theblock101

    Maple Finance là gì ? Nền tảng cho vay doanh nghiệp phi tập trung

    ByKane Blue07/08/2024
    Maple Finance là một nền tảng cho vay trực tuyến dành cho doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 85 các tổ chức và doanh nghiệp vay vốn với tổng số tiền phát vay đã lên đến con số là 4.26 tỷ $ , cùng với đó số tiền lãi đã thu được từ các khoản vay là 58.06 triệu $ . Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu xem Maple Finance là gì và cách thức hoạt động của nó ra sao nhé !

    1. Tổng quan

    Maple Finance là một nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cho vay trực tuyến và kết nối người cho vay và người vay, nhắm đến khách hàng là các tổ chức và doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào người dùng nhỏ lẻ.

    Đây là một thị trường vốn tín dụng dành cho các tổ chức, với mỗi khoản vay tối thiểu là 1 triệu USD và cần được kiểm duyệt bởi giao thức.

    Đáng chú ý, các khoản vay này sẽ ở dạng Over-collateralized, tức là số tiền vay ra sẽ nhiều hơn so với tài sản thế chấp.

    Maple Finance hệ sinh thái cho vay phi tập trung

    2. Sản phẩm 

    2.1. Lending Pools

    Giống như các giao thức cho vay khác, Maple Finance đóng vai trò trung gian giữa các bên cho vay và bên vay, tập trung vào phân khúc khách hàng là các tổ chức với khoản vay tối thiểu là 1 triệu USD.

    Hiện nay đang có 6 Pool trong đó có 5 Pool USDC và 1 Pool WETH

    Các Pool hiện tại trên Maple Finance
    Các Pool hiện tại trên Maple Finance

    2.2. Staking MPL

    Ngoài hoạt động cho vay, Maple còn cung cấp giao diện staking cho những người sở hữu MPL.

    Người dùng có thể stake MPL và nhận lại xMPL. Khi nắm giữ xMPL, người dùng sẽ được hưởng một phần doanh thu từ hệ sinh thái.

    Staking MPL trên Maple Finance để nhận xMPL
    Staking MPL trên Maple Finance để nhận xMPL

    3. Maple Finance hoạt động như thế nào

    3.1. Thành phần chính

    • Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers hoặc Lenders): Đây là những người đóng góp vốn vào pool để cho vay và nhận lãi suất từ người đi vay.

    • Người đi vay (Borrowers): Các tổ chức vay vốn phải gửi yêu cầu và trải qua quy trình thẩm định từ các Pool Delegates để được phê duyệt về hạn mức vay, lãi suất, ngày đáo hạn và tỷ lệ tài sản thế chấp (under-collateral) khi vay.

    • Người tạo và quản lý Pool (Pool Delegates): Pool Delegates sẽ đặt cược một lượng tài sản vào để tạo Pool, sử dụng số này như một biện pháp bảo hiểm khi bên vay không thể trả nợ. Họ cũng chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định có phê duyệt khoản vay cho một tổ chức cụ thể hay không.

    • Cover Providers: Là những người đóng góp tiền với vai trò bảo hiểm cho Pool, họ sẽ chịu thiệt hại đầu tiên nếu bên vay không thể trả nợ.

    Thành phần và quy trình hoạt động trong Maple Finance
    Thành phần và quy trình hoạt động trong Maple Finance

    3.2. Quy trình

    1. Đội ngũ Maple phê duyệt và kiểm định các Pool Delegates.

    2. Các Pool Delegates nạp tiền và tạo Pool, sau đó thiết lập các chiến lược và quy định trong Pool (như lãi suất, yêu cầu, số tiền, v.v.). Trên Maple, có nhiều Pool hoạt động đồng thời với các yêu cầu khác nhau.

    3. Liquidity Providers chọn các Pool phù hợp và cung cấp tiền vào đó.

    4. Borrowers (các tổ chức) gửi yêu cầu vay kèm theo các thông tin cần thiết khác (như thông tin tổ chức, mức độ uy tín, số tiền vay, v.v.).

    5. Sau đó, các Pool Delegates sẽ xét duyệt yêu cầu vay từ các tổ chức. Nếu được chấp thuận, tổ chức có thể rút tiền từ Pool do Delegates quản lý và cần thế chấp một lượng tài sản để đảm bảo. 

    6. Borrowers phải trả lãi định kỳ, và lãi suất sẽ được phân bổ cho các Liquidity Providers, Delegates, và Stakers. 

    7. Khi đến hạn, Borrowers phải trả nợ. Trong trường hợp không đủ khả năng trả nợ, Pool Delegates sẽ thanh lý tài sản thế chấp của Borrowers để trả lại cho các Lenders. Nếu vẫn không đủ, sẽ sử dụng tiền trong Pool để hoàn trả, với thiệt hại đầu tiên thuộc về Delegates, sau đó là các Liquidity Providers.

    3.3. Maple Finance kiếm doanh thu từ đâu ?

    • Origination Fees (Establishment Fees): Phí khởi đầu khi thiết lập khoản vay, được cấn trừ trực tiếp từ tài sản thế chấp của người vay. Phí này cố định ở mức 0.99%, trong đó 0.66% thuộc về Maple Treasury và 0.33% còn lại được chia cho các Pool Delegates.
    • Service Fees: Phí dịch vụ, được tính thêm vào lãi suất gộp.
    • Management Fees: Phí quản lý, tính trên số lãi mà người vay phải trả.

    Ngoài ra theo whitepaper thì 50% doanh thu sẽ được sử dụng để mua lại MPL.

    Mapple Finance doanh thu thành tựu
    Con số đạt được tính đến thời điểm hiện tại

    4.Tokenomics

    4.1. Thông tin token

    • Mã token: MPL
    • Blockchain: Ethereum
    • Contract: 0x33349b282065b0284d756f0577fb39c158f935e6
    • Tổng cung: 10,000,000 MPL
    • Cung lưu thông: 7,834,419 MPL (tại thời điểm viết bài)
    • Marketcap : $97,595,434 (tại thời điểm viết bài)
    • FDV: $124,572,648 (tại thời điểm viết bài)

    4.2. Phân bổ token

    Phân bổ token
    Phân bổ token
    • Maple Treasury: 14%
    • Seed Investors: 26%
    • Public Auction: 5%
    • Liquidity Mining: 30%
    • Team và cố vấn: 25% 

    4.3. Lịch trả token

    • Hiện tại toàn bộ token đã được unlock

    4.4. Tiện ích token

    • Token quản trị của Maple Finance.
    • Các Pool Delegates sẽ stake một lượng MPL-USDC nhất định vào Pool ban đầu để làm tài sản đảm bảo.
    • Stake MPL Token để nhận lại xMPL, nắm giữ xMPL sẽ được hưởng phí từ giao thức

    4.5. Mua MPL ở đâu ? 

    MPL có thể được giao dịch trên cả sàn DEX và CEX như: Kraken, Coinbase, Uniswap (V2), BingX, Gate...

    5. Đội ngũ 

    Bao gồm 26 thành viên đến từ nhiều công ty khác nhau như BlockFi, Kraken, Bank of America, Microsoft, Gemini, và MakerDAO.

    Đội ngũ Maple Finance
    Đội ngũ Maple Finance
    • Sid Powell là CEO và Co-Founder của Maple Finance, ông đã tham gia vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá hơn 3 tỷ USD, thành lập và quản lý một chương trình tài trợ trái phiếu trị giá hơn 200 triệu USD, và từng quản lý Kho bạc tại một công ty FinTech cho vay thương mại. 
    • Joe Flanagan là Co-Founder cũng có thành tích nổi bật, đạt CFA level III chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán, ngoài ra ông còn có nền tảng về lập trình cơ bản, công nghệ thông tin cũng như phần mềm kế toán khi đã từng làm việc tại ngân hàng quốc gia Úc rất nhiều công ty tài chính công nghệ khác.

    6. Nhà đầu tư và đối tác

    Maple Finance đã trải qua 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền huy động được là 8.9 triệu $ bao gồm 1 số quỹ nổi bật như Alameda Research, Framework Ventures, Cluster Capital, BitScale, One Block Capital, Polychain Capital v.v

    Nhà đầu tư của Maple Finance
    Nhà đầu tư của Maple Finance

    Trong số tiền kêu gọi được, có 2.5 triệu $ đến từ IDO đã được diễn ra tên Balancer Liquidity Bootstrapping Pool (LBP)

    Thông tin về IDO Maple Finance
    Thông tin về IDO Maple Finance

    Vì chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp và tổ chức, Maple Finance thường thiết lập mối quan hệ với các bên cung cấp vốn là Pool Delegates như Celsius, Maven11 Capital, Credora, và các tổ chức tương tự.

    Đối tác của Maple Finance
    Đối tác của Maple Finance

    Các bên đi vay tại Maple đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu cho dự án. Một số đối tác tiêu biểu đã vay vốn từ Maple bao gồm Alameda Research, Intero Trading LLC, Wintermute Trading, DV Group, và Amber Group

    7. Lộ trình phát triển 

    Updating....

    8. Tổng kết 

    Trên đây là bài viết về Maple Finance, hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại nhóm BigcoinVietnam để được giải đáp.

    Cập nhật thêm về dự án tại:

    Đọc thêm:

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    Kane Blue

    Kane Blue

    Consistency is the key

    5 / 5 (1Bình chọn)

    Bài viết liên quan