Với sự phổ biến là thế nhưng liệu có phải ai cũng có thể phân biệt được các loại NFT? Hãy cùng tìm hiểu 5 loại NFT phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây!
Tổng quan
NFT (Non-Fungible Token) hay token không thể thay thế đã không còn là thuật ngữ xa lạ với những người chơi crypto. Kể từ khi hình thành, NFT đã tạo ra những làn sóng lớn thu hút thêm người dùng vào thị trường qua nhiều ứng dụng đa dạng.
Nhìn chung, có 5 loại NFT đang thịnh hành trên thị trường, bao gồm:
Mỗi loại NFT có một đặc điểm và vai trò riêng. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về 5 loại NFT phổ biến nhất này nhé!
I. Ảnh đại diện (PFPs/ Avatar)
Ảnh đại diện (avatar), ảnh hồ sơ (profile) hay viết ngắn gọn là PFP là một loại NFT phổ biến mà người dùng có thể sử dụng để làm ảnh đại diện cá nhân trong web3. Mỗi bộ sưu tập PFP đặc trưng cho những tính cách và phong cách riêng của người sở hữu.
Với vai trò quan trọng, PFPs đóng vai trò làm cầu nối giúp thể hiện tính cá nhân và sự độc đáo của người dùng trong không gian kỹ thuật số. Chúng cho phép người dùng tạo dấu ấn cá nhân và tương tác với cộng đồng trong các dự án NFT và metaverse. Không chỉ dừng lại ở đó, PFPs cũng có thể trở thành biểu tượng của danh tiếng và sự kết nối trong cộng đồng web3.
Một số bộ sưu tập PFPs nổi tiếng có thể kể đến như:
- Cryptopunks
- Bored Ape Yatch Club
- Azuki
- Pudgy Penguins …
II. NFT "game hoá" (Gamified NFTs)
NFT “game hoá” (Gamified NFTs) là một khái niệm nổi lên vào năm 2021 - thời điểm nở rộ của thị trường GameFi. Đây là thuật ngữ chỉ các NFT được sử dụng trong game.
Gamified NFTs kết hợp giữa yếu tố game và sở hữu tài sản số tạo ra trải nghiệm thú vị cho người dùng và có thể hỗ trợ người dùng kiếm thêm thu nhập khi tham gia trải nghiệm game.
Các dự án nổi bật: Axie Infinity, The Forge (Yuga Labs), Gods Unchained…
III. Sưu tầm (Collectibles)
NFT sưu tầm là một loại tài sản kỹ thuật số duy nhất được tạo ra trên blockchain mà người dùng có thể sưu tầm hoặc giao dịch.
Việc sở hữu và giao dịch NFT sưu tầm không chỉ đem lại niềm vui sưu tầm cho hodlers; người sở hữu có thể trưng bày, chia sẻ và trải nghiệm các tác phẩm NFT độc đáo của mình, đồng thời tham gia vào các hoạt động giao dịch trong cộng đồng sưu tầm.
Qua đó, NFT sưu tầm không chỉ mang lại giá trị cá nhân mà còn góp phần tạo nên giá trị cộng đồng và sự phát triển của thị trường NFT nói chung.
Bộ sưu tập có volume sale cũng như danh tiếng nhất là NBA Topshot (BST khoảnh khắc của các cầu thủ bóng rổ). Ngoài ra có thể kể đến các BST của RTFKT, Adidas và Porscher..
IV. Domain name
Domain dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tên miền là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet - nơi mà người dùng có thể sử dụng để search trên trình duyệt và truy cập vào một website bất kỳ.
Trong web3, Domain name có thể đóng vai trò như 1 địa chỉ ví, giúp người dùng định danh cá nhân. Domain name có thể được đăng kí miễn phí, mua bán giao dịch tại các thị trường thứ cấp.
Dự án domain name có tiếng: ENS (Ethereum Domain Name), Unstoppabledomains.
V. Nghệ thuật (Generative Art)
Đây là loại NFT thường được sử dụng để đại diện cho tác phẩm nghệ thuật số như tranh, video, âm nhạc và ảnh động. Các nghệ sĩ và người sáng tạo sử dụng NFT để bảo vệ quyền sở hữu và xác định giá trị cho các tác phẩm của mình.
Đây là loại NFT khó tiếp nhận người dùng phổ thông bởi để có thể đánh giá được giá trị của NFT cần có chuyên môn cao.
Ví dụ:
VI. Kết luận
Tóm lại, hiện nay có 5 loại NFT tiêu biểu bạn cần biết, đó là: PFP (Ảnh đại diện); Game; Collectibles (Bộ sưu tập); Domain name (Tên miền) và Art (Nghệ thuật).
Mỗi loại NFT đều đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình - phát triển thị trường NFT. Hơn nữa, các loại NFT còn góp phần gia tăng tiềm năng sáng tạo và giá trị của chúng trong không gian kỹ thuật số.
Ngoài 5 loại NFT nêu trên có thể kể đến một nhóm NFT khác đó là thời trang. Tuy nhiên nhóm NFT này hiện đang ở giai đoạn sớm, chưa tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Đọc thêm: