Pendle Finance là gì? Giao thức LSDFi Yield Trading trên Ethereum

ByVitNhoNho10/05/2023
Pendle Finance nổi lên như một nền tảng dẫn đầu trong ngách LSDFi sau khi tài sản được khoá trong nền tảng liên tục tìm tới ATH. Ngoài ra, Pendle Finance cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều quỹ đầu tư lớn trong thị trường và cũng là dự án đầu tiên về LSDFi được niêm yết trên sàn giao dịch Binance. Vậy Pendle Finance có điểm gì đặc biệt, hãy cùng Theblock101 tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Pendle Finance là gì?
Pendle Finance là gì?

1. Ý tưởng

1.1. Pendle Finance (PENDLE) là gì?

Pendle Finance là giao thức LSDFi Yield Trading được xây trên Ethereum. Hiểu một cách đơn giản, Pendle Finance cho phép người dùng có thể sử dụng lợi nhuận trong tương lai để kiếm lời ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Khi bạn gửi 1 stETH vào Pendle Finance, ở đây mình ví dụ APY là 10% thì sau 1 năm bạn sẽ nhận được 1 stETH (gốc) và 0.1 stETH (lãi). Thay vì phải chờ hết 1 năm để nhận về 1 stETH thì bạn có thể nhận luôn 0.1 stETH ngay tại thời điểm bạn gửi 1 stETH vào giao thức.

Bạn có thể sử dụng 0.1 stETH này để tham gia vào các hoạt động DeFi khác, hoặc nếu cho rằng trước cuối năm giá ETH sẽ giảm mạnh, bạn có thể bán 0.1 stETH ra stablecoin sau đó chờ mua lại với giá thấp hơn.

Ngoài ra, Pendle cho phép người dùng mua tài sản với giá chiết khấu, thu được lợi suất cố định hoặc lợi suất DeFi dài hạn.

Pendle Finance là gì?
Mua tài sản qua Pendle

1.2. Nguồn gốc

Ý tưởng về Pendle Finance xuất hiện vào khoảng thời gian DeFi Summer năm 2020. Khi những nhà đồng sáng lập tham gia farming bởi APY của một vài loại token khá cao. Với lợi suất cao, các nhà sáng lập của dự án nhận ra không có cách nào để khóa APY lại. Nhận thức này khiến đội ngũ sáng lập suy nghĩ về tính khả thi của các sản phẩm có lãi suất cố định trong crypto. Từ đó Pendle Finance đã được ra đời.

2. Sản phẩm

2.1. Tổng quan về sản phẩm

Pendle v1 đã được ra mắt vào tháng 6 năm 2021, cho phép giao dịch lợi tức (yield trading) onchain.

Pendle V1 đã hoạt động khá tốt. Điều này được chứng minh qua các con số như $350M về khối lượng giao dịch và hơn $70M TVL vào thời gian đỉnh điểm.

Sau đó, dự án đã nghiên cứu về cách tối ưu hóa AMM, liên tục cải thiện UX và sản phẩm của mình.

Pendle đã giới thiệu nhiều thay đổi trong V2:

  • Một AMM tốt hơn để tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản
  • Kích hoạt permissionless listing để có quy trình listing tài sản liền mạch hơn
  • Giao diện người dùng đơn giản và chuyên nghiệp để phục vụ cho nhiều người dùng hơn.

2.2. Công nghệ lõi

Các công nghệ lõi của Pendle Finance
Các công nghệ lõi của Pendle Finance

2.2.1. Yield Tokenisation của Pendle

Pendle sẽ chia các tài sản mang lại lợi nhuận nào thành các thành phần chính và lợi nhuận riêng biệt để kiểm soát tối đa.

SY

Token SY của Pendle Finance
SY token của Pendle Finance

SY là một loại token tiêu chuẩn, đại diện cho các token mang lại lợi nhuận được wrapped trong các smart contract. Tất cả các token mang lại lợi nhuận có thể được wrapped vào SY. SY mở ra cơ chế mã hóa lợi nhuận (yield tokenization) cho tất cả các token mang lại lợi nhuận trong DeFi, tạo ra một hệ sinh thái permissionless.

Ví dụ: stETH, cDAI và yvUSDC có thể được wrapped thành SY-stETH, SY-cDAI và SY-yvUSDC sau đó chúng sẽ được chuẩn hóa cơ chế tạo lợi nhuận để được hỗ trợ trên Pendle.

Bởi tất cả các SY đều có cùng một cơ chế, Pendle sẽ tương tác với SY làm giao diện chính cho tất cả các token mang lại lợi nhuận.

Principal Token - Token gốc (PT)

PT đại diện cho phần gốc của một tài sản mang lại lợi nhuận cơ bản. Khi đáo hạn, PT có thể được đổi theo tỷ lệ 1:1 cho tài sản cơ bản (ví dụ: 1 PT-stETH được đổi lấy 1 ETH trị giá stETH).

Token PT của Pendle Finance
Token PT của Pendle Finance

Vì giá trị của thành phần lợi nhuận đã được tách ra, nên PT có thể được mua với giá chiết khấu so với tài sản cơ bản. Giả sử không có giao dịch swap, giá trị của PT sẽ tiếp cận và cuối cùng khớp với giá trị của tài sản cơ bản khi đáo hạn và tính năng redeem sẽ được kích hoạt.

Giá trị cuối cùng đã biết của PT (so với tài sản cơ sở) là giá trị thiết lập APY lợi suất cố định của nó.

Ví dụ: 1 PT-stETH sẽ được quy đổi thành 1 ETH (có mệnh giá là stETH).

Ngoài ra, PT cũng là một thành phần cốt lõi của tất cả các pool Pendle AMM.

Yield Token - Token lợi nhuận (YT)

YT đại diện cho thành phần lợi nhuận của một tài sản mang lại lợi nhuận cơ bản. Bằng cách nắm giữ YT, người dùng có quyền nhận được lợi tức của tài sản cơ bản, tỷ lệ được biểu thị là "APY cơ bản" trong ứng dụng Pendle.

Ví dụ: giữ 10 YT-stETH cho phép bạn nhận được tất cả lợi nhuận từ 10 ETH được gửi vào Lido.

2.2.2. Pendle AMM

AMM được cho là sản phẩm khiến Pendle khác biệt. Sản phẩm được thiết kế cho LP, theo đó cấu trúc AMM của Pendle giúp giảm tổn thất tạm thời cho các nhà cung cấp thanh khoản. Nếu một LP giữ tài sản trong pool cho đến khi hết hạn, họ sẽ không phải chịu bất kỳ tổn thất tạm thời nào.

Ngoài ra, Pendle AMM cho phép tích lũy lợi nhuận từ các giao thức cơ bản. Điều này có nghĩa là không có chi phí cơ hội để cung cấp tính thanh khoản trên Pendle, tức là phần thưởng từ giao thức cơ bản sẽ không bị lược bỏ.

Ví dụ: nếu bạn cung cấp thanh khoản trên Pendle bằng cách sử dụng token Aura LP, bạn không chỉ có quyền nhận phần thưởng Pendle mà còn cả token Aura và Balancer!

2.2.3. vePENDLE

Để sở hữu vePENDLE người dùng cần phải khoá PENDLE từ 1 tuần đến 2 năm, thời gian khoá càng lâu càng nhận về nhiều vePENDLE. Lợi ích khi nắm giữ vePENDLE là:

  • Phần thưởng và lượng incentive sẽ nhận được nhiều hơn bởi vì không phải ai cũng sẵn sàng khoá PENDLE.
  • Quyền quản trị giao thức
Lợi ích khi nắm giữ vePENDLE
Lợi ích khi nắm giữ vePENDLE

Một vài điểm nổi bật trong mô hình của vePENDLE:

  • vePENDLE sẽ giảm dần về 0 tại thời điểm unlock chính vì vậy để tăng số lượng vePENDLE sẽ phải kéo dài thời gian stake hoặc tăng số lượng PENDLE được stake.
  • Pendle thu phí 3% từ tất cả lợi nhuận do YT tích luỹ. 100% lượng phí này sẽ được phân phối cho các vePENDLE. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong tương lai.
Số lượng vePENDLE sẽ giảm dần về 0 sau 2 năm
Số lượng vePENDLE sẽ giảm dần về 0 sau 2 năm

2.3. Cơ chế hoạt động của Pendle Finance

Cơ chế hoạt động của Pendle
Cơ chế hoạt động của Pendle

Người dùng nhận được yield-bearing assets (tài sản mang lại lợi nhuận) khi họ gửi tiền vào yield-source.

Ví dụ: DAI được stake trong Compound được hiển thị là cDAI. ETH được stake vào Lido được hiển thị dưới dạng stETH. Ở đây, cDAI và stETH là những ví dụ về tài sản mang lại lợi nhuận (yield-bearing assets).

Cơ chế hoạt động của Pendle có thể hiểu đơn giản như sau:

Bước 1: Người dùng sẽ gửi những Yield-Bearing Token (Token mang lại lợi nhuận) ví dụ stETH vào trong Pendle Finance.

Bước 2: Pendle sẽ bọc những token này thành SY (Tiêu chuẩn phát hành Token mang lại lợi nhuận trong tương lai).

Bước 3: SY sẽ được chia làm 2 loại là PT (Principal Token - Mã thông báo gốc) và YT (Yield Token - Mã thông báo lợi nhuận).

Bước 4: PT và YT sẽ được giao dịch thông qua Pendle AMM.

ví dụ: ETH → stETH → SY-stETH → PT-stETH + YT-stETH. Bạn có thể tìm thấy chức năng này trong Giao diện người dùng Pro sau khi chọn một trong các tài sản.

Giao diện khi gửi stETH vào Pendle Finance
Giao diện khi gửi stETH vào Pendle Finance

2.4. Thành tựu nổi bật

Trong bối cảnh thị trường DeFi ghi nhận sự sụt giảm tới 75% về TVL (tính từ ATH là khoảng $180 tỷ tới thời điểm hiện tại khoảng $40 tỷ) và nhiều giao thức còn giảm tới 80% - 90% về TVL thì TVL của Pendle Finance lại liên tiếp thiếp lập đỉnh mới. Tính tới thời điểm hiện tại TVL của Pendle Finance khoảng $145 tỷ.

TVL của Pendle Finance
TVL của Pendle Finance tính tới thời điểm viết bài - Nguồn: DefiLlama

Ngoài ra, native token của Pendle là PENDLE đã có sự tăng trưởng ấn tượng khoảng ~1900% trong năm 2023. Nếu tính từ mức đáy là khoảng 0.033$/PENDLE tới mức All time hight khoảng 1.75$/PENDLE, token PENDLE đã tăng khoảng ~58 lần. Một mức tăng khá tương đồng với sự tăng trưởng của TVL.

Biểu đồ giá của token Pendle
Biểu đồ giá của token PENDLE

3. Đội ngũ phát triển

Dự án được xây dựng và phát triển bởi những thành viên đến từ Singapore, Malaysia và cả Việt Nam bao gồm:

  • Anton Buenavista: Ông hiện đang đảm nhận vị trí phát triển hệ sinh thái (Ecosystem Growth) tại Pendle Finance. Ông đã từng có hơn 5 năm kinh nghiệm với vai trò lập trình viên tại những công ty công nghệ và blockchain nổi tiếng như Intel, Kyber Network.
  • Jeffrey Soong: Ông hiện đang đảm nhận vị trí Lead Front-end Developer tại Pendle Finance. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm với vai trò là lập trình viên tại một số công ty như Babylist, Tastebean.
  • Long Vuong Hoang: Ông hiện đang đảm nhận vị trí Head of Engineering tại Pendle Finance. Ông đã từng làm việc với vai trò là thực tập sinh lập trình viên tại Jump Trading LLC và FPT Software.

4. Đối tác/Nhà đầu tư

4.1. Nhà đầu tư

Pendle Finance đã kêu gọi được $15,53M qua vòng Private round và Liquidity Bootstrapping Pool.

Nhà đầu tư: CMS Holding, Mechanism Capital, Crypto.com, Lemniscap, Defi Alliance, Spartan, Genesis Block,…

Nhà đầu tư của Pendle
Nhà đầu tư của Pendle Finance

4.2. Đối tác

Hiện tại Pendle Finance đang hợp tác với một số nên tảng DeFi như Balancer, Aura Finance, Ankr, Rocket Pool,…

5. Tokenomics

5.1. Thông tin chung

  • Token name: Pendle Finance
  • Ticker: PENDLE
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Type: Governance, Utility
  • Total Supply: 231,725,335
  • Max Supply: 231,725,335
  • Circulating Supply: 96,950,723

5.2. Phân bổ token

Phân bổ token PENDLE
Phân bổ token PENDLE
  • Incentives: 10%
  • Quỹ hệ sinh thái: 19,2%
  • Team: 5,7%
  • Circulating: 65,1%

Token của team sẽ được vested cho đến tháng 4 năm 2023. Ngoài thời gian này, bất kỳ sự gia tăng nào đối với nguồn cung lưu thông sẽ được đóng góp cho incentives và quỹ xây dựng hệ sinh thái.

Lượng phát thải hàng tuần kể từ tháng 10 năm 2022 là 667.705 với mức giảm 1,1% mỗi tuần cho đến tháng 4 năm 2026. Tại thời điểm này, tokenomics hiện tại cho phép tỷ lệ lạm phát cuối kỳ là 2% mỗi năm cho incentives.

Lịch trả token PENDLE
Lịch trả token PENDLE

6. Lộ trình phát triển

Trong ngắn hạn:

Dự án sẽ củng cố trong lĩnh vực LSDFi: bổ sung thêm danh sách các tài sản phù hợp với định hướng trong LSD và Arbitrum.

Trong dài hạn:

  • Ưu tiên việc cải tiến sản phẩm và UI/UX.
  • Kích hoạt quy trình niêm yết liền mạch và không cần xin phép nhiều loại tài sản mang lại lợi nhuận.

7. Kết luận

Pendle Finance đã tạo ra một giải pháp tài chính đột phá trong ngành DeFi, mở ra một thị trường ngách hoàn toàn mới cho Yield Derivatives. Với mô hình kinh doanh sáng tạo, Pendle Finance giúp người dùng có nhiều cơ hội để tối ưu hóa lợi nhuận với tài sản của mình. Nếu Pendle Finance tiếp tục giới thiệu thêm nhiều chiến lược DeFi hơn, chắc chắn rằng nó sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái DeFi trong tương lai.

Đọc thêm

Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

Thảo luận thêm tại

Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

VitNhoNho

VitNhoNho

Một người yêu thích crypto, liên tục học hỏi, tìm hiểu những nội dung mới nhất trên thị trường

5 / 5 (4Bình chọn)

Bài viết liên quan