đầu Stake 100 ETH vào mạng lưới Ethereum và nhận về 100 LST. Sau một thời gian từ 100 ETH sinh ra thêm lợi nhuận 10 ETH. Lúc này đang có 110 ETH nhưng chỉ có 100 LST được đúc từ vị thế đó nên lúc này 1 LST có giá 1.1 ETH.

2.3. Dual-Token

Đối với Dual-Token (token kép) sẽ bao gồm 2 loại là Base Token (token cơ sở) và Teward Token (token phần thưởng).

Khi Stake ETH vào, giao thức sẽ mint ra một trong 2 loại Token là token chính được chốt 1:1 với ETH (Base Token) hoặc token mang phần thưởng tích lũy. Dự án điển hình như Frax Finance.

Đối với mô hình này thì dạng Base Token được chốt 1:1 với ETH giống stETH. Nhưng Base Token sẽ không mang lại lợi nhuận từ Staking, nó chỉ thể hiện cho lượng ETH đã Stake và có thể giao dịch và được sử dụng rộng rãi trong thị trường DeFi. Còn dạng Teward Token sẽ tích lũy phần thưởng Staking, nó nhận luôn phần thưởng mà lượng ETH ở dạng Base Token kiếm được nhưng Teward Token không được sử dụng rộng rãi trong DeFi.

Ví dụ về Dual-Token: Khi người dùng gửi vào giao thức 1 ETH, họ sẽ nhận được 1 frxETH và lượng frxETH này là cố định, được chốt 1:1 với ETH. Khi nắm giữ frxETH, người gửi không nhận được Staking Reward nhưng có thể cung cấp thanh khoản trên Curve để kiếm lợi nhuận hoặc sử dụng trong thị trường DeFi. Hoặc có thể Stake frxETH vào Frax để nhận về sfrxETH, sfrxETH là loại token cố định nhưng có giá trị tăng theo thời gian nhờ tích lũy tất cả các phần thưởng Staking.

3. Thống kê số liệu của các Liquid Staking Token

Tỷ trọng các loại LST trong hệ sinh thái LSD
Tỉ trọng các loại Liquid Staking Token trong hệ sinh thái LSD - Nguồn: Dune

Đối với các LST trong thị trường LSDfi thì stETH và wstETH đang là thanh khoản hàng đầu. Nhờ Lido Finance có lượng ETH Staking nhiều nhất.

Xếp sau là các LST như rETH của Rocket Pool, sfrxETH của Frax Finance và mội số LST từ các nền tảng khác.

4. Kết luận

LSDFi đang có tiềm năng để trở thành một trend lớn, do đó việc tìm hiểu chi tiết về Liquid Staking Token là một việc quan trọng giúp bạn có những cái nhìn tổng quan về ngách tiềm năng này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

HanaLuong

HanaLuong

Bitcoin is a technological tour de force. — Bill Gates

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan