theblock101

    GameFi là gì? Tìm hiểu chi tiết về GameFi

    ByHanaLuong31/07/2023
    Một trong những từ khóa hot nhất trong nửa sau năm 2021, và có thể là 2022, đó là GameFi. Vậy GameFi là gì ? GameFi được cấu tạo bởi những yếu tố nào? Anh em đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết.

    1. GameFi là gì?

    GameFi (Game + Finance) là hình thức phát triển mới của các trò chơi dựa trên blockchain, kết hợp yếu tố DeFi (tài chính phi tập trung).

    Đây là một xu hướng mới trong ngành game, nhằm tạo ra môi trường ảo cho người chơi có thể kiếm tiền và sở hữu tài sản kỹ thuật số thông qua việc tham gia vào các hoạt động trong trò chơi.

    Trong GameFi, người chơi có thể tham gia vào các trò chơi kỹ năng, chiến lược và phiêu lưu để kiếm tiền và tài sản kỹ thuật số.

    Các trò chơi này sử dụng công nghệ chuỗi khối và Non-Fungible Tokens (NFT) để tạo ra các vật phẩm trong game và các chiến lược khác nhau cho phép người chơi sở hữu và giao dịch tài sản kỹ thuật số trên các nền tảng NFT Marketplace.

    GameFi đem lại cơ hội kiếm tiền và trải nghiệm mới mẻ cho người chơi, điều này khác biệt so với các tựa game truyền thống. Người chơi có thể tận hưởng niềm vui chơi game cùng lúc kiếm thu nhập và xây dựng tài sản kỹ thuật số của riêng mình.

    Gamefi là gì
    GameFi là gì?

    Xét theo một mặt nào đó, các trò chơi này cũng là một dự án DeFi thông thường, bởi vì chúng hoạt động dưới một cơ chế kinh tế thực thụ thông qua những thành phần mà mình sẽ nói bên dưới. Theo ước tính của Zion Market Research, quy mô Thị trường GameFi toàn cầu được định giá khoảng $10,2B USD vào năm 2022 và ước tính sẽ đạt khoảng $95,3B USD vào năm 2030.

    2. Các mô hình của GameFi là gì

    2.1. Play-to-Earn (P2E)

    P2E (Play-to-Earn) là mô hình phổ biến trong hầu hết các dự án GameFi. Khác với các tựa game truyền thống yêu cầu người chơi bỏ tiền để mua game nhưng không đem lại lợi nhuận tài chính, P2E cho phép người chơi tham gia miễn phí và kiếm tiền thông qua trải nghiệm chơi game.

    Mô hình P2E thường tồn tại dưới hai dạng chính:

    • Dạng miễn phí: Một số game không yêu cầu người chơi đầu tư tiền mua vật phẩm và cho phép chơi miễn phí vẫn có cơ hội nhận phần thưởng tài chính. Tuy nhiên, loại game này ít phổ biến và có thể tương tự như việc tham gia các nhiệm vụ testnet hoặc retro trên nền tảng DeFi Blockchain.
    • Dạng đầu tư: Đa phần lớn các game GameFi sẽ yêu cầu người chơi bỏ vốn đầu tư để mua các vật phẩm như NFT (Non-Fungible Token), Mystery box... để tham gia game. Các vật phẩm này có thể được bán trong các vòng giới hạn như whitelist, ICO hoặc sau đó trên Marketplace của game. Người chơi sẽ sử dụng các vật phẩm này trong quá trình chơi game, tham gia các nhiệm vụ, thi đấu với người chơi khác... để kiếm phần thưởng như token và NFT, sau đó có thể giao dịch và trao đổi để thu lợi nhuận.

    Mô hình GameFi P2E mang đến cơ hội kiếm tiền và tận hưởng trải nghiệm chơi game đồng thời tạo ra sự kết nối giữa công nghệ chuỗi khối và thị trường trò chơi truyền thống.

    Play to Earn
    Play to Earn

    Các game Play to Earn tồn tại một số vấn đề như:

    • Thiếu tính sáng tạo

    Các tựa game Play to Earn thường không có nhiều tính sáng tạo trong cách chơi; đôi khi đọc kĩ thì thấy nó chẳng khác gì Axie Infinity (cơ chế hai token, cách chơi, đồ hoạ,…), ngoại trừ tuyến nhân vật, cốt truyện. Suy cho cùng GameFi nguồn gốc vẫn là từ Game do đó yếu tố giải trí vẫn nên đặt lên hàng đầu để thu hút được nhiều người chơi hơn.

    • Thiếu kém người dùng nên không tạo ra được nền kinh tế trong game

    Do vấn đề về đồ hoạ cũng như tựa game nhàm chán, thiếu tính sáng tạo

    • Lạm phát token, NFT

    Người chơi tham gia trò chơi trước tiên phải mua tài sản trong trò chơi (NFT), tài sản này sẽ tạo ra token với tổng nguồn cung cấp không giới hạn (ví dụ như SLP ở Axie Infinity).

    Mặc dù người chơi có thể sử dụng các mã thông báo này trong hệ sinh thái trò chơi, nhưng sự hiện diện của thị trường cho phép người chơi bán token và NFT.

    Với số lượng lớn token được tích luỹ theo thời gian, áp lực bán trên thị trường sẽ gia tăng và lạm phát không thể tránh khỏi.

    2.2. Move to Earn (M2E)

    Move-to-Earn (M2E) là mô hình mới được phát triển sau, dựa trên yếu tố của GameFi nói chung và P2E nói riêng. Hiểu một cách đơn giản, Move to Earn là một hình thức mà ở đó người dùng có thể kiếm tiền bằng cách chuyển động của bản thân như chạy bộ, đi bộ.

    Những chuyển động sẽ được ghi lại bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến, GPS, trên điện thoại.

    M2E phát triển như một giải pháp đáng chú ý cho việc kết hợp giữa việc chơi game và thể dục, giúp người chơi vừa tham gia trò chơi vui vẻ vừa tập luyện, duy trì sức khoẻ và kiếm tiền. Các dự án nổi tiếng như STEPN, SWEAT... là những ví dụ điển hình cho sự bùng nổ của mô hình M2E.

    M2E cũng chia làm hai dạng tương tự như P2E. Người chơi có thể tham gia miễn phí và nhận phần thưởng token như SWEAT, hoặc phải đầu tư mua NFT để tham gia chơi như STEPN. Cả hai hình thức này đều mang lại phần thưởng là token và có thể được giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch crypto tập trung.

    M2E tạo ra sự kết hợp độc đáo giữa giải trí, thể dục và kiếm tiền, thu hút sự quan tâm của đông đảo người chơi và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng Crypto và GameFi.

    Move to Earn
    Move to Earn

    Nền kinh tế Move-to-Earn “sớm nở tối tàn”

    Ở đây mình sẽ phân tích chính vào dự án StepN - dự án hàng đầu của hình thức này. Có hai lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của mô hình Move-to-Earn

    • Chủ quan: mô hình kinh tế của StepN đi theo vết xe đổ của Axie Infinity
    • Khách quan: ảnh hưởng từ các chính sách của Trung Quốc và niềm tin cộng đồng bị lung lay

    Sa vào vết xe đổ của Axie Infinity

    StepN sở hữu nền kinh tế tương tự như Axie Infinity. Nếu trong Axie Infinity, người chơi burn AXS và SLP để tạo ra Axie thì với StepN, người chơi mint NFT Sneaker bằng GMT và GST.

    Cả Axie Infinity và StepN đều phụ thuộc vào lượng người chơi mới để tạo lợi nhuận cho những người chơi hiện tại. Khi nhu cầu cho NFT Sneaker giảm, giá trị của chúng trên thị trường cũng sẽ giảm đi, đồng nghĩa với việc ít hơn giày thể thao NFT mới được tạo ra. Điều này có thể dẫn đến giảm cầu cho các đồng token GST và GMT và khiến giá của chúng giảm xuống.

    Trong khi đó, người chơi hiện tại vẫn có cơ hội kiếm thêm GST và GMT, và sau đó có thể bán chúng trên thị trường. Tuy nhiên, lượng lớn các token này được bán ra có thể tạo áp lực giảm giá đồng token, do đó dẫn đến giá giảm.

    Hai token GST và GMT mất giá trầm trọng

    Mô hình M2E mất dần dòng vốn mới

    StepN chứng kiến sự sụt giảm mạnh và liên tục trong lượng người dùng mới. Tính từ tháng 5/2022, lượng người dùng của StepN liên tục giảm.

    Active User hàng tháng của StepN giảm liên tục. Nguồn: Dune.com
    Lượng nạp rút SOL từ StepN

    Ngừng hỗ trợ Move-to-Earn cho người dùng Trung Quốc

    Dừng Hỗ Trợ Move-to-Earn cho Người Dùng Trung Quốc Ngoài vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh, StepN còn phải đối mặt với những tác động không lường trước. Một trong những tác động đáng kể là quyết định chặn người dùng Trung Quốc vào tháng 5/2022.

    Khi thông báo về việc chặn truy cập của người dùng Trung Quốc được đưa ra, người chơi trong khu vực này đã nhanh chóng thực hiện việc rút toàn bộ tài sản còn lại khỏi tài khoản StepN.

    Có vẻ như sự "rời bỏ cuộc chơi" của một quốc gia có dân số hàng tỷ đã gây ra một cuộc biến động không thể dự đoán trước cho StepN.

    3. Thành phần chính của các dự án GameFi là gì

    Các dự án trong lĩnh vực GameFi đa dạng, tuy nhiên, chúng đều xoay quanh các thành phần cốt lõi sau:

    3.1. NFT (Non-Fungible Tokens)

    NFT là yếu tố quan trọng trong GameFi, đại diện cho các nhân vật, vật phẩm hoặc tài sản trong trò chơi. Các NFT có thể là nhân vật chính hoặc phụ trong game.

    Ví dụ, trong game Cyball, các cầu thủ sẽ được tạo thành dưới dạng NFT; còn trong game Mines of Dalarnia, người chơi sẽ nhập vai là thợ đào mỏ, và các NFT tượng trưng cho vẹt hoặc khỉ đi kèm.

    Thông thường, NFT sẽ được mở bán trong đợt gọi vốn, giống như việc bán token, nhưng không yêu cầu bất kỳ điều kiện đặc biệt (như Staking hoặc sở hữu một số lượng token bắt buộc), cho phép bất kỳ ai muốn tham gia mua NFT đều có thể tham gia.

    3.2. Token

    Phần lớn dự án GameFi sử dụng hai loại token sau:

    • Token quản trị: Đây là token chính của game, thường có số lượng giới hạn. Tương tự như các dự án truyền thống, token quản trị này đóng vai trò quản lý và điều hành các hoạt động trong game, phục vụ cho mục tiêu và cơ chế của dự án.
    • Token thưởng: Đây là token dùng để thưởng cho người dùng khi tham gia các hoạt động trong game, và cũng được sử dụng để mua sắm và sử dụng các chức năng trong game. Thường thì số lượng token thưởng không bị giới hạn, cho phép người chơi tích lũy và sử dụng chúng để tăng trải nghiệm chơi game.

    Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong GameFi, tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn trong việc tham gia và trải nghiệm các trò chơi kết hợp với các yếu tố tài chính phi tập trung.

    4. Các mô hình DeFi trong GameFi

    Các Mô hình DeFi trong GameFi: Stake, Farming và DAO

    GameFi mang đến môi trường độc đáo cho việc kết hợp giữa Game và DeFi (tài chính phi tập trung), tạo ra nhiều cơ hội thu nhập cho người chơi. Trong GameFi, có ba mô hình DeFi phổ biến được ứng dụng, bao gồm:

    4.1. Stake

    Một số dự án GameFi cho phép người chơi nhận token thưởng và cung cấp tùy chọn để đặt cược (stake) những token này trong các pool để kiếm lãi suất. Đây tương tự như DeFi trong Blockchain, các pool sẽ thiết lập mốc thời gian stake và tỷ lệ lãi suất (APR) để người chơi lựa chọn.

    4.2. Farming

    Một số dự án GameFi cho phép người chơi tham gia Farming hai loại token, bao gồm token chính và token phụ (với dự án có hai loại token) hoặc tạo use case bằng cách Farming token chính với token từ nền tảng khác để nhận lợi nhuận dưới dạng token thưởng.

    Đối với các dự án GameFi NFT, người chơi có thể gửi NFT rảnh rỗi vào quá trình Farming để nhận được token thưởng thay vì chỉ đơn thuần chơi game. (Ví dụ: SpaceSip…)

    4.3. DAO

    Một số dự án GameFi cho phép cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định của họ thông qua tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Các thành viên trong cộng đồng có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các bản cập nhật trong tương lai, tạo nên sự minh bạch và tính cộng đồng trong phát triển dự án.

    Các mô hình DeFi này mang đến tính ứng dụng cao và giá trị tài chính trong GameFi, thúc đẩy sự phát triển và tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền hấp dẫn cho người chơi tham gia.

    5. Một số dự án GameFi nổi tiếng

    5.1. Axie Infinity

    Giao diện của Axie Infinity Game

    Axie Infinity là tựa game mở đầu cho trào lưu Play to Earn, hay nói cách khác, nhờ Axie Infinity, cộng đồng mới tìm hiểu về GameFi.

    Để tham gia vào trò chơi Axie Infinity, người chơi cần mua các Axie (NFT đại diện cho nhân vật trong trò chơi) trên NFT Marketplace. Sau đó, họ sẽ xây dựng một đội hình gồm 3 Axie để đấu với người chơi khác trong các chế độ chơi khác nhau. Thông qua các trận đấu và hoàn thành nhiệm vụ, người chơi có thể kiếm được token Smooth Love Potion (SLP) là phần thưởng.

    Trong tháng 11/2021, Axie Infinity đạt đỉnh cao với sự hấp dẫn của trò chơi và thu hút tới 2.7 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trên nền tảng của mình. Axie Infinity đã trở thành một trong những trò chơi GameFi phổ biến nhất và thành công trong việc kết hợp giữa lĩnh vực game và tài chính phi tập trung trên blockchain.

    5.2. The Sandbox

    Giao diện của The Sandbox

    The Sandbox là một thế giới ảo Metaverse độc đáo, nơi người chơi được hòa mình vào việc xây dựng, trải nghiệm và sở hữu các tài sản ảo độc đáo trong trò chơi. Với sự đa dạng và tính sáng tạo của trò chơi, người chơi có thể sử dụng các công cụ mạnh mẽ để xây dựng một thế giới ảo hoàn toàn riêng biệt và tùy chỉnh theo ý thích.

    Trong The Sandbox, người chơi có quyền sử dụng các tài nguyên và công cụ trong trò chơi để xây dựng môi trường, kết nối cộng đồng và tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Những tác phẩm sáng tạo của người chơi có thể được lưu trữ và quản lý thông qua công nghệ blockchain, tạo ra tính độc đáo và không thể thay đổi cho từng tài sản ảo.

    Ngoài việc xây dựng và tận hưởng thế giới ảo, người chơi còn có cơ hội thuê hoặc bán các tài sản ảo của mình trên nền tảng NFT Marketplace.

    Điều này cho phép người chơi giao dịch và chia sẻ thành quả của công sức sáng tạo của họ với cộng đồng, đồng thời nhận được token ETH là phần thưởng xứng đáng.

    6. Kết luận

    Có thể ở thời điểm hiện tại, các dự án GameFi không còn nhiều hoạt động nổi bật. Nhưng trong chu kỳ up trend tiếp theo, chắc chắn GameFi sẽ vẫn quay trở lại và phát triển, vẫn sẽ những dự án Ponzi và tâm lý con người vẫn sẽ không thay đổi. Chúng ta cùng chờ đợi và bên cạnh đó trau dồi cho mình kiến thức và nghiên cứu về các dự án mình đầu tư cùng Theblock101 nhé.

    Đọc thêm

    Disclaimer: Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin, không phải lời khuyên tài chính. Tham gia nhóm chat Bigcoinchat để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường.

    Thảo luận thêm tại

    Facebook:https://www.facebook.com/groups/bigcoincommunity

    Telegram: https://t.me/Bigcoinnews

    Twitter: https://twitter.com/BigcoinVN 

    HanaLuong

    HanaLuong

    Bitcoin is a technological tour de force. — Bill Gates

    5 / 5 (7Bình chọn)

    Bài viết liên quan